Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
150 KB
Nội dung
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của TT HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. HCM đã đưa ra những quan niệm chung về văn hóa, về vai trò, về một số lĩnh vực của văn hóa. Mặt khác, Người còn trình bày tư tưởng của mình về vai trò của đạo đức cách mạng, về những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo đức mới, sau cùng là những cống hiến của HCM về đạo đức, nhân văn và văn hóa vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Yêu cầu: Sinh viên cần nắm được nhưng quan điểm chung, cơ bản của HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới- Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của GV và SV Nội dung bài học Giới thiệu sơ lược và đi vào nội dung: Hồ Chí Minh đã định nghĩa như thế nào về văn hóa? Trong định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh phản ánh những điều cơ bản gì? - Nguồn gốc của văn hóa: từ lao động… - Cấu trúc của văn hóa: là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt. Định nghĩa về văn hóa này được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp? văn hóa bao gồm những lĩnh vực nào? Mục đích của văn hóa là gì? Nhằm đảm bảo sự sinh tồn của con người. I. Những quan điểm cơ bản của HCM về văn hoá 1. Khái niệm văn hóa theo TT HCM a. Định nghĩa về văn hóa Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, HCM đưa ra định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới - Cùng với định nghĩa về văn hóa, HCM còn nêu 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế” Trang 1 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang Văn hóa thuộc lĩnh vực nào? Văn hóa với kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau? Tính chất văn hóa không phải “nhất thành bất biến” mà nó thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn các mạng. 2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa. a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội -Một là, văn hóa là đời sống tinh thấn của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Trong quan hệ với chính trị: Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. xây dựng cơ sở hạ tầng đề có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. -Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị: - Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là; + Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam, định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. + Kinh tế và chính trị cũng phải có văn hóa. Vận dụng sáng tạo TT HCM, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa + Tính chất dân tộc: Cốt cách dân tộc, tinh tuý bên trong, đặc trưng của văn học + Tính khoa học: Thuận theo trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: Hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đấu tranh chống những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Tính chất đại chúng: phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng, đậm đà tính nhân văn, là nền văn hóa do quần chúng xây dựng Trang 2 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang Hồ chí minh chỉ ra mấy lĩnh vực văn hóa? Ở mỗi nội dung có thể dẫn những câu chuyện hoặc thơ: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, …” Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió trăng hoa… xung phong. “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Lý tưởng của thanh niên hiện nay là gì? c. Quan điểm về chức năng của văn hóa: văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau: - Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp: - Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. - Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân 3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa a. Văn hóa giáo dục - Phê phán nền văn hoá phong kiến và nền văn hoá thực dân. - Đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà b. Văn hóa văn nghệ Văn nghệ là văn hoá và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, đỉnh cao của đời sống tinh thần, hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Có ba quan điểm chủ yếu: - Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng - Hai là, văn nghệ gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân - Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc c. Văn hóa đời sống Thực chất của văn hoá đời sống là đời sống mới với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Ba nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu + Đạo đức mới: thực hành đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. HCM nhiều lần khẳng định:“Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân „, “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới’’ + Lối sống mới: sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà, truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. + Nếp sống mới: nếp sống văn minh, là quá Trang 3 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang HCM đưa ra những chuẩn mực đạo đức nào đối với người Việt Nam? (3cmđđ) Trung là gì? Là trung thực, thật thà… Hiếu là gì? Hiếu thảo, biết quan tâm… Dẫn 5 điều Bác Hồ dạy và lời khuyên của bác đối với thanh niên 1950 Trong XH phong kiến thì chuẩn mực trung hiếu biểu hiện như thế nào? “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung” Nội dung của trung và hiếu theo tư tưởng hồ chí minh? trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và p.triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của DT II. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC 1. Nội dung cơ bản của TT HCM về đạo đức a. QĐ về vai trò và sức mạnh của ĐĐ - Đạo đức là gốc của cách mạng Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng. Người yêu cầu Đảng phải là “đạo đức, là văn minh „ HCM luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế đức và tài thống nhất làm một. Trong đó đức là gốc của tài. - Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược, sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CNCS trở thành sức mạnh vô địch. b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng - Trung với nước, hiếu với dân “Trung” và “hiếu” vốn là những khái niệm đạo đức cũ… bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ „ HCM mượn khái niệm đạo đức cũ và đưa vào đó một nội dung mới, tạo nên một cuộc cách mạng, trong quan hệ về đạo đức, đó là “Trung với nước, hiếu với dân” Người nói “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” Trang 4 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang GV làm rõ từng phẩm chất ở mỗi phẩm chất có thể kể những câu chuyện như: Là sinh viên chúng dta thể hiện chữ “cần” theo TT HCM như thế nào? Bác Hồ đi ngoại giao mặc quần áo giản dị và đôi dép râu các anh cán bộ giấu dép đi ngoại giao không phải khoe giày nếu người khác đánh giá con người qua đôi dép thì họ sai lầm… Tiết kiệm giấy đã sử dụng một mặt… [Có thể nói về các khoản tiếp khách trong giáo dục- ăn nhậu] Theo HCM, Trung với nước phải gắn liền với hiếu với dân, vì nước là của dân và dân là chủ của đất nước. Bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng’’ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng và giữ nước trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân là thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc Yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức HCM. Cần, kiệm, liêm, chính, CCVT là những khái niệm đạo đức cũ, được HCM tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: ngày xưa PK nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực hiện. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho nhân dân theo để đem lại hạnh phúc dân. Với ý nghĩa như vậy, đây là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” - Cần: Siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất với tinh thần tự lực cánh sinh - Kiệm: Tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của nước của dân); không xa xỉ, không hoang phí, phô trương, bừa bãi, liên hoan, chè chén lu bù. - Liêm: Tôn trọng của công, của dân. Phải trong sạch, không tham tiền của, địa vị, danh tiếng. - Chính: Không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Thể hiện qua 3 mối quan hệ: với mình, với người, với việc. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. C, k, l, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Cần, Kiêm, Liêm, Chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, văn minh tiến bộ của dân tộc; Là nền tảng của đời sống mới, của thi đua yêu nước, là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Tổ quốc Trang 5 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang “Quan san muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đề là anh em” Hình tượng 5 ngón tay… Có thể nói thêm về vấn đề giải phóng phụ nữ: phụ nữ là một nữa XH vì sự tiến bộ phụ nữ bình đẳng giới. Giúp uống nước nhớ nguồn: liên xô, các nước xã hội chủ nghĩa… Giúp bạn là tự giúp mình… Pônpôt Vận dụng kiến thức nói đi đôi với làm để hiểu về lời khuyên “Hãy làm theo những điều tôi nói, đừng làm theo tôi làm” - Đây là thói đạo đức giả. - Nói một đằng làm một nẻo, nói được không làm được. Hiểu thế nào về câu nói của Lênin “một trăm bài diễn văn hay không bằng một - Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việv gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiện hạ”. Thực hành chí công vô tư là nêu chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. - Thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa + Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. + Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. + Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo. - Có tinh thần quốc tế trong sáng -Tư tưởng HCM là sự thống nhất, hoà quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. -Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức CSCN, bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội XHCN -Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc: + Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc… + Chống hằn thù, bất bình đẳng dân tộc, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, bành trướng bá quyền… + Chủ trương giúp bạn là tự giúp mình - Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: Bốn phương vô sản đều là anh em. c. QĐ về những nguyên tắc XD ĐĐ mới. - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới - Nói đi đôi với làm đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm. Cũng là biểu hiện của Trang 6 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang tấm gương sống” Lý luận phải gắn với thực tiễn. Xây là xây cái gì? Chống là chống cái gi? Phong trào 3 xây ba chống: - Xây: kế hoạch, tài chính, khoa học kĩ thuật. - Chống: tham ô, quan liêu, lãng phí. Mục đích của xây và chống? Là sinhh viên chúng ta cần xây cái gì và chống cái gì? thói đạo đức giả ở một số cán bộ “ vác mặt làm quan cách mạng”… - Nêu gương đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” - Đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đến “đạo làm gương” Phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt việc tốt trong mọi lĩnh vực, mọi đối tượng…Người nói:“Người tốt việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” - Xây đi đôi với chống Trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng-sai, cái đạo đức và cái vô thường đen xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của con người. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây - Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục phải phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi, nghề nghiệp, giai cấp, môi trường . Phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người CM” Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, xấu, vô đạo đức trong đời sống hàng ngày. Phải kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người. Khổng tử nói:“chính tâm, tu thân”. HCM chỉ rõ: “Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng trong bản thân mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng…Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công” - Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của Trang 7 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang Là sinh viên, chúng ta phải học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM như thế nào? mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hàng ngày 2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM - Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân: - Đạo đức, hiểu tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng được xã hội thừa nhận. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người. - HCM quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên từ rất sớm, vì thanh niên là “người chủ tương lai của nước nhà” -Thực hành đạo đức trong đời sống hàng ngày không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách . - Trong xã hội, mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. - Kiên trì, tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM: - Sinh viên phải có “6 cái yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và kỷ luật - Sinh viên phải: + Rèn luyện cho mình những đức tính: trung thành, tận tụy, thật thà, chính trực. + Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình. + Trong học tập, phải kết hợp lý luận và thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa các nhân, chống tư tưởng háo danh, hám lợi, chống lười biếng, coi khinh lao động, kiêu ngạo, giả dối, khoa khoang…Phải trả lời được câu hỏi: học để làm gì? Học để phục vụ cho ai? + Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù? b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM Trang 8 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang HCM nhìn nhận non người như thế nào? HCM xém xét con người trong các mối quan hệ nào? Vì sao nói con người là vốn quý nhất, - Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay - Học tập và làm theo tấm gương ĐĐ HCM + Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người + Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức tính khiêm tốn phi thường + Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. + Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. III. TT HCM về xây dựng con người mới 1. Quan niệm của HCM về con người a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể - HCM xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân- Thiện- Mỹ. Xem xét con người trong tính đa dạng: trong quan hệ xã hội, trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện, làm việc - HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ… bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh học của con người. “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình” b. Con người cụ thể, lịch sử - HCM dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, con người, ai…) - Xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan c. Bản chất con người mang tính xã hội - Để sinh tồn, con người phải LĐ sản xuất, xác lập các mối quan hệ giữa người với người - Con người là sản phẩm của xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người. Trang 9 Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CM? Vì sao nói con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng? 2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược trồng người a. Quan điểm của HCM về vai trò của con người - Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CM Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. + Con người là mục tiêu của CM. Mục tiêu của một cuộc cách mạng triệt để: đích cuối cùng là để giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của con người. +Con người là động lực của cách mạng. Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo của Đảng cộng sản. + Phải thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người động lực. Chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng b. QĐ của HCM về chiến lược “trồng người” - Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. - Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể , mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Trang 10 [...]... góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức macxit Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi được thế giới thừa nhận - TT HCM về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng: + Về lý luận: có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp GD, ĐT con người Việt Nam Trên cơ sở quan triệt quan điểm GD đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý... con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống TT HCM Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức HCM không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế Trang 11 ... giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những sự đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại - Trong lĩnh vực văn hóa, HCM đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước - Trong lĩnh vực đạo đức, HCM đã có những...Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang - Con người XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng XHCN, có đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha độ lượng Quan niệm: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người “ Việc học không bao... hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng XHCN Đảng ta xác định GD và ĐT là quốc sách hàng đầu + Về thực tiễn: sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới Dưới ánh sáng của TT HCM, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục . Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của TT HCM về văn hóa, đạo. đạo đức cách mạng, về những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo đức mới, sau cùng là những cống hiến của HCM về đạo đức, nhân văn và văn hóa vào. đạo đức và xây dựng con người mới. HCM đã đưa ra những quan niệm chung về văn hóa, về vai trò, về một số lĩnh vực của văn hóa. Mặt khác, Người còn trình bày tư tưởng của mình về vai trò của đạo