1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de cuong nghien cuu khoa hoc

10 2,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài Nước ta vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp, với khoảng 75% dân số là nông dân. Đời sống của họ gắn liền với nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Để tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cây trồng tăng thêm thu nhập, trong mấy năm qua nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển sang các loại cây trồng khác, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, chi phí đầu tư thấp, nhằm tăng thêm thời vụ, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống người dân. Trong nhiều loại cây trồng đó có các cây rau màu, đặc biệt là cây hành (Allium fistulosum Linn.) hương, nhờ cây hành mà trong nhiều năm liền đời sống người dân nhiều vùng nông thôn đã trở nên khấm khá hơn, nhiều nơi đã thoát nghèo vươn lên khá giả. Theo một số hộ trồng hành cho biết lợi nhuận thu được từ cây hành hương gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Chính vì vậy, ở nhiều vùng cây hành hương đã trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của địa phương. Với nhiều ưu thế vượt trội như vậy, cây hành đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, trong đó vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm đến là quy trình kĩ thuật trồng hành hương. Làm sao tạo ra được môi trường sống thích hợp cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đem lại năng suất cao như mong đợi. Là sinh viên ngành KTNN - KTGĐ thì việc tìm hiểu kỹ thuật trồng hành hương là rất cần thiết. Để từ đó có thể truyền đạt toàn bộ kiến thức đã lĩnh hội được về cách chọn giống, làm đất, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch hành hương cho các em hiểu.Vì phần lớn các em đều xuất thân từ nông dân, nên các kiến thức em học được sẽ là nền tảng để có thể áp dụng vào thực tế sau này. Đồng thời qua đề tài này, chúng tôi có thể áp dụng kỹ thuật trồng hành hương đã nghiên cứu từ các hộ nông dân vào trong sản xuất ở địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “ Khảo sát kỹ thuật trồng hành lá (hành hương) (Allium fistulosum Linn.) ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc tìm hiểu kỹ thuật trồng hành hương của một số hộ nông dân ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp: - Biết được một số đặc tính sinh học và sinh thái của hành hương để từ đó từ đó tạo ra môi trường sống thích hợp. - Tìm hiểu được kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản ở một số hộ nông dân để học tập, phụ vụ nghiên cứu và ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất và sau này. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Giúp cho sinh viên ngành KTNN - KTGĐ có thêm tài liệu để học tập và nghiên cứu. - Bản thân có kiến thức về kỹ thuật trồng hành hương để có thể ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất và sau này có thể truyền đạt lại cho các em học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu Cây hành hương (Allium fistulosum Linn.) được trồng ở các hộ nông dân ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 5. Phạm vi nghiên cứu 1 Nghiên cứu kỹ thuật trồng hành hương của các hộ nông dân ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 6. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sơ lược về hành hương: Đặc tính sinh học và sinh thái. - Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác: Chọn giống, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo trình, một số sách tham khảo, một số trang web có liên quan đến cây hành hương và kỹ thuật trồng . - Phương pháp phỏng vấn, quan sát, tham quan vườn của một số hộ sản xuất. 8. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay, kỹ thuật trồng hành hương là một vấn đề đã và đang được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Cụ thể như: Nguyễn Văn Thắng - Trần Khắc Chi (Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 1999); Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt (Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội - 2000); Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Phạm Văn Hiển, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội); Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (Trồng cây rau ở Việt Nam). - Trước hết là nhóm tác giả Nguyễn Văn Thắng - Trần Khắc Chi với sổ tay người trồng rau, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 1999. Nhóm tác giả này giới thiệu một cách cơ bản về cách trồng các loại, nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kì sinh trưởng. Trong nhiều loại cây rau đó nhóm tác giả có đề cập đến cây hành, cây ngò - Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt với những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội - 2000. Nội dung giới thiệu một cách khái quát các loại rau làm gia vị như hành, ngò… về các đặc điểm : + Đặc tính sinh học. + Kỹ thuât trồng. +Thu hoạch - Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Phạm Văn Hiển, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn với cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Nhóm tác giả này tập hợp kiến thức về các cây và một vài động vật có tác dụng chữa bệnh ở nước ta, về phía nhóm thực vật trong đó có cây hành. Cuốn sách này đề cập đến: + Phân bố, sinh thái. + Cách trồng. + Tính vị, công năng. + Tác dụng dược lý. + Các bài thuốc liên quan. 2 - Nghề trồng cây rau ở Việt Nam của trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng. Quyển sách này nghiên cứu nhiều vần đề của nghề trồng rau ở nước ta cụ thể như: + Phần 1. Những vấn đề cơ bản của nghề trồng rau. Chương I. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau. Chương II. Các biện pháp kỹ thuật cơ bản của nghề trồng rau. Chương III. Sản xuất rau sạch. + Phần 2. Kỹ thuật trồng các loại rau. Phân loại. Kỹ thuật trồng và chăm sóc. 3 Nội Dung Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giá trị và tình hình trồng hành hương ở Việt Nam và trên thế giới 1.1.1 Giá trị ảnh hưởng 1.1.1.1. Giá trị kinh tế Cây hành cho năng suất cao, đạt khoảng 81 triệu đồng/ha. Do đó, bà con nông dân đã tích cực cho luân canh, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống vật chất rất nhiều. 1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng Trong hành lá có chứa vitamin B, C, các chất vôi (calcium), chất sắt, và chất potassium (K). Hành hương còn chứa hàm lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể canxi, photpho, kali. 1.1.2 Tình hình trồng hành hương ở Việt Nam Các địa phương ở miền Bắc, miền Trung trồng hành cũng không nhiều và cũng thường rải rác trên các bờ mương, đất chuyển đổi, đất vườn , miền Nam trồng hành khá phổ biến với diện tích lớn nhất. 1.1.3 Tình hình trồng hành hương trên thế giới Được trồng khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á và châu Mỹ. 1.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại 1.2.1 Nguồn gốc và phân bố Hành hương có nguồn gốc chưa chắc chắn, nhưng cây được trồng đầu tiên ở vùng Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng 200 năm trước công nguyên và Nhật Bản vào thế kỷ thứ V sau công nguyên. 1.2.2 Phân loại Bảng 1.1 Phân loại cây hành [9] Phân loại khoa học Giới (regnum) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Monocots Bộ (ordo) Asparagales Họ (familia) Alliaceae Chi (genus) Allium Loài (species) A. fistulosum Tên hai phần Allium fistulosum Linnaeus 1.3 Hình thái thực vật của hành hương Cây thảo, sống hằng năm. Cao khoảng 30 - 50cm. Thân hình nhỡ, rộng 0,7 - 1cm, đẻ nhiều nhánh. Lá hình trụ rỗng, nhẵn, mọc thành túm từ thân hành, đầu thuôn nhọn, đường kính 4 - 8mm. Quả nang hình tròn, hạt hình ba cạnh, màu đen. 1.4 Yêu cầu ngoại cảnh đối với hành hương 1.4.1 Nhiệt độ và ánh sáng 1.4.1.1 Nhiệt độ 4 Nhiệt độ ảnh hưởng đến các giai đoạn: Nảy mầm của hạt, thời kì cây con, sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực. 1.4.1.2 Ánh sáng Ánh sáng rất quan trọng, nó giúp cho cây quang hợp ánh sáng đầy đủ sẽ làm tăng bề dày của mô, tăng chất diệp lục, thúc đẩy quá trình quang hợp. 1.4.2 Đất Trong trồng trọt, đất được coi là nền tảng của cây trồng yêu cầu đối với đất phải là đất tốt, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh và thấm nước cao, giữ được nước liền chân. 1.4.3 Dinh dưỡng Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây có nhu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau. Đối với người trồng phải nhận biết được đặc tính sinh trưởng của từng thời kì, để đáp ứng yêu cầu chất dinh dưỡng cho phù hợp: Đạm, lân, kali, các nguyên tố vi lượng… 1.4.4 Nước Nước giữ vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng. Ở mỗi giai đoạn phát triển: Thời kì nảy mầm, thời kì cây con, thời kì cây con thì cây có nhu cầu về nước khác nhau. 1.5 Kĩ thuật canh tác 1.5.1 Chuẩn bị giống Sử dụng giống địa phương có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau, thời gian sinh trưởng 42 - 50 ngày. 1.5.2 Chuẩn bị đất trồng Đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0 - 6,5. Đất trồng hành cần được phơi ải, làm nhỏ, lên luống cao 20 - 30cm. Luống rộng 1 - 1,2m rãnh luống rộng khoảng 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc. 1.5.3 Kĩ thuật trồng 1.5.3.1 Trồng bằng hạt Hành hương trồng bằng hạt, rồi cấy ra ruộng, nhiều lứa trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 10. Gieo hạt trong các tháng 1 – 2. Trên 1m 2 gieo 4 - 5g hạt nên ngâm hạt vào nước gieo cho đều . Gieo hạt xong, phủ rơm, trấu lên. Tưới nước bằng ôdoa, giữ ẩm thường xuyên, 7 - 10 ngày sau hành mọc mầm. 1.5.3.2 Trồng bằng củ Chọn các củ hành trung bình, không to quá cũng không bé quá vì cây hành mọc lên sẽ yếu, đặt củ hành cho rễ xuống dưới, lấp đất vừa kín phấn trên, xong phủ rơm rạ, trấu, tưới nước đủ ẩm để hành mọc cho nhanh, mật độ thích hợp. 1.5.4 Chăm sóc 1.5.4.1 Bón phân Trong quá trình trồng, công việc bón phân đòi hỏi thường xuyên và liên tục. Khi bón phân cần đảm bảo nguyên tắc bón phân đúng chủng loại, cân đối, đúng liều lượng, đúng thới kỳ. 1.5.4.2 Tưới nước Hằng ngày cần tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để hạt nảy mầm được tốt. Lượng nước tưới hằng ngày, cần phải căn cứ vào thời tiết (Mưa, nắng, độ ẩm đất), để cung cấp cung cấp nước vừa đủ không thừa, không thiếu. 5 1.5.4.3 Trừ cỏ dại Chăm sóc hành cần chú ý làm cỏ dại, không để nó sinh sôi, phát triển mạnh, tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng của hành. 1.5.5 Phòng trừ sâu, bệnh 1.5.5.1 Sâu hại a.Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner b. Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius c. Dòi hại lá hành (Liriomyza sp.) d. Sâu vẽ bùa 1.5.5.2. Bệnh hại a. Bệnh thối nhũn b. Bệnh than đen c. Bệnh phấn trắng d. Bệnh sương mai (Peronospora schleideni) e. Bệnh đốm lá hành f. Bệnh đốm lá do nấm Cercospora dudiae g. Bệnh tím lá h. Bệnh thán thư hành i. Bệnh gỉ sắt hành k. Bệnh hoa lá hành l. Bệnh sọc vàng lùn cây hành m. Bệnh thối cổ hành 1.6 Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ 1.6.1 Thu hoạch - Hành có nhiều loại mỗi loại thu hoạch ở một thời điểm nhất định. - Người trồng cần xác định đúng thời điểm thu hoạch. - Hành trồng bằng củ, sau 45 ngày có thể thu hoạch đem bán, hành trồng bằng hạt để cấy, sau trồng một tháng cũng có thể thu hoạch để bán hành cấy. 1.6.2 Bảo quản Để đảm bảo kỹ thuật bảo quản tốt phải có loại giống cây trồng thích hợp. Lựa chọn được loại giống tốt không những cho năng suất cao chống được sự khắc nghiệt của khí hậu, của sâu bệnh mà còn cho đặc tính bảo quản tốt. Ngoài ra chế độ canh tác, chăm bón, tưới nước, tỷ lệ phân bón hợp lý, vận chuyển cũng là những điều kiện để tạo ra những sản phẩm có tính chất bảo quản tốt 1.6.3 Tiêu thụ Các thương lái đến tận đám thu mua từ 4.500 đồng đến 7.000 đồng/kg, rồi vận chuyển đi các nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên (Kiên Giang), Cần Thơ. 6 Chương 2 KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH HƯƠNG Ở CÁC HỘ SẢN XUẤT 2.1 Mục đích khảo sát 2.2 Đối tượng và nội dung khảo sát 2.2.1 Đối tượng a. Nguyễn Văn Tẩn - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. b. Nguyễn Văn Sết - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. c. Nguyễn Văn Em - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. d. Nguyễn Văn Tâu - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. 2.2.2 Nội dung - Tìm hiểu về kỹ thuật trồng hành của các hộ sản xuất (Gồm diện tích, giống, kỹ thuật trồng). - Tìm hiểu về năng suất hành trong một vụ. 2.3 Phương pháp khảo sát 2.4 Kết quả khảo sát 2.4.1 Hộ trồng hành: Nguyễn Văn Tẩn Thâm niên trồng hành Diện tích gieo trồng Kỹ thuật trồng hành a. Làm đất b. Giống c. Thời vụ d. Mật độ e. Cách trồng f. Chăm sóc sau khi trồng g. Phòng trừ sâu, bệnh cho hành h. Năng suất i. Tiêu thụ và giá thành 2.4.2. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Sết Thâm niên trồng hành Diện tích gieo trồng Kỹ thuật trồng hành a. Làm đất b. Giống c. Thời vụ d. Mật độ e. Cách trồng f. Chăm sóc sau khi trồng g. Phòng trừ sâu, bệnh cho hành 7 h. Năng suất i. Tiêu thụ và giá thành 2.4.3. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Em Thâm niên trồng hành Diện tích gieo trồng Kỹ thuật trồng hành a. Làm đất b. Giống c. Thời vụ d. Mật độ e. Cách trồng f. Chăm sóc sau khi trồng g. Phòng trừ sâu, bệnh cho hành h. Năng suất i. Tiêu thụ và giá thành 2.4.4. Hộ gia đình: Nguyễn Văn Tâu Thâm niên trồng hành Diện tích gieo trồng Kỹ thuật trồng hành a. Làm đất b. Giống c. Thời vụ d. Mật độ e. Cách trồng f. Chăm sóc sau khi trồng g. Phòng trừ sâu, bệnh cho hành h. Năng suất i. Tiêu thụ và giá thành 2.5. Nhận xét chung 8 Phần Kết Luận – Kiến Nghị 1. Kết Luận Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kĩ thuật trồng hành hương ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngư, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 1.1 So sánh giữa kĩ thuật trồng lí thuyết với thực tiễn thì chúng tôi thấy có sự khác biệt, điểm khác nhau nổi bật nhất là lượng phân bón, trên thực tế lượng phân bón dùng để bón thấp hơn nhiều so với lí thuyết, cụ thể như: - Ở các hộ trồng họ chỉ sử dụng chủ yếu là phân Urê và phân DAP theo tỉ lệ 2:1. Mỗi đợt bón người nông dân tiêu tốn trên 15kg/100m 2 cho cả Urê và DAP, nếu tính một lứa hành thì họ chỉ bón trung bình khoảng 60-70kg cho cả hai loại phân. - Còn lượng phân bón trên lí thuyết: Lượng phân bón cho 500m 2 là: 500kg phân chuồng hoai mục, 20kg phân trâu vàng số 1, 14kg lân, 20kg NPK 16 – 16 - 8, 6kg Urê, 12kg kali. Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 20kg phân đầu trâu số 1, 6kg NPK, 2kg kali. Thúc lần 1: 2kg Urê; thúc lần 2: 2kg NPK, 3kg kali; thúc lần 3:5kg NPK, 3kg kali, 2kg Urê; thúc lần 4: 4kg NPK, 2kg kali. Nguyên nhân của sự khác nhau là do giá cả hành trên thị trường chưa cao, không ổn định, đôi khi còn bị các thương lái đến mua chèn ép giá cả làm tổn thất lợi nhuận rất nhiều trong khi giá phân bón trên thị trường khá cao và có xu hướng tăng, 1kg Urê dao động khoảng 6000 - 7000 đồng còn DAP thì từ 7000 - 8000 đồng/kg. Nếu người trồng hành đầu tư nhiều phân bón thì thu hoạch đạt năng suất cao nhưng lợi nhuận thu được vẫn không nhiều đôi khi bị lỗ vốn. Do đó tùy theo khả năng và điều kiện của từng hộ mà mức đầu tư khác nhau. 1.2 Dù có nhiều điểm khác nhau trong kĩ thuật trồng nhưng cả bốn hộ đều đạt năng suất khá cao. Nếu như các hộ này đầu tư nhiều hơn về kĩ thuật canh tác, nguồn giống tốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầy đủ thì năng suất và chất lượng cao hơn nhiều. Một nỗi lo mà hầu hết các hộ trồng hành đã và đang quan tâm là giá cả thu mua tại nơi trồng thấp hơn nhiều so với giá cả thực tế trên thị trường. Vì vậy các hộ chưa mạnh dạn đầu tư. 1.3 Hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số hộ được khảo sát nói riêng và các hộ trồng hành ở địa phương nói chung đang là vấn đề cần phải quan tâm. Bởi lẽ do chạy theo lợi nhuận kinh tế mà họ sử dụng một số loại nông dược trôi nổi trường, do đó việc ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng là không tránh khỏi. Nguyên nhân của tình trạng này một phần như đã nêu ở trên là do chạy theo lợi nhuận kinh tế, phần còn lại là do kiến thức cũng như ý thức về nông dược, sức khỏe con người và môi trường của họ còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề được đặt ra cần phải nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra, đối với sự an toàn cho người tiêu dùng và cân bằng của môi trường sinh thái. Đây là công việc cần có sự tham gia của các lực lượng xã hội. 2. Kiến Nghị 2.1 Các hộ trồng hành phải thường xuyên cập nhật thông tin, các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thông qua sách, báo…để áp dụng vào trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả như mong đợi. 2.2 Nên mạnh dạn đầu tư hơn nữa về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cũng như phẩm chất cây hành ngày một cao hơn. 2.3 Về phía nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tìm thị trường để có đầu ra ổn định, có cơ chế quản lí giá cả để người nông dân thực sự là người hưởng lợi nhiều nhất từ chính sản phẩm lao động của mình. Điều đó giúp họ an tâm và mạnh dạn đầu tư sản xuất. 9 - Phòng hoặc sở nông nghiệp cử các cán bộ kĩ thuật xuống địa phương để hướng dẫn bà con các mô hình canh tác, cách sử dụng phân bón, nông dược hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường. Đồng thời khuyến cáo bà con không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc. Thông qua đó dần dần nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với hộ trồng hành ở địa phương. 10 . Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội); Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (Trồng. Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn với cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Nhóm tác giả này tập hợp kiến thức về các cây và một vài động vật. Bản vào thế kỷ thứ V sau công nguyên. 1.2.2 Phân loại Bảng 1.1 Phân loại cây hành [9] Phân loại khoa học Giới (regnum) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Monocots Bộ (ordo)

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w