1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu bd hsg văn 10

58 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VHDG. 1. Sử thi dân gian: a. Đònh nghóa: Sử thi dân gian là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhòp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên. - Nội dung: qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh, khát vọng của cộng đồng và thời đại. - Nghệ thuật sử dụng nhôn từ: ngôn ngữ trang trọng, giàu nhòp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mó cao, đậm đà màu sắc dân tộc. c. So sánh sử thi Tây Nguyên, sử thi Hi Lạp và sử thi n Độ. - Giống nhau: + Miêu tả người anh hùng với sự thông minh, tài trí hơn người. + Ngôn ngữ trang trọng, miêu tả tỉ mỉ, thường sử dụng thủ pháp so sánh(phóng đại hoặc có đuôi dài). - Khác nhau: + Sử thi Tây Nguyên: nhấn mạnh sự tài giỏi, tấm lòng vì cộng đồng. + Sử thi Hi Lạp: nhấn mạnh trí tuệ người anh hùng. + Sử thi n Độ: nhấn mạnh sự mẫu mực của các nhân vật. d. Nội dung của đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây “. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng thể hiện qua các chặng như sau: - Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại: Trước thái độ quyết liệt của Đăm Săn, Mtao Mxây tỏ ra run sợ - Vào cuộc chiến: + Hiệp 1: Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước thì Mtao Mxây vẫn giữ thái độ bình tónh, thản nhiên. + Hiệp 2: Đăm Săn múa khiên trước và lập tức Mtao Mxây trốn chạy bước cao bước thấp.Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhò quăng cho miếng trầu. Được miếng trầu Hơ Nhò tiếp sức Đăm Săn mạnh hẳn lên. + Hiệp 3: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây và đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng và cầu cứu thần linh. + Hiệp 4: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và đâm chết kẻ thù. - Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng(nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình. - Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.(họ sống hòa hợp trong một nhóm đông hơn, giàu hơn, mạnh hơn). 1 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch - Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng. Qua đó, sử thi muốn nói đến ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng đê- một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc. - Sử dụng lối so sánh: so sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh(như gió lốc gào ). khi là lối so sánh tăng cấp bằng hàng loạt so sánh liên tiếp( miêu tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoàn người đông đảo, thân hình lực lưỡng của Đăm Săn). So sánh tương phản(múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây). Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ. Dùng vũ trụ để “đo” kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Nghệ thuật đó rất nổi bật ở sử thi, mang một giá trò thẩm mó đặc biệt. Đó là phong cách nghệ thuật của sử thi. 2. Truyền thuyết a. Đònh nghóa: Truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lòch sử (hoặc có liên quan đến lòch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cư dân của một vùng. b. Đặc điểm của truyện An Dương Vương và Mò Châu- Trọng Thủy. - Là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước u Lạc nhằm nêu lên bài học lòch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. - Cốt lõi lòch sử: An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh thắng quân Triệu Đà rồi lại để mất nước - Hư cấu: An Dương Vương được thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương đi xuống biển, chi tiết “ngọc trai – giếng nước”. - thức đề cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của An Dương Vương trước vận nước được nhân dân giao phó biểu hiện ở việc: lo xây thành, lo chế tạo vũ khí phòng khi có giặc. Vì lẽ đó, nhà vua đã được nhân dân và thần linh ủng hộ. - Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện ở việc: vì mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết tình thông hiếu; giặc đã kéo đến vẫn ỷ lại vào vũ khí mà không kòp thời bố trí chống cự. - Sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mò Châu trong tình yêu biểu hiện ở hai hành vi: tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – bảo vật giữ nước bò đánh tráo mà không hay biết; chỉ đơn thuần nghó đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường chạy cho Trọng Thủy lần theo; nàng bò kết tội một cách đích đáng là giặc. Tuy nhiên vấn đề còn là chỗ nàng trở thành “giặc trong” một cách vô tình chứ không phải do chủ ý. - Tính chất phức tạp về nội dung, bản chất của hình tượng nhân vật Trọng Thủy: trước lúc cầu hôn Mò Châu, có thể Thủy chưa có tình yêu mà chỉ hành động vì ý 2 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch thức của kẻ làm con phải tuân lời cha, kẻ làm tôi phải tuân lệnh chúa; khi đã sống cuộc sống vợ chồng, giả sử Thủy đã nảy nở tình yêu thì ý thức về nghóa vụ đối với “ chủ nhân”(tức cha hắn-Triệu Đà) vẫn mạnh hơn; vùa lợi dụng tình yêu để thực hiện mưu đồ, nghóa vụ bề tôi đối với chủ lại vừa muốn thỏa mãn cả hạnh phúc tính yêu. Tóm lại, Trọng Thủy vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của âm mưu xâm lược. Cái chết của Trọng Thủy là bi kòch của một kẻ “bò kẹt”, bò “thôi thúc” giữa tham vọng xâm lược với tham vọng tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Rốt cục, xét về một phương diện nào đó, Thủy cũng ngây thơ, cả tin, mơ hồ về bản chất của chiến tranh xâm lược. - Gía trò nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ đến hoàn mó; xây dựng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn với những mâu thuẫn ấy vừa thuộc về cá nhân vừa phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược; xây dựng những chi tiết nghệ thuật cô đọng và hàm súc có ý nghóa “nước giếng-ngọc trai”. 3. Truyện cổ tích: a. Đònh nghóa: Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đònh, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Có hai loại: cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. b. Vài nét về truyện cổ tích”Tấm Cám”. - Yếu tố thần kì: có sự xuất hiện của nhân vật Bụt, Tấm hóa thân nhiều lần, yếu tố thần kì thể hiện khát vọng và triết lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, cái thiện dù trải qua khó khăn gian khổ song vẫn có sức sống mãnh liệt. - Sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con người dì ghẻ với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. - Từ sự phản ứng yếu ớt, Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn. - Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện về Tấm xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày. - Từ đoạn truyện về cái chết của cô Tấm trở đi phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội nên mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất một còn, rất dữ dội, quyết liệt.  Phản ánh những mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống - Nét đặc sắc về nghệ thuật truyện Tấm Cám: sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình. 4. Truyện cười a. Đònh nghóa: 3 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học - Tam đại con gà + Cái xấu bò phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói só diện của ông thầy đồ(cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ). + Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết. + Dốt nhưng lại tự cho mình là giỏi(sau khi khan thổ công) + Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế(giấu dốt). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra. - Nhưng nó phải bằng hai mày. + Cái xấu bò phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại đòa phương khi xử kiện. + Lí trưởng nổi tiếng xử kiên giỏi. + Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí. + Lẽ phải – xòe năm ngón tay. + Lẽ phải nhân đôi – xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải. Lẽ phải đo bằng tiền. + Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật. 5. Ca dao. a. Đònh nghóa: Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người. b. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã được trích dạy trong SGK ngữ văn 10. * Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghóa - Nội dung cảm xúc của những bài-câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân nghó về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước. - Bài 1,2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghóa tình vẫn bền vững, sắt son. - Bài 4:Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn. - Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu. - Bài 6:Nghóa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng. - Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao(so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình ảnh mang nghóa biểu tượng có giá trò biểu cảm cao; 4 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhòp thơ. *Chùm ca dao hài hước - Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của những người lao động. - Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh(dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa). II. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC. 1. Giá trò nội dung - Phản ánh chân thực cuộc sống lao động , chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân. - Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân. - Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lónh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. 2. Giá trò nghệ thuật - Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc. Ví dụ: Đăm Săntinh thần bất khuất, dũng cảm,… - VHDG là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. VHDG là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật. III. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC. 1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội. - VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… - VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghó, lối sống tích cực và lành mạnh. 2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc. - Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trò. VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu,… - VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu, 5 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch Tìm hiểu đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ( Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên ) Nếu người Thái ở tây bắc tự hào về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của họ bao nhiêu thì đồng bào Ê đê Tây Nguyên cũng tự hào về sử thi Đăm Săn bấy nhiêu. Người Thái cho rằng mỗi lần hát tiễn dặn lên gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày. Người Ê Đê cho rằng người ta thích nghe truyện Đam San, nghe mài không thôi, nghe kể liền ba bốn lần cũng không biết chán. Để thấy được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu sử thi Đam San với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Khái niệm: Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có qui mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ nghi, nghệ thuật của xã hội thị tộc-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây dựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọi kẻ thù của bộ tộc. * Những bộ sử thi của Việt Nam và thế giới Việt Nam. "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường, bằng thơ. Bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu thơ; bản sưu tầm ở Thanh Hóa dài 8503 câu (?) - "Bài ca Đan Sẵn" của người Ê đê. - "Xinh Nhã" của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên, chủ yếu của người Ê đê. - “Y Ban” của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên. - "Đăm Di" của người Ê đê và Giarai. - "Xinh Chơ Niếp" của người Ê đê. - v.v Thế giới: - "Ramayana" của Ấn Độ gồm có 24.000 câu thơ đôi. - "Mahabharata" của Ấn Độ dài 110.000 câu thơ đôi. - "Ôđixê" của Hi Lạp dài 12.110 câu thơ, tác giả Hômerơ. - "Iliat" của Hi Lạp, dài 15.683 câu thơ, tác giả Hômerơ. - v.v Những ý kiến về sử thi 6 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch - ."Thời đại thịnh vượng nhất của giai đoạn cao trong thời đại dã man được diễn tả trong những bài thơ của Hômerơ, nhất là tập Iliat. Bản anh hùng ca của Hômerơ và toàn bộ thần thoại - đó là những di sản chủ yếu mà người Hi Lạp đã đem được từ thời đại dã man sang thời đại văn minh ” (Ăng ghen) - "Chỉ thông qua sức mạnh phi thường của cộng đồng, người ta mới có thể giải thích được vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc của thần thoạivà anh hùng ca, một vẻ đẹp xây dựng trên sự hoà hợp triệt để giữa nội dung và hình thức " (Gorki) - "Sử thi anh hùng bao hàm một bức tranh hoàn chỉnh của cuộc sống nhân dân dưới hình thức kể truyện anh hùng về quá khứ. Thế giới sử thi lý tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất hài hoà của chúng - đó là những nhân tố chủ yếu của một nội dung sử thi anh hùng". (Mêlêtinxki) 2. Phân loại Sử thi thần thoại. Sử thi anh hùng. 3. sử thi Đam san Đam San thuộc loại sử thi anh hùng . Tác phẩm tuy kể về cuộc sống của cá nhân tù trưởng Đam San nhưng qua đó người nghe nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng Ê Đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở sư thi anh hùng, số phận của các nhân anh hùng thống nhất cao độ đối với số phận của cả thị tộc. Chiến tranh là đề tài nổi bật nhất của sử thi anh hùng. Văn bản tác phẩm nếu được sưu tầm đầy đủ nhất sẽ có 6 cuộc chiến tranh do tù trưởng Đam San lãnh đạo. Tóm tắt tác phẩm Theo tục "nối dây", Đam Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ. Anh đã chống lại, nhưng bị trời lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần "Đam Săn chết lịm, rồi Trời cho sống lại". Cuối cùng Đam Săn phải làm theo lời Trời. Đam Săn trở thành tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng vang lừng rừng núi, "đầu đội khăn kép, vai mang túi da". Đam Săn đã cùng bộ tộc đánh thắng hai tù trưởng hùng mạnh khác là Mơtao Grứ và Mơtao Mơxây, bắt được nhiều nô lệ, thu được nhiều tài sản quý báu. Ngang tàn coi thường thần linh, Đam Săn chặt cây thần. Chặt mãi cây mới đổ. Cây đổ quật chết cả hai nàng Hơ Nhí và Hơ Bhí. Anh vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống vợ anh. Đang sống trong yên vui giàu có, Đam Săn lại lên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời để có "hai vợ lẽ vợ thật đẹp”. Cuộc cầu hôn thất bại, anh trở lại quê nhà, bị chết lún giữa rừng của bà Sun Y Rít. Đam Săn chết, cháu Đam Săn ra đời, lại theo tục "nối dây" đi tiếp hành trình của cậu chàng, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới. 7 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch 4.Đoạn trích - Vị trí đoạn trích : Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm. - Tóm tắt đoạn trích Đam San đột nhập vào nhà và gọi Mtao Mxây xuống đánh. Mtao Mxây múa kiếm trước nhưng vụng về đâm không trúng Đam San. Ông trời bày cho Đam San dùng chày giã gạo đâm vào vành tai của Mtao mxây. Đam San làm theo Mtao Mxây ngã. Đam san cắt đầu Mtao Mxây cắm trên cọc. Dân làng tôi tớ đi theo Đam San mang theo của cải voi ngựa của Mtao Mxây. Lễ cúng thần linh ăn mừng chiến thắng. - Đại ý : Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đam San và mtao Mxây đê giành lại vợ , thể hiện niềm tự hào vè người anh hùng của dân làng. II. PHÂN TÍCH 1.Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đam san Đam San thách thức, đến tận nhà của Mtao Mxây: “Ơ diêng!, Ơ diêng! Xuống đây ta thách nhà ngươi đọ sức với ta đấy”. Mtao Mxây ngạo nghễ: “Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta còn bận ôm vợ hai của chúng ta ở trên này cơ mà”. a,Diễn biến cuộc chiến * Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước. Đam san vẫn giữ thái độ bình tĩnh thản nhiên => bản lĩnh một tù trưởng. Mtao Mxây tỏ ra kém cỏi “khiên hắn kêu lạch cạch như quả mướp khô” Đam San múa “một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh …. Một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phái đông qua phía tây”. Trong khi đó Mtao Mxây “ bước thấp bước cao chạt hết bãi tây sáng bãi đông. Hắn vung đao chém phập một cái nhưng chỉ trúng vào một cái chão cột trâu”. Mặc dù đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng Mtao Mxây vẫn có những thái độ huyênh hoang. * Hiệp hai: Đam San múa khiên trước, Mtao Mxây hoảng hốt chạy bước thấp bước cao =>vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu. 8 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch Đam San giành được miếng trầu => sức khoẻ tăng lên => đuổi theo và đâm trúng kẻ thù nhưng cả hai lần đều không thủng =>cầu cứu thần linh. Nhờ có ông trời giúp sức => Đam San chộp ngay một cái chầy mòn ném cúng vào vành tai kẻ thù=>kẻ thù ngã lăn ra đất cầu xin “Ơ diêng! Ơ diêng! Ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu, một voi”. Đam San cắt đầu Mtao Mxây bêu ngoài đường” => cuộc đọ sức kết thúc. Ông trời là nhân vật phù trợ cũng như ông tiên, Bụt… đó chỉ là phù trợ còn quyết định chiến thắng phải là Đam San. b, Nghệ thuật miêu tả - Cách miêu tả của người Tây nguyên về nhân vật Đam San trong cuộc chiến giành lại vợ : Miêu tả hành động của Đam San bằng cách so sánh và phóng đại Múa trên cao như gió bão Múa dưới thấp như lốc. - Mtao Mxây : khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. - Dân làng: Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiên thần, ùn ùn như kiến như mối, tôi tớ mang của cải về nhiiều như ong di chuyển nước, vò vẽ di chuyển hoa. =>Nghệ thuật phóng đại, so sánh cũng là nghệ thuật tiêu biểu của sử thi. 2. Lễ ăn mừng chiến thắng a, Quang cảnh Nhà Đam San đông ngịt khách. Tôi tớ chật ních cả nhà. Đam San : Rất đẹp, oai phong, dũng mãnh mang khí phách của một tù trưởng hùng mạch. Mở tiệc ăn uống linh đình. Lễ ăn mừng sau chiến thắng của Đam San được miêu tả thông qua các chi tiết sau: Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn , hứng tóc chàng là một cái nong hoa. Chàng uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán… Cả miền Ê đê – Ê ga ca ngợi Đam San là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước, ngực quấn chéo một mềm chiến,… 3. Ý nghĩa của cuộc chiến thắng Cuộc chiến đấu của Đam San với mục đích giành lại gia đình, nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng .Đòi lại vợ chỉ là cái cớ là nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc 9 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy dnah của cộng đồng. Vì vậy thắng hay bại của người tù trưởng có ý nghĩa rất quan trọng hơn cả. Cho nên lời của dân làng bên phía Mtao Mxây đều tình nguyện đi theo Đam San => trong sử thi không nói nhiều đến cái chết mà lựa chọn nhiều chi tiết ăn mừng. 4. Ý nghĩa đoạn trích Làm sống lại quá khứ hào hùng của người Ê đê Tây nguyên thời cổ đại. Người Tây nguyên tự hào về tổ tiên mình có Đam San, Xinh Nhã,… cũng như người Việt có Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương,… Đoạn trích thể hiện vai trò quan trọng của người anh hùng với cộng đồng. Cảm nhận về nhân vật anh hùng Đam San trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ( Trích Đăm Săn-sử thi Tây Nguyên ) I/Mở bài - Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều sử thi nổi tiếng viết về cuộc đời , số phận chiến công của các tù trưởng anh hùng như Đam San , Đăm Di , Xinh Nhã , … - Trong số đó , tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả là sử thi Đăm Săn của người Ê đê ở Tây Nguyên . - Trong bộ sử thi hào hùng này , đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ( SGK Ngữ văn 10 ) được đánh giá là phần văn bản đặc sắc , kể lại chiến công đánh thắng tù trưởng Sắt cứu vợ của người anh hùng Đam San . - Đoạn trích đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Đăm Săn có vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình , lời nói , hành động đến nhân cách và lí tưởng sống . II/Thân bài . 1/Giới thiệu chung . - Sử thi là thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian , có quy mô lớn , ngôn ngữ có vần nhịp , hình tượng hào hùng hoành tráng , kể về những biến cố trọng đại của cộng đồng , lưu truyền bằng phương thức hát –kể khan . Sử thi có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng . - Sử thi Đam San là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của các dân tộc Tây Nguyên 10 [...]... thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc Tất cả đều lấy đề tài thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam 1 Suốt mười thế kỉ văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc 2 Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I Khái quát quá trình hình thành... triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị 3 Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài - Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc 31 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch + Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác + Thể loại: Văn vần (Thể cổ phong và Đường luật) Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo + Thi liệu: ... chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật 2 Văn học chữ Nôm - Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do Ngoái ra một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ... nội dung và nghệ thuật của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 1 Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm - Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu Đó là quan điểm của văn học Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn: + ''Thi dĩ ngôn chí'' (Thơ để nói chí) + ' 'Văn dĩ tải đạo'' (Văn để chở đạo) - Ở tư duy nghệ thuật: + + + + Công thức tượng trưng ước lệ Thể loại văn học Sử dụng nhiều điển... dụng nhiều điển tích điển cố Nhiều thi liệu, văn liệu theo mô típ - Tuy nhiên ở các tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính qui phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức Đó là Hồ Xuân Hư¬ơng, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương 2 Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị? -Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả trang... quân Minh - Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán - Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc - Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá Thơ phú đều phát triển - Các tác phẩm và tác giả: SGK 28 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch 2 Thế kỉ thứ XV đến... là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX I Các thành phần văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX 1 Văn học chữ Hán - Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi Thể loai gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền... Thời kì quốc gia độc lập + Văn học khai thác từ nguồn văn học dân gian để tôn vinh những anh hùng thần thoại có công lập nước + Nhấn mạnh truyền thống văn hoá riêng + Nghĩa đồng bào và tình cảm gắn bó với núi sông nước Việt - Thời kì Tống, Nguyên, Thanh xâm lược + Văn học nổi lên tiếng nói chiến đấu, căm thù giặc, ý chí diều kịên bảo vệ lành thổ - Thời kì nhà Minh đặt ách đô hộ Văn học đóng vai trò “đao... gái tài sắc nhưng phận bất hạnh 33 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch => Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu trong nền văn học dân tộc *Kết luận: Văn học trung đại Việt Nam được xây một chặng đường phát triển dưới thời phong kiến, nối dài qua 10 thế kỉ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến hết XIX Văn. .. vừa đan xen vừ tiếp nối vừa phát triển -> quyết định bản sắc và truyền thống văn học VD: Hịch, cáo, chiếu, biểu, văn thư binh vận, thơ ca chiến trận-> nghiêng về nội dung yêu nước + Văn học trữ tình và thế sự: Thiền, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói -> tiếng nói nhân đạo II Biểu hiện của cảm hứng yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại: 1 Cảm hứng yêu nước: - Yêu nước gắn với tư tưởng tôn quân( . Khuyến, Tố Hữu,… - VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu, 5 Nguyễn Thị Nga – THPT Phúc Trạch Tìm hiểu đoạn trích Chiến. . - Trong bộ sử thi hào hùng này , đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ( SGK Ngữ văn 10 ) được đánh giá là phần văn bản đặc sắc , kể lại chiến công đánh thắng tù trưởng Sắt cứu vợ của người anh. mạnh. 2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc. - Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w