V-TÌM CHÂN LÝ TRONG TÁC PHẨM:

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH: CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST ppt (Trang 26 - 30)

VI- BÌNH LUẬN VỀ FAUS T:

V-TÌM CHÂN LÝ TRONG TÁC PHẨM:

Tác phẩm Faust của Goethe là một vở kịch mang tính dân tộc sâu sắc . Tính dân tộc được bộc lộ ngay ở chính xung đột tinh thần của nhân vật khởi loạn chống lại cuộc sống lay lắc vô vị nơi hiện thực nước Đức hủ lậu,vì tự do hành động và tự do tư tưởng.Những khát vọng như vậy không chỉ có ở những con người thuộc thế kỉ XVI

mảnh liệt, mà còn là những ước mơ đã choáng ngợp trí năng cả một thế hệ các nhà văn phong trào “Bão tap và Xung kích” mà Goethe đã cùng họ đấu tranh trên lỉnh vực văn chương.

Goethe bắt đầu viết Faust bằng sự táo bạo của một thiên tài. Chính đề tài của Faust– vở kịch về lịch sử của loài người, về mục đích của cuộc đời con người – cũng là mục đích cuối cùng trong sự sống xã hội của loài người nên Faust không phải là vở lịch lịch sử theo ý

nghĩa thông thường sắc mầu Trung cổ hậu kì ở nước Đức.

Sự bế tắt trước lý thuyết kinh viện không mở ra lối thoát cho con người.

Tác phẩm Faust là cuộc hình trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của tri thức, của tình yêu của mọi hoạt động trong đời sống con người. Cuộc hành trình này đã bắt buộc nhân vật phải tách rời thế giới của sách vở của lý thuyết khô khan thuần túy để vấn thân vào những trải nghiệm sống của cuộc đời, có khi phải đau khổ lầm lạc phải trả giá mới nhìn ra chân lý.Nói cách khác chân lý của cuộc đời không nằm trong sách vở. Vì thế nhân vật Faust trong tác phẩm quyết tìm ra chân lý của cuộc sống.

Trước lý thuyết kinh viện không mở ra lối thoát cho con người, điều đó đã làm cho Faust bị bế tắt :

Faust căm ghét cái rào chắn bằng học thức của mình.Chính bởi lẽ khi nằm trong « Cái thế giới ngột ngạt » ấy, ông không bao giờ có thể đạt được những khát khao trên .Vở mộng vì những tính điều chết cứng và những công thức kinh viện trí tuệ của cái anh minh bí hiểm thời trung cổ. « Ông liền quay sang ma thuật ».

Faust đã chán ngấy lối học kinh viện trong trường đại học với những « lý thuyết màu xám ngắt »,muốn rời bỏ nó để tìm về « cây vàng của cuộc đời tươi xanh ».Đã có lúc chàng định uống thuốc độc ra khỏi môi chàng. Faust được đưa trả về « Dương thế »không phải bởi tình cảm tôn giáo bừng tỉnh mà là kí ức về thời thơ ấu, khi vào những ngày lễ nhà thờ chàng cảm nhận được sự hòa nguyện với nhân gian :

« Cho dù tiếng ca xưa ngọt ngào và thân thuộc Đã giải thoát hồn ta khỏi hoạn loạn, hãi hùng

Đã lừa gạt chút tình cảm ấu thơ còn sót lại trong lòng Bằng dư âm của một thời tươi vui không còn nửa, Thì giờ đây ta cũng điều nguyền rủa

Tất cả những gì trói buộc hồn ta

Bằng cám dỗ si mê, bằng giả trá ranh ma Đã đẩy ải hồn ta vào tấm thân thế tục... »

Những mâu thuẩn giằng giặc nội tâm luôn xuất hiện trong con người Faust, mâu thuẩn giữa khát vọng tìm hiểu thế giới và giới hạn bất lực của tri thức củ. Vào những thời khắc bất bình bi thảm với chính mình. Thì quỹ Mephisto xuất hiện dưới hình hài con chó xù. ở đây, tác giả đã đưa quỹ Mephisto đại diện phát biểu lên quan điểm của nhà thờ. « Theo đó, con người điên rồ vì những ước mơ vô lý : muốn chinh phục cái vì sao trong vũ trụ và muốn tận hưởng mọi lạc thú trần gian ».Cái nhìn phản nhân đạo của Mephisto cũng chính là cái nhìn phủ nhận giá trị của con người của đạo cơ đốc.Trong những lúc nhận thức bằng hành động vẫn còn mù mờ của Faust thì quỹ Mephisto đã chiếm đoạt linh hồn của anh bằng những cám dỗ khoái lạc của cuộc đời.Nhưng Faust vẫn không bị Mephisto lôi kéo, cám dỗ rời khỏi cội nguồn của mình, FAUST đã từng khẳng định với Mephisto rằng :

« Nếu có khi nào ta yên lòng trên giường nằm lười nhác Đấy là khi ta đánh mất tiêu rồi !

Nếu anh phỉnh phờ lừa ta thấy bùi tai Khiến với bản thân ta, ta hài lòng tự đắc, Nếu anh lừa được ta bằng thú vui hưởng lạc Thì ngày ấy với ta là ngày cuối cuộc đời ! »

Nhưng vì một câu nói phản bát luận điểm của kinh thánh đã dịch, « khởi thủy là lời »,Faust đã mạnh dạn chửa lại « khởi thủy là hành động » Nên ông phải trả giá bằng nổi lo âu, băn khoăn, buồn lo về hành động đi tìm ra chân lý :

« Và ta kinh hoàng tỉnh dậy mỗi sớm mai Mắt muốn trào tuôn bao giọt lệ đắng cay Khi thấy một ngày theo lộ trình diễn tiến Sẽ lại không làm cho ta mãn nguyện Một ước vọng nào, dù chỉ một mà thôi Ta nằm trên giường mà lòng đầy sợ hãi »

Ước muốn chinh phục thiên nhiên vũ trụ của con người nói chung của Faust nói riêng điều đó không phải là xấu nhưng ở đây nó đòi hỏi con người cần phải lao động, để chinh phục thiên nhiên, để mưu cầu hạnh phúc cho mình và Faust đã không ngừng vươn lên để đạt được khát vọng. Hỡi ôi ! trước mắt Faust là những đau buồn, gian khổ vẫn diễn ra :

« Vị thần vĩ đại kia đã khinh miệt ta rồi, Mạch tư duy chẳng còn liên tục nửa,

Thiên nhiên trước mắt ta vẫn cài then, rập cửa Mọi tri thức trần gian ta chán ghét lâu rồi... »

Từ những tuyệt vọng của cuộc đời, Faust đã chán ngán và dần dần ra vào cạm bẩy của Mephisto :

Mephisto nói : « Vậy, hãy tươi tỉnh lên đi ! vứt bỏ mọi trầm tư mặc tưởng,

Hãy lao thẳng vào trần gian mà tận hưởng... » Faust : « Nào, nơi đáy thẳm vực sâu của lạc thú trên đời

Hãy để những đam mê nhiệt cuồng làm hồn ta lắng dịu ! Hãy bày sẵn ra từng ngón trò ảo diệu

Sau bức màn ma thuật khó ai lường !

Ta sẽ lao mình vào dòng thác thời gian... ».

Giờ đây Faust đã để mình chìm vào những cơ mê đắm, chàng đã yêu Gretchen một cách sai đắm mạnh hơn tiếng nói lý trí và lương tâm, chàng trở thành một kẻ quyến rủ. Chúng ta thấy được toàn bộ ciều sâu thoái hóa suy đồi của Faust ở cảnh khi chàng giết mẹ và anh trai của Margarete và sau đó chạy trốn công lý.

Mặt dù Mephisto muốn tạo ra một kẻ thèm khoái lạc vô tâm từ chàng Faust, nhưng âm mưu ấy không thành Faust không thể quên đi tình cảm với Gretchen : Nghe thấy cơ mê sáng thấy đau khổ của đàn bà yếu con người đàn bà yêu dấu và không và không có sức lực cứu giúp nàng , nổi đau khủng khiếp ấy như sắt đun đỏ thiêu đốt tất cả những gì có trong cảm giác của chàng Faust thấp hèn không xứng đáng.

Giờ đâu Faust nhận thức được tính chất qua độ nơi tội lỗi của mình trước Gretchen, cái tội lỗi tương đẳng với tội truyền kì của xã hội phong kiến trước thời phụ nữ, trước con người.

Faust thốt lên lời nói định mệnh « Ta giờ đây đang nếm trải khoảng khắt cao cả nhất » Faust đã quỵ « Đồng hồ đã chết rồi, kim đã rơi »

nhưng về thực chất, Faust không bị đánh bại vì niềm say mê khoảng khắt của chàng, không hề bị mua chuộc bằng cái giá chối bỏ sự hoàn thiện vô tận của loại người và của con người. Faust đã chết và trước khi chết chàng biết rằng hình thức duy nhất phải tìm kiếm của sự hòa nhập ấy là lao động tập thể cho công việc chung cần thiết cho mọi người. Chỉ chừng nào con người ngừng hoạt động, chàng ra thỏa mãn với những thành quả đã đạt được, thì lúc đó con người mới phủ định sự tồn tại của mình.

Tác phẩm Faust đã lấy cảm hứng từ truyền thuyết « bán linh hồn cho quỷ » Goethe đã phát triển truyền thuyết này lên thành một tác phẩm kịch không dừng lại ở sự kiện mà còn có ý nghĩa nhân sinh và ý nghĩa triết lý. Trong tác phẩm hình tượng con người đi tìm chân lý thể hiện qua quá trình vừa đi tìm đến khát vọng ước mơ vừa trang đấu nhận diện các thế lực cám dỗ có thể xô đẩy con người vào thế giới của cái ác. Tác phẩm thể hiện lòng tin vào khả năng của con người biết nhận diện lẽ phải dù vấp ngã, sai lầm nhưng cuối cùng cũng tiến đến cứu cánh cái đẹp, cái thiện. Cuộc hành trình của nhân vật đã trải qua các thử nghiệm như ăn chơi, yêu đương, thâm nhập vào đời sống chính trị, tim niềm vui trong cái đẹp...đó là những trải nghiệm thất bại.

Hình ảnh « mảnh đất hoang » được khai phá ở cuối tác phẩm đã cho thấy sự khẳng định chân lý.Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong hành động cải tạo thế giới mình đang sống sao cho trở thành một thế giới tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH: CUỘC HÀNH TRÌNH TÌM CHÂN LÝ CỦA CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM:FAUST ppt (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w