Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
317 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA NGỮ VĂN LỚP VĂN HỌC 4B MÔN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI BÀI THU HOẠCH Đ Ề TÀI: CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST ? ? Giáo Viên Hướng Dẫn Thành Viên Nhóm Thực Hiện: T.S. LÊ NGỌC THÚY 1. TÔ VĂN ĐẢM 2. VÕ THỊ BÉ NGOAN 3. PHẠM TRỌNG HỮU 4. NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU 5. NGUYỄN HỮU BÌNH 6. ĐẶNG THỊ KIỀU HẠNH 1 Cần thơ:06/12/2010 I- TÁC GIẢI Tiểu sử: Johann Wolfgang von Goethe. Geothe,năm 38 tuổi Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) là thi sĩ, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học, chính khách, nhà triết học Đức. Goethe sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành phố Phranphuôc bên sông Mainơ. Lúc nhỏ, Iôhan được bố và các gia sư dạy chữ và nhiều ngoại ngữ. Năm 16 tuổi, Iôhan học khoa Luật tại trường Đại học Laixich, sau chuyển sang trường Đại học Xtơraxbua. ở đây, Guêthơ đã tham gia vào nhóm văn học Bão táp và Xung kích, một phong trào văn hóa chống lại chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa cổ 2 điển. Năm 1771, ông tốt nghiệp đại học Luật và làm luật sư ở Phranphuốc. Ông bắt đầu sáng tác và trở thành nhà văn nổi tiếng. Khi đó "mốt" bảo hộ các tài năng và dùng những người nổi tiếng để tô điểm cho triều đình đang thịnh hành, ông được công tước trẻ tuổi xứ Dăcden - Vâyma là Calơ Aogutxơ mời sang Vâyma (1776). Ông được cử giữ chức cố vấn cơ mật, chủ tịch phòng tài chính và được phong tước quý tộc. Tuy ông được hậu đãi và làm được một số điều hữu ích cho công quốc Vâyma, nhưng "trong chiếc lồng vàng Vâyma khó cất lời ca", cho nên ông đã bỏ sang Italia, tìm cảm hứng và sáng tác. Đồng thời ông cũng tiến hành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về khoáng học và hình thái học. Năm 1792 - 1793, ông tham gia cuộc hành quân trong các đội quân phong kiến châu Âu chống lại cách mạng Pháp. Tuy có tư tưởng chống lại cách mạng bạo lực, nhưng ông cũng thấy sự cần thiết phải làm cách mạng để xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát. II-TÁC PHẨM: Hầu hết các tác phẩm của ông thường tồn tại với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm hai phần. tác phẩm này là một trong những điểm đỉnh cao trong nền văn hóa thế giới. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister’s Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther… 1.Tác phẩm Faust: Faust là tác phẩm kịch của thi sĩ, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học, chính khách, nhà triết học Đức lỗi lạc Johann Wolfgang Goethe. Goethe đã viết nhiều cuốn tiểu thuyết, nhiều vở kịch, nhiều tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất là vở kịch thơ Phaoxtơ (Faust - phần I xuất bản năm 1806, phần II hoàn thành trước khi tác giả mất năm 1832). Trong tác phẩm Phaoxtơ, Goethe đã gợi lên lòng khao khát hạnh phúc của con người, sự nỗ lực vươn lên không ngừng nhằm chinh phục thiên nhiên, ông cũng đề cao tự do, cuộc đấu tranh cho tự do và sự cao cả của lao động sáng tạo. 3 Faust I, phiên b ả n đ ầ u tiên, 1808 Faust II, ấn bản đầu tiên năm 1832 *Faust: Faust – con người có thật Georg Faustus – theo cổ sách ghi chép có tên thật là Helmstãdter, sinh năm 1480 ở Knittlingen vùng Wũrtemberg, miền Tây nam nước Đức, sống bằng nghề bán thuốc rong ở các chợ phiên và biểu diễn những trò ma thuật, sai khiến qủy thần; cứ như vậy lang thang khắp các vùng Heidelberg, Nũrnberg, Erfurt, Wittemberg. Ông còn biết xem bói tướng và tự xếp mình ngang hàng với cha xứ rất được kính nể.vùng Bamberg- Faustus bị coi là kẻ kết thân với qủy thần, lạm dụng phù thuật và bị đuổi khỏi Nũrnberg. Georg Faustus mất năm 1536 ở Staufen vùng Breisgau. Người đương thời kể về Faustus với thái độ vừa kinh hòang, vừa khâm phục. 4 2.Tóm tắt nội dung: Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả thông minh, tài giỏi trong chế độ phong kiến, là một người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học. Phòng làm việc của chàng là hàng lô những dụng cụ nghiên cứu và sách vở chất đến trần nhà. Faust đã học qua tất cả các khoa của trường đại học, đỗ tiến sĩ và làm giáo sư mười năm liền. Danh tiếng lừng lẫy, song kiểm điểm lại chàng thú nhận mình vẫn “thông minh như cũ” và những hiểu biết của chàng quá hữu hạn so với bao điều bí mật chưa tìm ra được trong vũ trụ. Sách vở nhà trường không giúp chàng hiểu được cội nguồn của vạn vật và những mối quan hệ bên trong của chúng. Chàng chán ngấy lối học kinh viện trong trường đại học với những “lý thuyết màu xám ngắt”, muốn rời bỏ nó để tìm về “cây vàng của cuộc đời tươi xanh”. Đã có lúc chàng định uống thuốc độc tự tử. Faust mong muốn có một sức mạnh huyền bí nào đó mà nhờ nó chàng có thể thỏa mãn khát vọng khám phá tận cùng của tri thức. Với quyển sách hướng dẫn ma thuật, chàng đã từng gọi thần đất đến với mình, nhưng thần đất làm chàng hoảng sợ. Chàng có một viên trợ giáo là Vacne, một gã sinh đồ khô khan và quen tầm chương trích cú làm chàng chán ngấy. Một hôm cùng gã đi ra miền quê dạo chơi nhân ngày lễ Phục sinh, chàng bắt gặp quỷ Mephixto đội lốt một con chó đen. Nó theo chàng về nhà và hứa sẽ giúp chàng thỏa mãn mọi điều chàng khát khao, nhưng nếu thua cuộc chàng phải trút linh hồn cho quỷ để chịu kiếp nô lệ ngàn đời. Giữa quỷ và người lập tức diễn ra một sự thách thức: Faust tự đề ra cho mình kế hoạch không ngừng nỗ lực vươn lên để làm giàu vốn tri thức về xã hội và thiên nhiên, “muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò tận cùng bí mật”, lại muốn “chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của trần gian”. Nhưng nếu quỷ có thể ngăn được không cho chàng thực hiện được điều đó, làm chàng thỏa mãn với chính mình, mê hoặc được chàng bằng lạc thú thấp hèn thì chàng thua cuộc. 5 Từ đó, quỷ tìm mọi cách quyến rũ Faust, đưa Faust đến với các cuộc chè chén trong giới sinh viên, dùng pháp thuật làm Faust trẻ lại và bố trí cho Faust gặp nàng Gretsen, một cô gái xinh đẹp và trong trắng, với ý định để chàng vui với tình yêu mà từ bỏ kế hoạch tiếp tục hành trình khám phá khoa học. Tình yêu say đắm giữa hai người bị quỷ chi phối khiến họ gặp biết bao khổ cực, oan trái: mẹ, anh trai của Gretsen bị quỷ mượn tay Faust giết chết, con của Faust và Gretsen vừa sinh cũng bị giết. Chính quyền phong kiến bắt giam và xử tử Gretsen. Faust tìm cách cứu Gretsen thoát khỏi lao tù nhưng không được do nàng cự tuyệt bỏ trốn. Rời khỏi nhà tù, chàng ngủ trên bãi cỏ đầy hoa dại, bầy tiên nữ ca hát của chàng làm chàng quên hết đau buồn, lòng trào dâng hối hận và muốn hăng say hoạt động trở lại. Chàng cùng quỷ đến Kinh đô, giúp vua chế tạo ra tiền giấy trang trải mọi khoản chi tiêu nợ nần. Rồi chàng dùng phép thuật tìm về thế giới Hy Lạp cổ, chung sống với nữ thần Helen. Hai người sinh được một đứa con trai nhưng vì nó quá nghịch ngợm nên đã bay lên trời, Helen vợ chàng cũng bay theo con. Faust lại quay về phương Bắc giúp vua dẹp tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi và được vua thưởng công cho một khu đất hoang hóa bên bờ biển. Khi đó Faust đã trăm tuổi, quỷ lo sợ Faust chiến thắng bèn làm mắt chàng bị mù, nhưng Faust vẫn nỗ lực chiêu mộ dân chúng đến khai phá, cải tạo thiên nhiên. Trước khi chết, Faust đã dự cảm được rồi đây “một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do” mà họ đã khai phá đó. 3. Ý nghĩa Trên nền cốt truyện dân gian về một con người bán linh hồn cho quỷ dữ để thỏa mát khát khao hiểu biết và các ước mơ, Goethe đã đưa vào Faust nội dung triết lý sâu sắc nhằm chống lại các tín điều tôn giáo: con người không phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo và luôn có nỗ lực vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi thế lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của mình nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tác phẩm đề cao con người, với lao động của họ, như một động lực để tồn tại và phát triển. Bằng cái nhìn nhân ái, Goethe thể hiện sự bao dung và lòng tin vào mỗi hành động của con người, dù có 6 thể họ lầm lạc không tránh khỏi trong bước đường hoạt động, nhưng cuối cùng vẫn tìm được đường đi đúng đắn để vươn lên. Bên cạnh nội dung triết lý, vở kịch còn thể hiện vốn kiến thức hết sức to lớn của tác giả về mọi mặt chính trị, khoa học, đạo đức, triết học, tôn giáo và xã hội, xứng đáng là tác phẩm vĩ đại mà Goethe đã theo đuổi suốt đời, mang đến cho người đọc mọi thế hệ những nhận thức sâu sắc về một giai đoạn trong lịch sử nhân loại: giai đoạn có sự chuyển giao giữa giai cấp phong kiến và tư sản. Vở kịch là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến, một xã hội với pháp luật man rợ và những hạng người suy đồi của nó luôn lăm le kéo lùi bánh xe lịch sử. Tác giả cũng ít nhiều phản ánh trong Faust diện mạo của xã hội tư sản đang lên và vẫn còn ở giai đoạn tiến bộ, với những giá trị nhân văn và khát vọng đấu tranh giải phóng con người, nhưng đã manh nha những bất cập với sự chi phối của tiền và quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy. Từ một nhân vật với những hành động thể hiện khát vọng đơn lập của một cá nhân, Faust thực sự phản ánh lịch sử của cả nhân loại trong hành trình đi tìm sự thật và những nỗ lực hành động để thay đổi thế giới nhằm hướng đến một cuộc sống toàn vẹn, hiển hiện một lịch sử loài người với những cuộc đấu tranh giữa cái [Thiện]] và cái Ác, cái tiến bộ và cái kìm hãm. Với ý nghĩa sâu sắc trong một nội dung trữ tình đầy chất thơ, vở kịch Faust thực sự là một tác phẩm kịch đã đưa danh tài của của đại thi hào Goethe lên đỉnh cao, đồng thời tác phẩm cũng xứng đáng được đánh giá là một trong những vở kịch vĩ đại nhất mọi thời đại. III- ĐOẠN TRÍCH: PHẦN THỨ NHẤT CUỘC ĐỐI THOẠI PHÒNG LÀM VIỆC. (Fauts và Mephisto). Faust: Ai gõ cửa đó? Cứ vào! 1530 Ai lại muốn làm khổ ta đấy nhỉ? Mephisto: Tôi đây. Faust: Cứ vào. 7 Mephisto: Ông cần nói ba lần như thế. Faust: Thì cứ vào. Mephisto: Thế là ông đã làm đẹp lòng tôi, Chắc chúng ta sẽ hợp ý nhau thôi; Để xua đuổi giúp ông mọi ưu tư buồn bực, 1535 Tôi xuất hiện trước ông như một chàng quí tộc. Với trang phục màu hồng thêu những nét vàng tươi, Aó choàng ngoài bằng lụa qui hẳn hoi, Và trên gài chiếc lông gà trống, Thanh gươm bên mình vừa dài vừa sắc nhọn. 1540 Tóm lại là, Tôi khuyên ông nên ăn mặc như tôi, Để nếm trải cuộc đời Được tư do thoải mái Faust: Dù mặc trang phục nào ta cũng luôn cảm thấy, 1545 Nổi đọa đầy của kiếp sống trần ai. Ta đâu còn trẻ nửa để ham hố vui chơi, Ta cũng chưa quá già để không còn dục vọng. Liêu trân thế có gì tăng cho ta vui sống? An phận vậy thôi! Đành an phận mà thôi! 1550 Cái điệp khúc kia vẫn có tự ngàn đời Vang bên tai mỗi người Và ngân dài trọn kiếp, Từng phút, từng giờ nó ngân lên thao thiết. Và ta kinh hoàng tĩnh dậy mỗi sớm mai, 1555 Mắt muốn trào tuôn bao giọt lệ đắng cay , Khi thấy một ngày theo lộ trình diễn tiến, Sẽ lại không làm cho ta mãn nguyện Một ước vọng nào, dù chỉ một thôi, Những phê phán nhỏ nhen, ngang trái của người đời Làm nguội lạnh niềm vui ngay từng trong cảm nghĩ, 1560 Hàng ngàn điều giả nhân giả nghĩa Ngăn chặng trong ta nguồn sáng tạo trào dâng. Ngay cả khi đêm phủ xuống mênh mông, 8 Ta nằm trên gường mà lòng đầy sơ hãi; Đêm đâu có cho ta sự yên bình, thư thái, 1565 Ác mộng khiến ta luôn thảng thốt giật mình. Vị chúa trong ta ngự trị chốn tâm linh Làm xáo động hồn ta tới tận cùng sâu thẳn, Chúa trị vì trên mọi nguồn sức mạnh, Nhưng lại chẳng mảy may tác động đến bên ngoài, 1570 Vậy nên, Hiện hữu đối với ta là gánh nặng trần ai, Cái chết ta ước mong, cuộc đời ta oán ghét Mephisto: Nhưng thần chết chẳng bao giờ được đoán mừng nồng nhiệt! Faust: Ôi, thật phúc cho ai đang rạng rỡ chiến công Đươc thần chết đội cho mình vòng nguyệt quế đẫm máu hồng , 1575 Phúc cho ai ,sau cuộc nhảy điên cuồng mê dại , Được thần chết tìm ra trong vòng tay cô gái! Ôi,giá như ta trước uy lực thánh thần! Được siêu thoát linh hồn,ngây ngất,tắt lặng dần! Mephisto: Vậy mà có người trong cái đêm hôm đó, 1580 Thứ chất lỏng màu nâu không nuốt qua khỏi cổ. Faust: A, do thám xem chừng cái thú của nhà anh. Mephisto: Tôi không hiểu mọi điều,nhưng biết lắm sự tình. Faust: Cho dù tiếng ca xưa ngọt ngào và thân thuộc. Đã giải thoát hồn ta khỏi hỏang loạn, hãi hùng, 1585 Đã lừa gạt chút tình cảm ấu thơ còn xót lại trong lòng Bằng dư âm của một thời tươi vui không còn nửa, Thì giờ đây ta cũng đều nguyền rủa: Tất cả những gì đã trói buộc hồn ta Bằng cán dỗ si mê, bằng giả trá ranh ma, Đã đẫy ải hồn ta vào tấm thân thế tục* 1590 Bằng hình ảnh chói lò và phỉnh phờ hạnh phúc! Ta nguyền rủa trước tiên cái ý tưởng lớn lao Mà tinh thần tự giam hãm mình vào! 9 Nguyền rủa vẻ hào phóng bên ngoài khêu gợi, Hướng vào các giác quan của con người lấn tới! 1595 Nguyền rủa sự dối lừa mơn trớn lúc mơ màng, Nào muôn thuở lưu danh, nào rạng rỡ vinh quang! Nguyền rủa cái gọi là sơ hữu vẫn vuốt ve, cám dỗ, Nào vợ con, nào ruộng vườn, nào con hầu người ở! Nguyền rủa thần Mammon đem châu báu bạc vàng 1600 Xúi giục con người làm những chuyện táo gan, Hay trải sẵn mền loan, nệm thúy Dụ dỗ ta thích an toàn, vô vị! Ta nguyền rủa chùm nho có chất rượu say nồng! Nguyền rủa thú yêu đương với mê đắm tột cùng! 1605 Ta nguyền ruả Niềm Tin, nguyền rủa niềm Hy vọng! Và trên hết, Ta nguyền rủa tính kiên trì trong cuộc sống! ĐỒNG CA CÁC TIÊU YÊU (VÔ HÌNH): Than ôi! Than ôi! Cõi thế đẹp tươi, Cõi thế sụp đổ Cõi thế nát tan! Một á thần đập nó tan hoang! Chúng ta mang mảnh vỡ Về hư vô hoang vũ. 1615 Chúng ta tiec khôn nguôi Cái Đẹp mất đi rồi. Hỡi ai kêu dũng, Con cua trần gian, Hỡi kẻ hiên ngang, 1620 Hãy mau dựng lại, Ngay trong long mình, Cõi thế hồi sinh! Nào hãy bắt đầu Một cuộc đời mới, Với hồn sang trong, 10 [...]... của cuộc sống, ý nghĩa của tri thức, của tình yêu của mọi hoạt động trong đời sống con người Cuộc hành trình này đã bắt buộc nhân vật phải tách rời thế giới của sách vở của lý thuyết khô khan thu n túy để vấn thân vào những trải nghiệm sống của cuộc đời, có khi phải đau khổ lầm lạc phải trả giá mới nhìn ra chân lý. Nói cách khác chân lý của cuộc đời không nằm trong sách vở Vì thế nhân vật Faust trong tác. .. bạo của một thiên tài Chính đề tài của Faust– vở kịch về lịch sử của loài người, về mục đích của cuộc đời con người – cũng là mục đích cuối cùng trong sự sống xã hội của loài người nên Faust không phải là vở lịch lịch sử theo ý nghĩa thông thường sắc mầu Trung cổ hậu kì ở nước Đức Sự bế tắt trước lý thuyết kinh viện không mở ra lối thoát cho con người Tác phẩm Faust là cuộc hình trình đi tìm ý nghĩa của. .. tồn tại của mình Tác phẩm Faust đã lấy cảm hứng từ truyền thuyết « bán linh hồn cho quỷ » Goethe đã phát triển truyền thuyết này lên thành một tác phẩm kịch không dừng lại ở sự kiện mà còn có ý nghĩa nhân sinh và ý nghĩa triết lý Trong tác phẩm hình tượng con người đi tìm chân lý thể hiện qua quá trình vừa đi tìm đến khát vọng ước mơ vừa trang đấu nhận diện các thế lực cám dỗ có thể xô đẩy con người. .. làm cho người ta liên tưởng ngay đến hòan cảnh dân tộc Đức đương thời, nó cần một giải thóat khỏi cảnh cùng khổ của Đức Tác phẩm Faust đã đề cập tới vấn đề lớn của nhân lọai: cải tạo và chinh phục thiên nhiên Con người là như thế :ông thánh con- con quỷ Con nguời là lọai “động vật cao cấp” và ở trong mỗi con người chúng ta đều có hai mặt của cá tính con người: “bản 25 năng cao thượng” – ông thánh con và... tuyệt vọng giải thoát tất cả, trong Faust kiệt tác bất hủ của ông, trong câu chuyện của những khổ đau những lo ngại về số phận của Faust trong việc tìm kiếm của mình cho được bản chất thực sự của cuộc sống Ông nghi ngờ, tuy nhiên, nỗ lực 30 của ông đang thất bại thất vọng với việc học tập và các giới hạn cho kiến thức và quyền lực của mình, ông đã thu hút sự chú ý của ma quỷ, người đã đồng ý để phục vụ... của cá tính con người và sự cố gắng bất hạnh nó lại hợp nhất cái thần thánh và cái rất con người ở ngay trong cơ thể con người, điều đó người ta không thể bỏ qua được,vì rằng cốt truyện không và không phải đi theo một thể lọai văn học nào cả, nhưng nó lại đi và phải đi tới ánh sáng chói chang của chân lý, do đó người ta không nên dừng lại ở đề tài câu chuyện, mà nó cần đi xa hơn nữa, tới tư tưởng của. .. khoảng khắt của chàng, không hề bị mua chuộc bằng cái giá chối bỏ sự hoàn thiện vô tận của loại người và của con người Faust đã chết và trước khi chết chàng biết rằng hình thức duy nhất phải tìm kiếm của sự hòa nhập ấy là lao động tập thể cho công việc chung cần thiết cho mọi người Chỉ chừng nào con người ngừng hoạt động, chàng ra thỏa mãn với những thành quả đã đạt được, thì lúc đó con người mới phủ... thánh cuộc đời của dân tộc Đức.” V-TÌM CHÂN LÝ TRONG TÁC PHẨM: Tác phẩm Faust của Goethe là một vở kịch mang tính dân tộc sâu sắc Tính dân tộc được bộc lộ ngay ở chính xung đột tinh thần của nhân vật khởi loạn chống lại cuộc sống lay lắc vô vị nơi hiện thực nước Đức hủ lậu,vì tự do hành động và tự do tư tưởng.Những khát vọng như vậy không chỉ có ở những con người thu c thế kỉ XVI 26 mảnh liệt, mà còn... cuối tác phẩm đã cho thấy sự khẳng định chân lý. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong hành động cải tạo thế giới mình đang sống sao cho trở thành một thế giới tốt đẹp hơn VI- KẾT LUẬN : Câu chuyện về Faust lấy cảm hứng từ một hợp đồng lớn của truyền thuyết văn học và minh hoạ Mặc dù nhiều người ngày nay trong những chủ đề cổ điển và Trung Âu có thể được khó khăn cho người đọc nắm bắt hiện đại, công việc... trong tác phẩm quyết tìm ra chân lý của cuộc sống Trước lý thuyết kinh viện không mở ra lối thoát cho con người, điều đó đã làm cho Faust bị bế tắt : Faust căm ghét cái rào chắn bằng học thức của mình.Chính bởi lẽ khi nằm trong « Cái thế giới ngột ngạt » ấy, ông không bao giờ có thể đạt được những khát khao trên Vở mộng vì những tính điều chết cứng và những công thức kinh viện trí tuệ của cái anh minh . NGOÀI BÀI THU HOẠCH Đ Ề TÀI: CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST ? ? Giáo Viên Hướng Dẫn Thành. lịch sử của cả nhân loại trong hành trình đi tìm sự thật và những nỗ lực hành động để thay đổi thế giới nhằm hướng đến một cuộc sống toàn vẹn, hiển hiện một lịch sử loài người với những cuộc. giới. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister’s Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther… 1 .Tác phẩm Faust: Faust là tác phẩm kịch của thi