Truyện cổ tích lớp

7 195 0
Truyện cổ tích lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truyện Tấm Cám Ngày xưa, con Tấm, con Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố chúng nó mất rồi, mẹ con Tấm cũng mất rồi. Tấm ở với con Cám và dì ghẻ là mẹ con Cám. Một hôm dì đưa cho mỗi đứa một cái giỏ, bảo đi bắt tôm bắt tép. Dì hứa rằng: "Hễ đứa nào bắt được nhiều thì cho yếm đỏ". Hai đứa cùng mang giỏ đi ra đồng, Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít. Cám bảo rằng: "Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng". Lúc con Tấm hụp xuống thì con Cám ở trên bờ trút lấy cả tôm tép của con Tấm vào giỏ mình rồi mang về trước. Con Tấm lên dòm đến giỏ thì thấy mất cả, nó mới khóc hu hu lên. Bụt hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Con Tấm kể sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc. Bụt bảo nó dòm vào giỏ xem có còn gì không. Con Tấm dòm vào thì chỉ thấy có một con bống mà thôi. Bụt mới bảo đem thả con bống xuống dưới giếng mà nuôi; cứ một ngày hai lần, mỗi bữa cơm đáng ba bát thì ăn hai còn bớt một bát để cho bống. Lúc đổ cơm xuống giếng thì bảo thế này: "Bống ơi bống! lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Con Tấm nghe lời Bụt đem thả bống xuống giếng. Cứ đến bữa cơm nó ăn xong lại mang thùng ra giếng gánh nước, giấu bát cơm vào thùng đem cho bống. Lúc đổ cơm xuống giếng thì nói như lời Bụt dặn. Bống nghe thấy chẳng lần nào là không lội lên mặt nước để ăn. Đến sau, mẹ con Cám biết ý mới cho đi rình. Con Cám lẻn đi thấy con Tấm đổ cơm xuống giếng và nói mấy lời như thế, thì nó học thuộc lòng lấy rồi về thưa chuyện lại cho mẹ nó nghe. Hôm sau, mẹ con Cám bảo Tấm rằng: "Con ơi con! mai đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng gần mà làng bắt mất trâu". Con Tấm vâng lời, hôm sau phải dắt trâu đi chăn đồng xa, ở nhà hai mẹ con con Cám đem bát cơm ra giếng, đổ xuống đấy rồi cũng nói như con Tấm nói mọi khi. Bống lội lên mặt nước thì mẹ con con Cám bắt lấy mang về làm thịt ăn. Đến bữa cơm, con Tấm lại cứ đem cơm ra cho bống. Nhưng bận này không thấy bống nữa, chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Nó mới khóc òa lên. Bụt lại hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Con Tấm thưa rằng: "Con nuôi bống ở dưới giếng, mọi khi cho nó ăn nó vẫn lội lên mặt nước, mà hôm nay con đem cơm cho nó, không thấy nó nữa, chỉ thấy một hòn máu". Bụt bảo rằng: "Người ta bắt bống ăn thịt rồi. Con về nhà nhặt lấy xương nó. Con mua bốn cái lọ bỏ vào đấy rồi đem chôn ở bốn góc giường con nằm". Con Tấm nghe lời Bụt, về nhà tìm xương bống. Có một con gà bảo nó rằng: "Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho". Con Tấm lấy thóc ném cho gà, gà bới một chỗ thì thấy xương ngay. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ rồi đem chôn. Được ít lâu nhà vua có mở hội. Hai mẹ con con Cám sắm sửa đi xem. Mẹ con Cám lấy một đấu thóc và một đấu gạo, trộn lẫn với nhau, rồi bắt con Tấm phải lựa riêng ra. Dì con Tấm bảo nó thế này: "Lúc nào mày nhặt xong thì mới được đi xem hội, hễ chưa xong thì không được đi". Nói thế rồi hai mẹ con nó đi. Con tấm ở nhà khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Nó thưa rằng: "Con khổ quá, dì con bắt phải nhặt bấy nhiêu thóc gạo, xong thì mới được đi xem hội. Đến lúc nhặt xong thì hết hội còn gì mà xem". Bụt bảo rằng: "Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt đỡ". Con Tấm sợ chim ăn mất thì dì về nó phải đòn. Bụt lại bảo rằng: "Rồi ta cấm không cho chim ăn, con đừng lo". Đến khi lựa riêng xong rồi, con Tấm lại khóc. Bụt lại hỏi: "Làm sao con khóc"? Nó thưa rằng: "Con không có quần áo đẹp để đi xem hội". Bụt bảo rằng: "Con đi đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có". Tấm mới đào lên, thì thấy quần áo, một đôi giày và một con ngựa. Tấm mừng quá, thắng bộ vào rồi đi xem hội. Lúc Tấm đi qua bờ hồ, đánh rơi chiếc giày, không sao lấy lên được. Một lát sau, vua ngự đến gần đấy, voi đứng dừng lại kêu rầm rĩ lên. Vua thấy sự lạ mới phán cho quân lính phải xuống hồ, xem có cái gì lạ không. Tức khắc lính xuống hồ, mò thấy một chiếc giày đàn bà đẹp lắm. Vua phán cho tất cả con gái đi xem hội ướm thử. Hễ chân ai đi vừa thì vua lấy làm vợ. Trong đám hội ai cũng ướm cả, cả mẹ con con Cám cũng chẳng từ. Nhưng chẳng có chân ai vừa, Tấm cũng xin ướm thử. Dì nó mắng rằng: "Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre". Đến lúc Tấm ướm thì vừa vặn. Lính thị vệ đem ngay kiệu rước về cung. Đến ngày giỗ bố, Tấm về nhà. Dì nó bảo nó trèo lên cây cau cắt mấy quả để cúng. Lúc Tấm trèo đến ngọn cây, thì dì nó đẵn gốc. Tấm thấy động bèn hỏi: "Dì làm gì ở dưới ấy thế"? Dì nó bảo rằng: "Dì đuổi kiến cho nó khỏi đốt con đây mà". Lúc đang cắt cau thì cây đổ, Tấm ngã xuống ao chết đuối. Dì nó lấy quần áo của nó mặc vào cho con Cám rồi đưa vào cung. Con Tấm hóa ra chim vàng anh đến đậu ở vườn nhà vua, bảo lính giặt áo rằng: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi hàng rào rách áo chồng tao". Một hôm vua nghe tiếng chim hót, phán rằng: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo". Chim nhảy ngay vào, vua bắt bỏ vào lồng sơn son thếp vàng. Từ đấy cả ngày cả đêm vua chỉ chơi với chim. Con Cám kể với mẹ, mẹ xui bắt chim làm thịt ăn. Về đến cung nó sai ngay lính giết chim ăn thịt, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim hóa ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, mắc võng vào hai cây ấy, rồi nằm chơi dưới bóng mát. Con Cám về mách mẹ, và cứ theo lời mẹ xui, nó bắt lính đẵn cây lấy gỗ đóng làm khung cửi. Đến lúc dệt thì nghe tiếng kêu: "Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Con Cám lại về mách mẹ. Mẹ nó xui đốt khung cửi, nó cũng sai lính làm ngay. Những than tro lúc đổ ra đường lại hóa ra cây thị, chỉ có một quả đẹp lắm. Bà lão hàng nước đi qua thấy quả thị đẹp, bảo rằng: "Thị ơi thị! rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chớ bà không ăn". Thị rụng ngay xuống, bà ta lấy mang về nhà. Ngày nào đi chợ sắm đồ hàng, khi về cũng thấy cơm canh để phần tươm tất lắm, bà ta lấy làm lạ. Một lần bà lão giả vờ đi chợ, đến nửa đường thì lộn về. Rón rén lại dòm vào khe cửa, thấy có một cô tiên đang làm đồ ăn, bất thình lình bà ta chạy vào, thì cô tiên lộ cơ không biến đi được. Bà ta mừng lắm ôm choàng ngay lấy. Từ đấy thương yêu nhau như hai mẹ con. Lúc bà ta đi tìm quả thị thì chỉ thấy có cái vỏ không mà thôi. Bà ta lấy xé vụn ra rồi giấu biến đi một chỗ. Có một hôm vua dạo chơi gần đấy, thấy trong hàng có một bà lão phương phi và phúc hậu, vua mới ghé vào. Bà ta lấy trầu nước kính dâng. Vua thấy trầu têm giống như hoàng hậu têm ngày trước, phán hỏi: "Trầu này ai têm"? Bà ta tâu là của con gái têm. Vua phán muốn xem mặt, bà ta bảo ngay con ra, thì chính là vợ vua ngày trước. Vua phán bảo rước về cung, Tấm lại làm hoàng hậu. Con Cám thấy chị xinh đẹp mới hỏi rằng: "Chị Tấm ơi, chị Tấm! chị làm thế nào mà đẹp thế"? Tấm bèn bảo: "Em có muốn đẹp không"? Cám thưa chị có. Tấm bèn sai đào một cái hố sâu và đun một nồi nước to thực sôi, rồi bảo con Cám xuống cái hố ấy. Lúc Cám bước xuống hố thì Tấm sai đổ nước sôi xuống. Con Cám chết nhăn răng ra. Xác nó bỏ vào chĩnh, làm mắm đem biếu mẹ nó, bữa nào mẹ nó ăn cũng khen ngon. Có con quạ đậu trên mái nhà, kêu rằng: "Ngon gì mà ngon, ăn thịt con có còn xin miếng"? Mẹ nó giận lắm, mắng chửi quạ rầm rĩ lên và đuổi nó đi cho mau. Đến khi ăn gần hết mắm, thấy ở đáy chĩnh có đầu lâu con, thì lăn đùng ra chết tươi. * * * Có thuyết cho rằng Tấm Cám là nhân vật có thực ở ngoài đời, sinh vào thời triều Lý, cùng một thời với Lý Thường Kiệt, vị danh tướng đã đại phá quân nhà Tống. Đền thờ Tấm Cám gần đây còn dấu vết tại làng Dương Xá thuộc huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Cứ theo khẩu truyền của bô lão cùng dân trong làng và văn cứ vào ngọc phả thần tích tại đền thờ Đức Bà (Tấm Cám) và đền thờ tướng quân Lê Thiệ, là dòng dõi Tấm Cám ở làng nói trên, thì câu chuyện khác với sự tích ta thường nghe kể cùng chuyện Tấm Cám bằng văn vần. Tục truyền rằng phụ thân Tấm Cám tên húy là Lê Đại, mẫu thân là Vũ Thị Tĩnh, kế mẫu tức gì ghẻ cô Cám (chứ không phải cô Tấm) là người họ Chu. Cô Cám còn có tên chữ là Khiết Nương. Năm Cám lên ba thì mồ côi mẹ, 12 tuổi thì mồ côi cha. Em gái Cám do Chu Thị sinh ra tên là Tấm. Sử chép rằng vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con, đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Dương Xá) thuộc Bắc Ninh, người đi xem đầy đường. Có một cô gái đẹp đi hái dâu, thấy xa giá nhà vua đi qua, cứ đứng tựa khóm lan chớ không ra xem. Vua để ý đến người đẹp, truyền gọi vào cung, tuyển làm nàng phi, đặt tên là Ỷ Lan. Trong lúc vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành vắng, Ỷ Lan ở nhà có mang, Dương Hoàng Hậu không có con nên sinh ghen ghét, sợ nàng sinh được hoàng nam thì sẽ được vua sủng ái cất nhắc lên hơn mình. Dương Hậu mới biên thư tâu man với vua rằng mình có thai rồi độn bụng cho mỗi ngày một lớn thêm. Đến khi Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử, Dương Hậu liền sai người bế trộm về nuôi, và giam Ỷ Lan lại, rồi gởi giấy báo tin cho vua đang ở đất Chiêm hay là mình sinh được hoàng nam, còn Ỷ Lan thì đẻ ra quái thai, chiếu tội cung nữ đã bắt giam vào lãnh cung. Dương Hậu muốn ngầm giết Ỷ Lan nên trong khi giam cầm ở lãnhcung, năm ngày liền bắt nàng nhịn cơm để cho chết. Ỷ Lan nhờ người thân lượm trái thị chín rụng ở gần đó trao cho ăn mà sống được cho đến khi vua Thánh Tông trở về triều. Thái Tử con Ỷ Lan bị Dương Hậu nhận làm con mình, vua Thánh Tông cũng tin thật, đặt tên là Càn Đức. Đến khi Càn Đức lên ngôi vua, tức là Lý Nhân Tông, mẹ đẻ là Ỷ Lan vẫn bị giam cầm ở lãnh cung mà không biết. Nhờ sư cụ Đại Điên mách bảo, mấy tháng sau khi lên ngôi vua, Nhân Tông mới biết chuyện, bèn bắt tội Dương Thái Hậu và cung nữ đã gạt tiên đế mà làm tội oan Ỷ Lan Thái Hậu (Cám). Trước đó, em Cám là Tấm vào cung thăm chị, vua thấy nhan sắc liền nạp cung. Dương Hậu thấy hai chị em Ỷ Lan được vua sủng ái thì ghen ghét, rồi thừa lúc vua đi đánh giặc vắng, Dương Hậu độn bụng giả có thai, sợ lộ chuyện sau này, mới ngấm ngầm sai giết Tấm đồng thời giam Cám (Ỷ Lan) vào lãnh cung rồi định bỏ cho chết. Chu Thị được tin con mình là Tấm bị hại và con ghẻ là Cám bị giam cầm thì buồn rầu ốm mà chết. Sau khi được con là vua Nhân Tông gỡ hàm oan, Ỷ Lan được phong làm Hoàng Thái Hậu. Ỷ Lan vốn là người mộ đạo Phật, đi lễ vái khắp các đền chùa, và cuối cùng mất ở một ngôi chùa thuộc hạt Gia Lâm ngày nay. Chuyện Tấm Cám của ta một phần lớn đã phỏng theo câu chuyện của Chiêm Thành, cùng là do chuyện lịch sử trên đây mà thêu dệt thêm theo tình cảm của dân tộc, qua bao nhiêu đời vẫn tồn tại trên cửa miệng người Việt Nam. Co be lo lem Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một Cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc. Bố lại hỏi: - Thế Lọ lem con muốn gì nào? - Thưa bố, trên đường về, có cành cây nào va vào mũ bố thì xin Bố bẻ cho con. Bố mua về cho hai con vợ kế quần áo đẹp và ngọc. Trên đường Về, khi đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va phải ông và lật Mũ ông. Ông bẻ cành ấy mang về. Tới nhà, ông cho hai con vợ kế Quà chúng xin và đưa cành dẻ cho Lọ lem. Lọ lem cảm ơn bố, đến Mộ mẹ trồng cành dẻ lên, khóc lóc thảm thiết, nước mắt rơi xuống Tưới ướt hết cành lá. Cành lớn rất mau thành một cây đẹp. Mỗi Ngày, Lọ lem đến đó ba lần, lần nào cũng có con chim trắng tới đậu Trên cây. Hễ cô ngỏ ý mong ước thứ gì thì chim vứt thứ ấy xuống Cho cô. Một hôm, nhà vua mở hội ba ngày liền, mời tất cả các thiếu nữ Xinh đẹp trong nước đến để Hoàng tử kén vợ. Hai cô con vợ kế nghe Nói là mình cũng được đi thì mừng mừng rỡ gọi Lọ lem đến bảo: - Mày hãy chải đầu đánh giày cho chúng tao, cài giày cho chắc Để chúng tao đi cho chắc để chúng tao đi lea cưới ở cung vua. Lọ lem khóc lóc vâng lời, vì chính nó cũng muốn được đi cùng Để nhảy. Nó xin mẹ kế cho đi. Mẹ kế bảo: - Đồ Lọ lem bẩn thỉu nhơ nhuốc mà cũng đòi đi dự hội à! Mày Làm gì có giày, có quần áo đâu mà nhảy? Nó xin mãi thì mẹ kế bảo: - Tao đổ một đấu đỗ xuống tro. Cho mày nhặt hai tiếng đồng Hồ, xong thì đi. Cô đi cửa sau vườn gọi: - Hỡi chim câu ngoan ngoãn, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim Trên trời, hãy lại đây nhặt giúp em, đỗ ngon thì bỏ vào nồi, đỗ xấu Thì bỏ vào cổ họng. Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ nhà bếp vào, Theo sau có chim gáy, rồi đến tất cả các chim trên trời rào rào bay Tới đậu xuống quanh đống tro. Chim bồ câu gật gù rồi bắt đầu mổ Lia lịa, những chim khác cũng mổ lia mổ lịa, nhặt đỗ tốt bỏ vào nồi. Chỉ non nửa tiếng đồng hồ, chim đã làm xong xuôi cả và bay đi. Cô Gái mang đỗ đến cho gì ghẻ, chắc mẩm được đi dự hội. Nhưng gì ghẻ Bảo: - Toi công thôi, Lọ lem ạ! Mày không đi cùng được đâu vì mày Làm gì có quần áo mà nhảy? Chẳng nhẽ làm chúng tao xấu mặt vì Quần áo của mày à? Nói rồi, mụ quay phắt đi, vội vã cùng hai đứa con gái đài các ra Đi. Ở nhà không có ai, Lọ lem ra mộ mẹ, đến gốc cây dẻ gọi: - Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em. Chim liền ném xuống cho cô một chiếc áo bằng vàng bằng bạc Và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai em không nhận được ra cô, tưởng là một nàng công Chúa nào xa lạ vì cô mặc áo vàng trông đẹp lộng lẫy. Chúng không Ngờ chút nào đó là Lọ lem, đinh ninh là cô vẫn lúi húi nhặt đỗ trong Đống tro. Hoàng tử lại đón cô, cầm tay cô nhảy. Chàng không muốn Nhảy với ai khác nữa, và không chịu rời tay cô ra. Có ai đến mời cô Nhảy thì chàng nói: - Đây là bạn nhảy cùng tôi. Cô nhảy đến tối thì xin về. Hoàng tử ngỏ ý muốn đưa cô về vì Chàng muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Cô gỡ tay Hoàng tử ra và nhảy vào chuồng bồ câu. Hoàng tử đợi đến khi ông bố Đến liền bảo cô gái lạ mặt đã nhảy biến mất vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ: phải chăng là Lọ lem? Cụ bắt mang đến cho cụ rìu và mai để cụ chẻ tan chuồng ra. Chẻ xong chẳng thấy có ai ở trong. Họ về nhà thì thấy Lọ lem mặc Quần áo nhem nhuốc ngồi trong đống tro, một ngọn đèn dầu tù mù Cháy trên lò sưởi. Thì ra Lọ lem đã nhảy phắt ra khỏi chuồng bồ Câu, chạy vội đến cây dẻ, cởi quần áo đẹp ra để trên mộ. Chim Xuống cất đi ngay. Rồi cô lại mặc quần áo xám xì vào, ngồi trên Đống tro trong bếp như cũ. Hôm sau, hội lại tiếp tục. Bố mẹ và hai em đi khỏi, Lọ lem lại Đến cây dẻ gọi: - Cây ơi, hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em. Chim lại thả xuống một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô Mặc quần áo ấy đến dự lễ. Cô đẹp quá, làm mọi người ngẩn người Ra. Hoàng tử đã đợi cô, liền cầm tay cô và chỉ nhảy với cô thôi. Các Người khác đến mời cô nhảy thì Hoàng tử bảo: "Đây là bạn nhảy Của tôi". Đến tối, cô xin về, Hoàng tử đi theo xem cô đến nhà nào, cô vội Gạt Hoàng tử ra chạy vào vườn sau nhà. ở đấy có một cây lê to rất Đẹp, chi chít những quả ngon lành. Cô trèo lên nhanh như sóc rồi đi Đâu mất. Hoàng tử đợi đến khi ông bố đến bảo: - Cô gái lạ mặt đã đánh tháo khỏi tay ta. Có leo cô ấy nhảy lên Cây lê rồi. Ông bố nghĩ: - Phải chăng là Lọ lem! Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng có ai trên Cây. Cả nhà vào bếp thì thấy Lọ lem nằm trong đống tro như không Có việc gì xảy ra. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem Trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc quần áo xám xì vào. Đến ngày thứ ba, bố mẹ và các em đi khỏi, Lọ lem lại ra mộ mẹ Bảo cây: - Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em. Chim liền nhả xuống một bộ quần áo lộng lẫy nhất đời và một Đôi hài toàn bằng vàng. Khi cô mặc vào đi dự lea, mọi người cứ thần Người ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì Chàng nói: - Đây là bạn nhảy của tôi. Đến tối, Lọ lem xin về. Hoàng tử định đưa về, nhưng cô lẩn Nhanh như cắt, Hoàng tử đã nghĩ ra một mẹo là cho đổ nhựa thông Lên thang. Khi cô nhảy đi thì chiếc giày bên trái dính lại. Hoàng tử Cầm lên thì thấy chiếc hài xinh đẹp toàn bằng vàng. Hôm sau, Hoàng tử mang hài đến tìm ông bố bảo: - Ta chỉ lấy ai chân đi vừa chiếc hài này thôi. Hai chị có đôi chân đẹp nên mừng lắm. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không Đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá. Mẹ liền đưa cho cô con dao bảo: - Mày cứ chặt ngón cái đi. Mày thành hoàng hậu rồi thì cần gì Đi bộ nữa. Cô ta liền chặt ngón cái, nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu Đau, đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm vợ đặt lên ngựa Cùng về. Khi đi qua mộ thì đôi chim câu đậu trên cây dẻ kêu lên: Cúc cu cu! Hoàng tử nhìn xem Chiếc hài vấy máu. Vì chân dài quá Nên phải chặt chân Chính cô dâu thật Vẫn ở trong nhà! Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu chảy, liền quay ngựa Lại, đưa cô về nhà trả lại cho bố mẹ cô. Hoàng tử bảo không đúng là Cô dâu thật, rồi cho cô em thử hài. Cô em thử hài thì may sao các Ngón vào được lọt cả. Nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cho Con dao bảo: - Mày cứ chặt đi một miếng gót chân. Mày mà được làm hoàng Hậu thì chả bao giờ phải đi chân nữa. Cô gái chặt một miếng gót chân, cố đút chân vào hài, cắn răng Chịu đau, ra gặp hoàng tử. Hoàng tử đặt cô dâu lên ngựa đi. Đi qua cây dẻ đôi chim câu Đậu trên cành hót: Cúc cu cu! Hoàng tử nhìn xem Chiếc hài vấy máu. Vì chân dài quá Nên phải chặt chân Chính cô dâu thật Vẫn ở trong nhà! Hoàng tử nhìn xuống thấy máu ở hài chảy ra, thấm đỏ cả tất Trắng, quay ngựa, mang cô dâu trả về nhà bố mẹ cô mà bảo: - Đây cũng chưa phải cô thật. Ông còn cô con gái nào khác Không? Ông bố đáp: - Thưa Hoàng tử không ạ. Chỉ có con Lọ lem bé tí, xanh xao là Con vợ cả đã chết. Thứ nó thì chả làm cô dâu được! Hoàng tử bảo cứ cho gọi ra. Dì ghẻ thưa:z - Thưa hoàng tử, không nên. Nó bẩn thỉu quá, trông tởm lắm. Hoàng tử nhất định đòi Lọ lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi Chân tay, đến cúi chào Hoàng tử. Hoàng tử đưa cho chiếc hài. Cô Ngồi lên ghế đẩu, rút chân ra khỏi chiếc guốc gỗ thô kệch, đút chân Vào chiếc hài vừa như in. Cô đứng dậy, Hoàng tử thấy mặt thì nhận Ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn phán: - Cô dâu thật đây rồi! Dì ghẻ và hai con sợ quá, tái mặt đi. Hoàng tử đặt Lọ lem lên Ngựa đi. Khi qua cây dẻ, đôi chim câu hót: Cúc cu, hãy trông kìa! Cúc cu cu! Hoàng tử nhìn xem Hài không có máu Vì hài vừa quá Không phải chặt chân Đúng cô dâu thật Hoàng tử đưa về. Hót xong, đôi chim câu bay khỏi cây, xuống đậu trên vai cô Lọ Lem, một con bên trái, một con bên phải. Câu chuyện kể về một cô bé bị bà dì ghẻ đối xử rất độc ác Nhưng rồi cô được hưởng hạnh phúc. Qua đó nói lên rằng ai sống Nhân hậu thì luôn được giúp đỡ và được hưởng hạnh phúc, ai sống Độc ác thì sẽ bị trừng trị. Câu chuyện đồng thời ca ngợi ca thiện và Cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Cong chua thuy cung Ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp con của Thuỷ Tề (vua của Sông Biển), một hôm hoá thành con cá bơi ngược dòng sông để du ngoạn. Chẳng may, cá mắc phải lưới của một người thuyền chàị Cá công chuá bị bắt, thả vào gầm thuyền, bị đói cả ngày không có gì ăn. May có người con trai ông thuyền chài ngồi ăn làm rớt cơm xuống, cá công chúa mới khỏi chết đóị Trông thấy cô cái xinh đẹp, người con trai chủ thuyền bắt lên chơị Rồi anh tuột tay làm rơi cá xuống sông. Nhờ vậy, công chúa được trở về thuỷ cung an toàn. Tuy nhiên, từ ngày trở về cung điện, công chuá đâm ra tưởng nhớ đến người con trai ở trần gian đã vô tình cứu mình. Công chuá sinh ra ốm bệnh tương tự Vua cha là Thủy Vương hỏi duyên cớ, công chuá thật tình thưa lại đầu đuôi câu chuyện, rồi xin phép vua cha đội lốt làm người lên ở trên mặt đất để kết duyên vợ chồng cùng chàng trai kiạ Lúc bấy giờ, chàng trai này đang ở Hang Non Nước, thuộc về tỉnh Ninh Bình ngày naỵ Sau khi cha mẹ đã mất, chàng ngày ngày đi câu cá để sống. Một hôm, nàng công chuá Thủy Cung tìm đến gặp, làm quen, rồi 2 bên lấy nhaụ Vợ chồng tuy sống trong cảnh nghèo túng, nhưng rất hạnh phúc, hết sức thương yêu nhaụ Chàng và nàng sống giữa hòn đảo Non Nước vắng vẻ, cách biệt đời sống dân gian. Vợ chồng có tình duyên đằm thắm, cho đến ngày kia, thì nàng đưa chồng cùng về thăm Thuỷ Cung. Từ đó biền biệt, không còn ai thấy 2 người nữạ Dân gian ngày nay có truyền câu ca dao: "Chung quanh những chị em người Giữa Hòn Non Nước mình tôi với chàng" để nhắc đến mối tình hi hữu của nàng công chúa con của Thần Nước, với anh chàng đánh cá ở miền Bắc Việt Nam. Nang cong chua ngu trong rung Ngày xưa, trong một miền đất xa xôi có một Đức Vua và Hoàng Hậu tổ chức một bữa tiệc linh đình đón mừng sự ra đời của công chúa bé nhỏ Aurora. Vị Vua của nước lân cận và con trai là Hoàng Tử Philip được mời đến đại tiệc. Hai vị Vua cùng nhau giao ước rằng sẽ cho Philip kết hôn cùng Aurora, khi Công chúa tròn 16 tuổi. Cùng tham dự buổi lễ còn có ba bà tiên đỡ đầu của Công chúa- Muôn Hoa, Muôn Loài và Muôn Lành- Mỗi bà tiên mang một món quà đặc biệt cho nàng Công chúa nhỏ. Đầu tiên, tiên Muôn Hoa vung chiếc đũa thần trên nôi của Công chúa và nói: " Ta sẽ ban cho Công chúa món quà sắc đẹp. Rồi, tiên Muôn Loài vung đũa thần và nói: " Ta ban cho Công chúa món quà giọng hát tuyệt vời". Cuối cùng, tiên Muôn Lành bay lượn trên nôi Công chúa. Bà giơ đũa thần lên và Bất ngờ, có tiếng sấm nổ, ác tiên Muôn Quỷ ùa vào. Mụ nổi giận vì không được mời đến dự tiệc. Vừa vuốt ve con quạ đen của mụ, ác tiên nhìn chắm chằm vào Công chúa. Mụ ta rít lên: " Ta cũng có một món quà cho ngươi. Trước khi mặt trời lặn vào ngày sinh nhật thứ mười sáu của ngươi, ngươi sẽ đâm ngón tay vào chiếc thoi quay tơ và sẽ chết !" Muôn Quỷ ngửa mặt cười nham hiểm. Rồi mụ ta biến mất trong đám mây tím. Tiên Muôn Lành ho khẽ: "Ta còn món quà cho Công chúa". Bà tiên muốn làm an lòng Đức Vua và Hoàng Hậu đang khiếp sợ. Tiên Muôn Lành đến bên đứa bé còn say ngủ và thì thầm: "Khi chiếc thoi quay tơ đâm vào ngón tay con, con sẽ không chết. Con sẽ đi vào một giấc ngủ huyền diệu. Từ giấc ngủ say này con sẽ thức giấc khi nụ hôn tình yêu chân thật đến giải lời nguyền". Đức Vua vẫn còn rất lo âu cho con gái. Ngài ra lệnh đốt hết các guồng quay tơ trong vương quốc. Sau đó, Ngài và Hoàng Hậu buồn bã chấp nhận cho ba bà tiên đỡ đầu đem Công chúa Aurora đi trốn cho qua tuổi mười sáu. Ba bà tiên Muôn Hoa, Muôn Loài và Muôn Lành đặt tên khác cho Công chúa là Hồng Gai. Họ đem nàng đi xa đến ở một mái tranh trong rừng sâu. Nơi đó, các tiên cất đũa thần và cải trang thành những nông dân để ác tiên Muôn Quỷ không tìm ra họ. Năm tháng trôi qua, Muôn Quỷ đi lùng kiếm Công chúa nhưng không tìm được nàng. Gần đến sinh nhật thứ mười sáu của Công chúa, ác tiên cho Quạ đen thử đi kiếm nàng. Đây là hy vọng cuối cùng của Muôn Quỷ. Buổi sáng sinh nhật của Hồng Gai đã đến. Ba bà tiên sai nàng đi hái dâu để họ có thể làm cho nàng những món quà sinh nhật bất ngờ. Sau khi hái dâu, Hồng Gai nghỉ chân ở một vạt rừng thưa. Nàng hát bài ca tình yêu về một hoàng tử đẹp trai. Chim muông, bạn bè tìm được cho nàng một chiếc áo choàng, một cái mũ và đôi ủng để cải trang thành hoàng tử. Hồng Gai cùng vui đùa, nhảy múa và ca hát với chim muông. Trang phục đó chính là của Hoàng tử Philip đang nghỉ trong rừng sau khi cưỡi ngựa đi một chặng đường dài. Hoàng tử xao xuyến khi nghe thấy giọng hát tuyệt vời vang trong rừng. Chàng liền đi tìm người đang hát. Vừa mới gặp nhau, Hồng Gai và chàng trai tuấn tú đã yêu nhau say đắm. Họ chắc rằng họ đã từng gặp nhau- trong một giấc mơ xưa. Trong khi đó, ba bà tiên đang bề bộn vô cùng. Tiên Muôn Loài làm một chiếc bánh sinh nhật nhưng kem lỏng quá và bánh bị chảy. Tiên Muôn Hoa và Muôn Lành cùn may một chiếc áo dạ hội thật đặc biệt cho Hồng Gai nhưng trông nó thật buồn cười. Tiên Muôn Lành nói: "Khỏi cần, chúng ta phải dùng phép thuật để làm việc này. Để ta lấy các đũa thần". Trước khi dùng đũa thần, các tiên phải bịt hết các lỗ thông ra của căn nhà. Họ phải ngăn không cho hạt bụi phép màu thoát ra có thể làm ác tiên biết được nơi họ ẩn nấp. Nhưng họ quên không bít lại ống khói ! Thật là tuyệt khi dùng phép thuật. Muôn Hoa vung đũa và một chiếc áo lộng lẫy màu hồng xuất hiện. Tiên Muôn Lành vung đũa hoá phép áo thành màu xanh. Tiên Muôn Hoa lại biến áo thành màu hồng. Suốt thời gian đó, bụi phép thoát ra ống khói. Quạ đen của Muôn Quỷ đang lùng kiếm quanh đấy. Nó thấy bụi phép bốc lên và bay tới rình rập. Khi Hồng Gai quay về mái nhà tranh, các món quà đã xong. Nàng cảm ơn các bà tiên đỡ đầu về chiếc áo đẹp tuyệt và ổ bánh thật ngon. " Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời con". Nàng nói. Rồi nàng kể về chàng trai tuấn tú nàng đã gặp trong rừng. Nàng dự tính sẽ gặp chàng vào tối đêm nay. Tiên Muôn Hoa nói: "Đã đến lúc ta phải nói hết sự thật cho Hồng Gai". Núp trên ống khói, con quạ của mụ ác Quỷ mỉm cười. Hồng Gai biết răng nàng là một vì Công chúa và nàng sắp phải lấy Hoàng Tử Philip. Muôn Hoa nói: "Ngày nay con phải về lâu đài để bắt đầu cuộc đời mới".Tim Hồng Gai như tan nát. Nàng không muốn lấy một hoàng tử. Nàng đã yêu chàng trai lạ mặt tuấn tla nàng gặp trong rừng. Đến lúc ấy, con quạ đen đã nghe đủ rồi. Nó vỗ cánh bay đi báo cho chủ nó rằng Công chúa Aurora đã được tìm ra. Ngay khi mặt trời sập tối, các tiên đỡ đầu dẫn Hồng Gai xuyên qua rừng về lâu đài. Họ không hề biết rằng ác tiên Muôn Quỷ luôn luôn rình rập chờ đợi họ. Tại toà lâu đài, các bà tiên để Aurora nghỉ tại một căn phòng yên tĩnh. Bất ngờ một ánh sáng bừng lên. Aurora như bị thôi miên đi theo luồng ánh sáng. Nó dẫn nàng leo lên một cầu thang xoắn ốc đến một gác xép. Bên trong gác xép là mụ Muôn Quỷ ngồi chờ cạnh một guồng quay tơ. Muôn Quỷ thúc nàng Công chúa sờ vào guồng quay tơ. Aurora vươn tay ra. Ngón tay nàng bị chiếc thoi đâm phải và nàng ngã vật xuống đất. Khi các bà tiên phát hiện Aurora nằm gục cạnh guồn quay tơ, họ hoá phép cho cả toà lâu đài chìm vào một giấc ngủ. May thay, các bà tiên biết được chính Hoàng tử Philip là chàng trai lạ mặt mà Hồng Gai đã yêu. Chỉ có nụ hôn của chàng mới đánh thức nàng được. Vì vậy, khi mọi người còn đang say ngủ, các bà tiên quay lại mái nhà tranh tìm Philip và dẫn chàng về lâu đài. Nhưng họ đến quá trễ ! ác tiên Muôn Quỷ và đội quân của mụ đã đến căn nhà tranh bắt Hoàng tử. Muôn Quỷ đem chàng về lâu đài của mụ và ném chàng vào một hầm ngục sâu. Mụ trói chàng vào tường với những sợi xích to và bỏ chàng ở đó cho chết. Khi các bà tiên không tìm thấy Philip tại chòi tranh, họ đoán ác tiên đã bắt chàng. Họ liền kéo nhau đến lâu đài ác tiên. Khi ác tiên đi vắng, các bà tiên xuất hiện ở ngục thất va giải thoát cho hoàng tử. Họ vung đũa thần trang bị cho chàng một tấm khiên đức hạnh và một lưỡi gươm chân lý. Hoàng tử phi ngựa đến lâu đài cứu Công chúa. Khi Muôn Quỷ phát hiện ra Hoàng tử đã chạy thoát, mụ gầm lên giận dữ. Mụ tung phép ra cho rừng gai mọc lên quanh lâu đài. Nhưng Philip lấy gươm thần mở lối đi vào. Bất ngờ, một con rồng đen khủng khiếp xuất hiện trên cao. Rồng đen cười nham hiểm. Đó là mụ ác tiên ! Philip đưa khiên lên đỡ ngọn lửa nóng bỏng của rồng đen không cho động đến chàng. Trận chiến bắt đầu ! Rồng đen phóng lên trời và bổ nhào xuống đầu Philip. Hoàng tử phóng gươm thần vào rồng đen. Con quái vật nhào xuống đất. Muôn Quỷ bị chết. Hoàng tử Philip chạy nhanh vào lâu đài. Chàng nhanh chóng tìm ra căn phòng nơi Công chúa nằm ngủ. Khi chàng nhẹ nhàng hôn nàng, nàng mở mắt ra. Lời nguyền đã được giải. Phép thuật của các bà tiên đỡ đầu cũng được giải. Khắp nơi trong lâu đài, mọi người đều thức dậy sau giấc ngủ thần tiên. Tối hôm đó, một dạ vũ được tổ chức để đón mừng lễ kết hôn của Philip và Aurora. Nàng công chúa trong bộ áo màu xanh lộng lẫy, vui mừng khiêu vũ trong vòng tay hoàng tử của lòng nàng. Nhìn đôi trẻ bên nhau, tiên Muôn Hoa không kìm được lòng, hoá phép bộ áo xanh sang hồng.Còn tiên Muôn Lành lại hoá phép sang màu xanh. Cứ thế hồng xanh hồng xanh hồng xanh Su tich chu cuoi cung trang Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về. Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên: - Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó! Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được. Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa. Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa . làng và văn cứ vào ngọc phả thần tích tại đền thờ Đức Bà (Tấm Cám) và đền thờ tướng quân Lê Thiệ, là dòng dõi Tấm Cám ở làng nói trên, thì câu chuyện khác với sự tích ta thường nghe kể cùng chuyện. Truyện Tấm Cám Ngày xưa, con Tấm, con Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám. tất cả các chim Trên trời, hãy lại đây nhặt giúp em, đỗ ngon thì bỏ vào nồi, đỗ xấu Thì bỏ vào cổ họng. Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ nhà bếp vào, Theo sau có chim gáy, rồi

Ngày đăng: 07/07/2014, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan