bài giảng quản trị chiến lược - chương 5 xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu

48 895 4
bài giảng quản trị chiến lược - chương 5 xác định sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) VÀ MỤC TIÊU 5.1. XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG CỦA TỔ CHỨC: 5.1.1. KHÁI NIỆM:  Theo PETER DRUCKER cho rằng việc đặt câu hỏi:  “Công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” đồng nghĩa với câu hỏi  ‘’Sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?”. 5.1.1. KHÁI NIỆM (tt):  Bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh là:  Một bản tuyên bố “lý do tồn tại’’ của một tổ chức.  Nó trả lời câu hỏi trung tâm ‘’công việc kinh doanh của chúng ta là gì?”  Bản sứ mạng (nhiệm vụ) rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. Tầm nhìn – Sứ mạng – Thực hiện What? (Vision – Tầm nhìn) How? (Plan, implement… – Thực hiện) Why? (Mission – Sứ mạng, nhiệm vụ) Theo Vern Mc. Ginis, một bản sứ mạng - nhiệm vụ tốt bao gồm: (1) Xác định rõ tổ chức là gì? Và tổ chức đó mong muốn trở nên như thế nào? (2) Được giới hạn đủ để loại bỏ một số công việc kinh doanh và cũng đủ lớn để cho phép phát triển sáng tạo (SP mới), (3) Phân biệt một tổ chức nào đó với tất cả các tổ chức khác, (4) Phục vụ với vai trò cơ cấu để đánh giá cả các hoạt động tương lai và hiện tại, (5) Được nêu ra đủ rõ ràng để tất cả các thành viên trong công ty đều có thể biết được 5.1.2. VAI TRÒ CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ): (1) Để đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong tổ chức. (2) Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức. (3) Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của tổ chức. (4) Phục vụ như là một trọng tâm cho các nỗ lực của các thành viên để họ đồng tình với mục đích lẫn phương hướng tổ chức. 5.1.2. VAI TRÒ CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) (tt): (5) Tạo sự thuận lợi cho việc đưa các mục tiêu vào việc phân bổ các nhiệm vụ cho các hoạt động chủ yếu bên trong tổ chức. (6) Định rõ các mục đích của tổ chức và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu theo các cách thức mà chi phí, thời gian và các số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý 5.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỨ MẠNG  Một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm phát triển một bản sứ mạng là:  Chọn một vài bài viết về các bản sứ mạng và yêu cầu tất cả các nhà quản trị đọc nó và xem đấy là các thông tin cơ bản,  Yêu cầu các nhà quản trị phải soạn một bản sứ mạng cho tổ chức.  Các nhà quản trị cấp cao sẽ hợp nhất các bản sứ mạng này thành một văn bản duy nhất và phân phát bản sứ mạng được phác thảo này cho tất cả các nhà quản trị. 5.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỨ MẠNG (tt):  Các nhà quản trị sửa chữa, bổ sung, và cần có một cuộc họp để xem lại văn bản.  Khi mà tất cả các nhà quản trị tham dự và góp ý kiến vào văn bản sứ mạng chung, các tổ chức có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự chấp nhận của các nhà quản trị đối với việc soạn thảo các chiến lược, việc thực hiện và các hoạt động đánh giá. Như thế tiến trình phát triển một sứ mạng (nhiệm vụ) đem đến một cơ hội lớn cơ hội cho các nhà chiến lược để đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Một số phương pháp khác  Trong suốt tiến trình phát triển một bản sứ mạng, một số tổ chức dùng các nhóm thảo luận của các nhà quản trị nhằm phát triển và sửa đổi bản sứ mạng này.  Một vài tổ chức thuê các cố vấn và người trợ giúp nhằm quản trị tiến trình và giúp đỡ về cách trình bày.  Thuê chuyên gia từ bên ngoài xây dựng các bản sứ mạng cho doanh nghiệp. Chuyên gia có cái nhìn “khách quan” và có thể điều hành tiến trình này hiệu quả hơn là các nhà quản trị hoặc các nhóm từ bên trong. 5.1.4. TÍNH CHẤT CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) KINH DOANH a. Bản tuyên bố thái độ:  Thứ nhất, bản sứ mạng tốt cho phép tạo ra và xem xét đến một loạt các mục tiêu khả thi có thể được lựa chọn và các chiến lược mà nó không hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động quản trị.  Thứ hai, bản sứ mạng cần phải rộng nhằm điều hoà một cách hiệu quả sự khác biệt giữa các cổ đông khác nhau. [...]... nào? 5. 2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 5. 2.1 Khái niệm:  Có hai loại mục tiêu được nghiên cứu: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn Thông thường dựa vào yếu tố thời gian để ta xác định mục tiêu dài hạn, và mục tiêu ngắn hạn  Mục tiêu ngắn hạn phải hoàn thành trong vòng một năm  Lâu hơn 1 năm là mục tiêu dài hạn  Đôi khi người ta còn sử dụng những mục tiêu trung hạn mà khuôn khổ thời gian từ 01 năm đến 05 năm... sao một số nhà chiến lược không muốn phát triển bản sứ     mạng (nhiệm vụ) kinh doanh của họ? Bất đồng giữa các nhà chiến lược bên trong tổ chức đối với các mục đích và nhiệm vụ cơ bản có thể tạo ra bất lợi nếu không giải quyết Bản sứ mạng được xác định khi tổ chức đang gặp khó khăn hay đang thành công Thông thường các nhà chiến lược xác định sứ mạng chỉ khi nào tổ chức của họ đang ở vào tình trạng... phải chọn lựa một thị trường mục tiêu và có nguồn lực tập trung cho nó  Thứ 5, vạch ra một chiến lược doanh nghiệp rõ ràng và phù hợp với mục tiêu  Thứ 6, quản trị tài sản một cách thành công và quản trị được may rủi  Thứ 7, chọn đúng thời điểm thực hiện 5. 3.2 Mục tiêu tăng trưởng ổn định: là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cùng tốc độ tăng trưởng của ngành 5. 3.3 Mục tiêu tăng trưởng suy giảm:... tiêu phát triển ngắn hạn Nhanh Mục tiêu phát triển dài hạn 5. 4 TIÊU CHUẨN CỦA MỤC TIÊU     5. 4.1 Chuyên biệt: Những mục tiêu tốt phải có tính chuyên biệt, phải chỉ ra những gì liên hệ với mục tiêu, khuôn khổ thời gian để hoàn thành mục tiêu và những kết quả mong muốn chuyên biệt Mục tiêu càng chuyên biệt càng dễ vạch ra chiến lược cần thiết để hoàn thành Ví dụ: Một mục tiêu không đủ chuyên biệt là... gần đây về trách nhiệm xã hội cho rằng các vấn đề xã hội nên được quan tâm khi công ty xác định các chiến lược 5. 1 .5 Nội dung cơ bản của sứ mạng (nhiệm vụ ) Hầu hết các chuyên gia về quản trị chiến lược cho rằng bản sứ mạng có hiệu quả nên có 9 đặc trưng hoặc 9 bộ phận hợp thành Đó là:  Khách hàng : Ai là người tiêu thụ của công ty?  Sản phẩm hoặc dịch vụ : Dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty... thay đổi một mục tiêu và thực hiện những thay đổi tương ứng trong chiến lược liên hệ và kế hoạch hành động 5. 4.3 Khả năng có thể đo lường Một quan niệm liên hệ tới tính riêng biệt liên quan tới khả năng có thể đo lường được một mục tiêu để thoả mãn những tiêu chuẩn Một mục tiêu phải phát biểu bằng những từ ngữ có thể đánh giá và đo lường Điều này quan trọng bởi vì những mục tiêu sẽ là tiêu chuẩn kiểm... nhất  Những mục tiêu phải có được sự tương ứng với nhau - việc hoàn thành mục tiêu này không được làm phương hại đến các mục tiêu khác  Tuy nhiên nên nhớ rằng những mục tiêu tương ứng không nhất thiết hợp với nhau  Những bất lợi trong việc hoàn thành mục tiêu trở nên rõ rệt làm giảm những mục tiêu tương ứng tiềm tàng đòi hỏi sự sắp xếp hạng ưu tiên Robert Weinberg đã nhận ra 8 chiến lược hạ giảm... những mục tiêu cho toàn bộ công việc kinh doanh là do hội đồng giám đốc hoặc những nhà điều hành cấp công ty thực hiện  Bình thường đặt mục tiêu có tính tập trung sẽ đưa tới mục tiêu có tính thống nhất hơn 5. 5.2 Đặt mục tiêu phân tán  Thứ nhất: Một số hãng dùng thể thức đỉnh đến đáy  Trong đó ban giám đốc hoặc những quản trị cấp công ty và thủ trưởng các ngành hoặc đơn vị kinh doanh đặt những mục tiêu. .. năm 5. 2.1 Khái niệm (tt):  Việc xác định mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn không chỉ đơn thuần theo thời gian mà thực tế còn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất hoặc chu kỳ đời sống sản phẩm Ví dụ những hãng sản xuất xe hơi thường có chu kỳ quyết định chừng 05 năm cho việc giới thiệu những mẫu hàng mới Do đó một mục tiêu liên quan mẫu hàng mới phải được hoàn thành trong năm năm ít hơn coi là mục tiêu. .. nhanh Mục tiêu ngắn hạn thích hợp nhất đạt tới mục tiêu dài hạn, có thể bị suy thoái, bởi vì phát triển nhanh có thể không còn khả năng nữa và phát triển ổn định có thể không thực hiện được cho tới khi những công việc kinh doanh và sản phẩm được loại bỏ Hình 4.1: Thí dụ về những mục tiêu phát triển Phát triển Công ty A Suy giảm Ổn định Nhanh Công ty B Ổn định Mẫu quá khứ phát triển Ổn định Mục tiêu . nào? 5. 2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 5. 2.1. Khái niệm:  Có hai loại mục tiêu được nghiên cứu: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Thông thường dựa vào yếu tố thời gian để ta xác định mục tiêu dài. CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) VÀ MỤC TIÊU 5. 1. XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG CỦA TỔ CHỨC: 5. 1.1. KHÁI NIỆM:  Theo PETER DRUCKER cho rằng việc. được quan tâm khi công ty xác định các chiến lược . 5. 1 .5. Nội dung cơ bản của sứ mạng (nhiệm vụ ) Hầu hết các chuyên gia về quản trị chiến lược cho rằng bản sứ mạng có hiệu quả nên có 9 đặc

Ngày đăng: 07/07/2014, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan