Tiết 1: Tập làm văn.CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I.. MỤC TIÊU Giúp HS: -Nắm được cấu tạo ba phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn tả cảnh.. -Phân tích được cấu tạo của một bài v
Trang 1Tiết 1: Tập làm văn.
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I MỤC TIÊU
Giúp HS:
-Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh
-Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Giấy khổ to, bút dạ
-Phần Ghi nhớ viết sẵn vào bảng phụ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nhận xét và rút ghi nhớ.
HĐ1: BT1
-Đọc yêu cầu BT1 và đọc bài “Hoàng hôn trên
sông Hương”
-Cho đọc chú giải
+Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
- Giới thiệu: Sông Hương là dòng sông thơ
mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế Chúng
ta cùng tìm hiểu xem tác giả đã quan sát dòng
sông theo trình tự nào? Cách quan sát ấy có gì
hay?
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+Đọc thầm bài văn
+Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài
-Cho HS trình bày kết quả bài làm
Chốt: Bài văn có 3 phần:
a.Mở bài(từ đầu…yên tĩnh này)
+Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh
b.Thân bài( Mùa thu…chấm dứt)
+Sự đổi sắc của sông và hoạt động của con
người
c.Kết bài(Huế…của nó)
+Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn
HĐ 2: BT2
-1HS -Lớp đọc thầm
-1HS - cuối buổi chiều khi mặt trời mới lặn
-HS thực hiện nhóm đôi làm trên nháp
- 2 nhóm làm trên phiếu
-Đại diện nhóm gắn phiếu -Lớp nhận xét
-HS lắng nghe
Trang 2-Cho HS đọc yêu cầu BT2
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
GV nhận xét và chốt:
-1HS -HS trao đổi nhóm -Đại diện nhóm trình bày -Lớp nhận xét – Bổ sung
+ Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhật xét ấy
+ Khác nhau:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
-Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng
-Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật
-Tả thời tiết, hoạt động của con người
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian với thứ tự:
-Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
-Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn đến lúc tối hẳn -Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn
-Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn
- GV hỏi: Qua ví dụ trên em thấy:
+ Bài văn tả cảnh gồm có những
phần nào?
+ Nhiệm vụ chính của từng phần
trong bài văn tả cảnh là gì?
Ghi nhớ
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
-Minh hoạ cho nội dung ghi nhớ
HĐ 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
tập
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với
hướng dẫn sau:
+ Đọc kĩ bài văn Nắng trưa.
+ Xác định từng phần của bài văn.
+ Tìm nội dung chính của từng phần.
+ Xác định trình tự miêu tả của bài
- HS nêu ý kiến:
+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài,thân bài,kết bài.
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự
thay đổi của cảnh theo thời gian
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cám nghĩ của
người viết
-3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng Cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp -2HS
-2 HS tiếp nối đọc thành tiếng bài văn Nắng trưa.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận , ghi câu trả lời ra giấy
Trang 3văn: mỗi đoạn của phần thân bài và
nội dung của từng đoạn
- Gọi một nhóm dán phiếu lên bảng trình
bày kết quả thảo luận Yêu cầu HS
khác bổ sung ý kiến
- 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất bài giải:
- Kết luận : Bài văn Nắng trưa gồm có 3 phần:
+ Mở bài: Nắng cứ như … xuống mặt đất Nêu nhận xét chung về nắng mưa.
+Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà … thửa ruộng chưa xong Cảnh vật trong nắng
mưa
Thân bài có 4 đoạn:
Đoạn 1: Buổi trưa ngồi trong nhà … bốc lên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội Đoạn 2: Tiếng gì xa vắng thế … mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em
trong nắng trưa
Đoạn 3: Con gà nào … cũng lặng im: Cây cối và cảnh vật trong nắng trưa.
Đoạn 4: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ.
3.Củng cố – dặn dò
- Hỏi: Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa vào vở.
- Yêu cầu HS về nhà quan sát cảnh vật ở nơi mình ở, công viên, đường phố, ruộng đồng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, chiều Ghi lại các kết quả quan sát vào giấy
Trang 4Tiết 2: Tập làm văn.
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I MỤC TIÊU
-Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả
cảnh
-Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-HS sưu tầm tranh, ảnh (hoặc bản ghi những điều quan sát được) về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng
-Giấy khổ to, bút dạ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/Kiểm Tra Bài Cũ
-Gọi 2 HS Lên Bảng Kiểm Tra Nội Dung Bài
Cũ
Nhận Xét, Cho Điểm HS
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ 1: BT 1
-Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
-Yêu cầu hs làm bài theo cặp
gv đi hướng dẫn, giúp đỡ những hs gặp khó
khăn; yêu cầu hs ghi lại các ý chính trong
câu trả lời
-Gọi hs trình bày nối tiếp theo các câu hỏi
Nhận xét và chốt kết quả đúng
a.Những sự vật miêu tả: cánh đồng buổi
sớm: đám mây, vòm trời, những giọt mưa,
những sợi cỏ, những gánh rau, những bó hoa
huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên
cánh đồng; mặt trời mọc
b.Xúc giác: thấy sớm đầu thu mát lạnh; một
vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu sau:
+ HS 1: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh
+ HS 2: Nêu cấu tạo của bài văn Nắng trưa.
-1HS -HS trao đổi nhóm đôi
-Các nhóm trình bày -Lớp nhận xét, bổ sung
Trang 5tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh
bàn chân
Thị giác : thấy đám mây xám đụ, vòm trời
xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi:
người gánh rau và những bó hoa huệ trắng
muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh
đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc lên
trên những ngọn cây xanh tươi
HĐ 2: BT 2
-Cho HS đọc yêu cầu BT
-Giới thiệu tranh ảnh đã chuẩn bị
-Cho HS làm bài
-Chọn HS làm bài tốt: trình bày dàn ý của
mình
Cùng HS nhận xét, sửa chữa coi như một
dàn bài mẫu
-Nhận xét – tuyên dương
3.Củng cố- Dặên dò:
-Hoàn chỉnh dàn ý vào vở
-Chuẩn bị viết đoạn văn tả cảnh như dàn ý
đã làm
-1HS -Một số HS giới thiệu tranh ảnh
-HS lập dàn bài chi tiết vào nháp -Dựa vào dàn ý trình bày
-Lớp nhận xét -1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn
Ví dụ: Dàn ý bài văn tả cảnh
(1) Buổi sáng trong công viên
- Mở bài: Giới thiệu bao quát: Sáng chủ nhật em mẹ cho đi chơi công viên Cảnh tượng nơi đây thật hấp dẫn
- Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật
+ Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người
+ Làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em
+ Mặt hồ lăn tăn sóng gơn
+ Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây Kẽ lá
+ Chim chóc nô đùa, hót líu lo
+ Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ + Các cụ già đi tập thế dục đã ra về
+ Tiếng nhạc vang lên từ những khu vui chơi
+ Trẻ em nô đùa, chạy theo người lớn
- Kết bài: Em rất thích đi công viên vào buổi sáng Không khí đây rất mát mẻ và trong lành