1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu tham khao san suat LAG

91 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sản xuất axit glutamic được đẩy mạnh nhất càng ngày ta càng sử dụng nhiều axit glutamic. Nó là một axit amin thay thế, nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của người và động vật, trong việc xây dựng protit, xây dựng các cấu tử của tế bào. Axit glutamic có công thức phân tử: HOOC - CH 2 - CH 2 - CH - COOH NH 2 Axit glutamic có trọng lượng phân tử 147.13, bị phân giải ở nhiệt độ 247 – 249 o C. Có tính chất là hoà tan trong nước, hầu như không tan trong cồn, ete và một số dung môi. Axit glutamic có thể đảm nhiệm chức năng tổng hợp nên các amino axit khác như alanin, lơsin, cystein, prolin…nó tham gia vào phản ứng chuyển amin giúp cho cơ thể tiêu hóa nhóm amin và tách NH 3 ra khỏi cơ thể. Nó chiếm phần lớn thành phần protit, phần xám của não, đóng vai trò quan trọng trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương, vì vậy trong y học còn sử dụng axit glutamic trong trường hợp suy nhược thần kinh nặng, mỏi mệt, mất trí nhớ, sự đầu độc NH 3 vào cơ thể, một số về tim, bệnh bại liệt, bệnh hôn mê gan. L – axit glutamic dùng làm thuốc chữa các bệnh thần kinh và tâm thần, bệnh chậm phát triển trí óc ở trẻ em, bệnh teo bắp thịt… L – axit glutamic còn dùng làm nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp một số hóa chất quan trọng như: N – acetylglutamat là chất hoạt động bề mặt, vi sinh vật có thể phân giải được, ít ăn da, được dùng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội đầu. Axit oxopyrolidicacboxylic, một dẫn xuất khác của L – axit glutamic dùng làm chất giử ẩm trong công nghệ mỹ phẩm. Một số dẫn xuất của L – axit glutamic như acetyl glutamic được dùng trong xử lý ô nhiễm nước biển do dầu hỏa và dầu thực vật gây nên. L – axit glutamic phân bổ rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng hợp chất và dưới dạng tự do. Trong mô L – axit glutamic tạo thành từ NH 3 và axit α – glutamic. Trong SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 3 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật, L – axit glutamic được tổng hợp theo con đường lên men từ nhiều nguồn cacbon. Trong công nghiệp thực phẩm, muối của axit glutamic là monoglutamat nati làm chất điều vị rất quan trọng và được sản xuất nhiều trên thế giới nhất là ở Nhật Bản năm 1961 sản lượng là 15000 tấn đến năm 1967 là 67000 tấn. Vì vậy với tầm quan trọng của axit glutamic, để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, nên em chọn đề tài thiết kế nhà máy sán xuất axit glutamic với năng suất 1000 kg/ngày. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 4 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH CHƯƠNG 1. LẬP LUẬN KINH TẾ Axit glutamic là một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trong khi đó trong nước ta chưa có nhà máy sản xuất loại sản phẩm này. Đây là một lợi thế để Đà Nẵng bắt tay vào xây dựng và sản xuất. 1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng Có nhiều thuận lợi, Đà Nẵng nằm ở trung tâm của khu vực Miền Trung. Diện tích tuy nhỏ nhưng có một lượng lớn diện tích chưa có mục đích sử dụng, đặc biệt có khu công nghiệp Hoà Khánh là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhà máy. Thời tiết phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa ít hơn. Hướng gió ổn định chủ yếu là hướng Đông-Nam. Nhiệt độ không cao quá 37 0 C cũng không thấp quá 15 0 C, độ ẩm tương đối thường ở mức 77%. 1.2.Vùng nguyên liệu Thành phố Đà Nẵng nằm gần 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây là hai địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho sản xuất. Quảng Ngãi có nhà máy đường, cung cấp lượng rỉ đường cần thiết. Quảng Nam có nhà máy tinh bột sắn. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để Đà Nẵng xây dựng nhà máy sản xuất acid glutamic. 1.3. Hợp tác hoá Nhà máy sẽ đặt tại khu công nghiệp Hoà Khánh nên các điều kiện về hợp tác hoá giữa các nhà máy và các nhà máy khác rất thuận lợi và sử dụng chung các công trình công cộng như điện, nước, hệ thống thoát nước, giao thông….vv Nhờ đó sẽ giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu. 1.4. Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu Đà Nẵng là một thành phố lớn lại có khu công nghiệp nên các vấn đề về điện, hơi, nhiên liệu được thành phố đầu tư đáng kể. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn điện, hơi có sẵn tại khu công nghiệp. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 5 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH 1.5. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước Nguồn cung cấp nước cho nhà máy như nước của công ty cung cấp nước thành phố, hoặc cũng có thể sử dụng nguồn nước ngầm như khoan giếng…Ở đây ta chọn nước máy từ nhà máy cung cấp nước thành phố. Nước từ nhà máy đưa về đều được lắng, lọc, làm mềm và xử lý ion trước khi sản xuất. 1.6. Giao thông vận tải Đà Nẵng nằm trên quốc lộ 1A là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền Nam Bắc. Có cảng lớn có thể thông ra quốc tế. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với Tây Nguyên và Lào, Thái Lan. Do đó thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Kênh vận chuyển đa dạng với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không là điều kiện rất thuận lợi về giao thông. 1.7. Thoát nước Nước thải nhà máy sau khi xử lý được đưa ra hệ thống cống thoát nước và đến khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp. 1.8. Nhân công và thị trường tiêu thụ Nhà máy tuyển lao động ở tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận. Mặt khác với mức độ đô thị hoá của thành phố hiện nay, lượng lao động vãn lai rất dồi dào. Từ đó có thể thuê nhân công với giá rẻ. Thị trường tiêu thụ được chọn là thị trường cho cả nước. 1.9. Nguồn tiêu thụ sản phẩm Nguồn tiêu thụ cho sản phẩm ở đây chủ yếu hướng vào các công ty chế biến Dược phẩm, các công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản, các công ty chế biến thực phẩm, các công ty sản xuất mỹ phẩm vì đây là các công ty cần một lượng acid glutamic để phục vụ cho việc sản xuất. Kết luận: tất cả các điều kiện trên là cở sở thuận lợi, có tính khả thi để xây dựng nhà máy sản xuất axit glutamic tại khu công nghiệp Hoà Khánh của thành phố Đà Nẵng. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 6 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU. Nguyên liêụ giàu gluxit: tinh bột, rỉ đường, glucoza, sacaroza v.v… 2.1. Tinh bột sắn Tinh bột săn được sản xuất trong quá trình chế biến củ sắn. Có hai loại sắn: sắn đắng và sắn ngọt khác nhau về hàm lượng tinh bột và xyanua. Sắn đắng có nhiều tinh bột hơn nhưng đồng thời có nhiều xyanhydric, khoảng 200 ÷ 300 mg/kg. Sắn ngọt có ít xyanhydric (HCN) và được dùng làm lương thực, thực phẩm. Sắn trồng ở các tỉnh phía bắc chủ yếu là sắn ngọt và tinh bột thu được không có HCN. Thành phần hoá học của tinh bột sắn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ kỹ thuật chế biến sắn. Tinh bột sắn thường có các thành phần sau: Tinh bột : 83 ÷ 88% Nước : 10,6 ÷ 14,4% Xenluloza : 0,1 ÷ 0.3% Đạm : 0,1 ÷ 0,4% Chất khoáng : 0,1÷ 0,6% Chất hòa tan : 0,1 ÷ 1,3% Tinh bột sắn có kích thước xê dịch trong khoảng khá rộng 5 ÷ 40 µm. Dưới kính hiển vi ta thấy tinh bột sắn có nhiều hình dạng khác nhau từ hình nón đến hình bầu dục tương tự tinh bột khoai tây nhưng khác tinh bột ngô và tinh bột gạo ở những chổ không có hình đa giác. Cũng như các loại tinh bột khác tinh bột sắn gồm các mạch amilopectin và amiloza, tỉ lệ amilopectin và amiloza là 4: 1. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nằm trong khoảng 60 ÷ 80 0 C. 2.2. Rỉ đường mía: 2.2.1. Thành phần rỉ đường mía: Rỉ đường là phần còn lại của dung dịch đường sau khi đã tách phần đường kết tinh. Số lượng và chất lượng của rỉ đường phụ thuộc cào giống mía, điều kiện trồng trọt, hoàn cảnh địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy đường. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 7 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH Thành phần chính của rỉ đường là: đường 62%; các chất phi đường 10%; nước 20%. - Nước trong rỉ đường gồm phần lớn ở trạng thái tự do và một số ít ở trạng thái liên kết dưới dạng hydrat. - Đường trong rỉ đường bao gồm: 25 ÷ 40% saccaroza; 15 ÷ 25% đường khử (glucoza và fructoza); 3 ÷ 5% đường không lên men được. Ở đây do nhiều lần pha loãng và cô đặc một lượng nhất định saccaroza bị biến thành chất tương tự như dextrin do tác dụng của nhiệt. Chất này có tính khử nhưng không lên men được và không có khả năng kết tinh. Đường nghịch đảo của rỉ đường bắt bắt nguồn từ mía và từ sự thủy phân saccaroza trong quá trình chế biến đường. Tốc độ phân giải tăng lên theo chiều tăng của nhiệt độ và độ giảm của hay tăng của pH tùy theo thủy phân băng kiềm hay axit. Sự phân giải saccaroza thành glucoza và fructoza vừa là sự mất mát saccaroza vừa là sự yếu kém về chất lượng bởi vì glucoza và fructoza sẽ biến thành axit hữu cơ và hợp chât màu dưới điều kiện thích hợp. Teong môi trường kiềm, fructoza có thể biến thành axit lactic, fufurol, oxymetyl, trioxyglutaric, trioxybutyric, axetic, formic và CO 2 . Đường nghịch đảo có thể tác dụng với axit amin, pectit bậc thấp của dung dịch đường để tạo nên hợp chất màu. Tốc độ tạo melanoidin phụ thuộc vào rỉ đường rất thấp ở pH = 4,9 và rỉ đường rất cao ở pH = 9. Trong rỉ đường còn có trisacarit hay polysacarit. Trisacarit gồm có một mol glucoza và 2 mol fructoza. Polysacarit gồm dextran và levan. Những loại đường này không có trong nước mía và được các vi sinh vật tạo nên trong quá trình chế biến đường. 2.2.2. Thành phần các chất sinh trưởng: Ngoài các nguyên tố kim loại và á kim kể trên, rỉ đường mía còn chứa nhiều nguyên tố khác với lượng cực kỳ nhỏ chỉ có thể tìm bằng mg/kg rỉ đường như: Fe 115 (mg/kg); Zn 34; Mn 18; B3.0; Co 0.59; Mo 0.2. Bảng 2.2.Thành phần một số chất sinh trưởng của rỉ đường mía và của ngô(µg/100gam) SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 8 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH Loại chất sinh trưởng Rỉ đường mía Cao ngô Mexico Cuba Mỹ B1 140 - 830 640 B2 - - 250 510 B 700 - 650 910 Axit nicotinic - - 2,10 8,90 Axit pantotenic -12,0 - 2,14 510 Axit folic - - 3,80 12,0 Biotin 65 10,8 120 49,0 Rỉ đường mía rất giàu các chất sinh trưởng như axit pantotenic, nicotinic, folic, B1, B2 và đặc biệt là biotin. Rỉ đường mía Mỹ không thua kém cao ngô la loại vẫn thường dùng làm nguồn cung cấp chất sinh trưởng cho một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. 2.2.3. Vi sinh vật trong rỉ đường mía. Bảng 2.2 Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm Loại rỉ đường Số lượng vi sinh vật trong 1gam rỉ đường Đánh giá và xử lý I 100000 Rất tốt không cần xử ly II 100 000 ÷1 000 000 Trung bình, cần thanh trùng III 1000 000 ÷ 5 000 000 Nhiểm nặng cần xử lý nghiêm ngặt bằng hóa chất và tác dụng nhiệt Có rất nhiều vi sinh vật trong rỉ đường mía. Đa số chúng từ nguyên liệu, một số nhỏ từ không khí, nước và đất vào dịch đường. Loại nào chịu được tác dụng nhiệt hay tác dụng của hóa chất thì tồn tại. Có thể phân chúng thành 3 loại: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Trong đó loại đầu là nguy hiểm hơn cả vì nó gồm nhiều giống có khả năng sinh bào tử. Người ta chiari đường làm 3 loại tùy theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm(Bảng 2.2) CHƯƠNG 3 : CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT 3.1 Chọn quy trình sản xuất. Có nhiều phương pháp để sản xuất axit glutamic bao gồm: phương pháp hóa học, phương pháp thủy phân, phương pháp kết hợp, phương pháp lên men. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 9 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH 3.1.1 phương pháp hóa học: Là phương pháp ứng dụng các phản ứng tổng hợp hóa học để tổng hợp nên axit glutamic và các amino axit khác từ các khí thải của công nghiệp dầu hỏa hay các nguồn khác. Phương pháp này có thể sử dụng nguồn nguyên liệu không phải thực phẩm để sản xuất ra và tận dụng được các phế thải của công nghiệp dầu hỏa, nhưng phương pháp hóa học chỉ thực hiện được ở những nước có công nghiệp dầu hỏa phát triển và yêu cầu kỹ thuật cao, thứ hai nó tạo ra hỗn hợp không quay cực D, L – axit glutamic, nên việc tách L – axit glutamic ra lại khó khăn, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm. 3.1.2 Phương pháp thủy phân: Phương pháp sử dụng các tác nhân xúc tác là các hóa chất (axit, kiềm) để thủy phân nguồn nguyên liệu giàu protit (khô dầu, khô lạc…) ra một hỗn hợp các amino axit, từ đó tách axit glutamic ra. Ưu điểm là dễ khống chế quá trình sản xuất và áp dụng được vào các cơ sở thủ công, bán cơ giới và cơ giới dễ dàng. Có nhược điểm cần sử dụng nguyên liệu giàu protit hiếm và đắt, cần nhiều hóa chất và thiết bị chống ăn mòn, hiệu suất thấp, giá thành cao, gây ô nhiễm môi trường. 3.1.3 Phương pháp kết hợp: Là phương pháp kết hợp giữa tổng hợp hóa học và sinh học. Người ta tạo phản ứng tổng hợp chất L – keto sau đó lợi dụng vi sinh vật tiếp tục tạo ra axit amin. Phương pháp này tuy nhanh nhưng yều cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng cho nghiên cứu chứ ít áp dụng vào công nghệ sản xuất. Với những ưu, nhược điểm trên của phương pháp lên men được chọn để sản xuất axit glutamic. Phương pháp lên men gồm lêm men gián đoạn và lên men liên tục. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 10 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH 3.1.4 Phương pháp lên men: Phương pháp sử dụng một số vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp ra các axit amin từ các nguồn gluxit và đạm vô cơ. Phương pháp này có nhiều triển vọng và phát triển ra khắp các nước, nó tạo ra được nhiều loại amino axit như: glutamic, lizin, valơsin…phương pháp lên men có ưu điểm sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, không cần sử dụng nhiều hóa chất và thiết bị chịu ăn mòn, hiệu suất cao, giá thành hạ, tạo ra nhiều axit glutamic dạng L có hoạt tính sinh học cao. 3.1.4.1 Phương pháp lên men liên tục: Cơ chất và các thành phần môi trường được bổ sung liên tục vào thiết bị lên men và dịch lên men được lấy ra dần. Để sản xuất axit glutamic chọn phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất. Chủng vi sinh vật là Corynebacteria glutamicum, môi trường là dịch thuỷ phân tinh bột sắn hoặc rỉ đường. Có 2 phương pháp lên men gián đoạn: 3.1.4.2 Phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất: Cho toàn bộ cơ chất và hóa chất cần dùng một lần ngay từ ban đầu vào thiết bị lên men. Chỉ có NH 3 , dầu phá bọt … được bổ sung theo nhu cầu trong quá trình lên men. Lượng môi trường ban đầu thường 60 – 65% thể tích của thùng. Khoảng trống của thùng danh cho bọt hoạt động. 3.1.4.3 Phương pháp lên men gián đoạn có bổ sung cơ chất: Không cho toàn bộ cơ chất vào thiết bị lên men ngay từ đầu mà chia làm hai khối nhỏ, 15 – 20% cơ chất cùng các hóa chất được đưa vào môi trường ban đầu, khối còn lại (80 – 85%) được bổ sung dần trong quá trình lên men. Quá trình lên men gián đoạn gồm các giai đọan sau: + Giai đoạn đầu: Thời gian từ 12 – 14h là giai đoạn sinh khối. Giai đoạn này các chất dinh dưỡng, đạm vô cơ và hưu cơ, các chất khoáng của môi trường, vitamin và các chất sinh trưởng thấm vào tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn lớn lên, đạt được kích thước cực đại và bắt đầu sinh sản, phân chia. Các thông số giai đoạn này: SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 11 ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH - pH từ 6,5 – 6,7 tăng lên 7,5 – 8 - Bọt tạo thành tăng dần (CO 2 ) - Lượng đường tiêu hao tăng dần - Lượng tế bào vi khuẩn tăng dần 0,13 – 0,14 đến 1 - Hàm lượng axit glutamic chưa có hoặc rất ít + Giai đoạn 2: Từ 12 – 14 đến 24 – 26h, giai đoạn này giữ cho số tế bào không tăng thêm nữa hoặc tăng rất ít. Quá trình chủ yếu giai đoạn này là đường và đạm vô cơ thấm qua màng tê bào vi khuẩn và các qua trình chuyển hóa bởi các men và các phản ứng để tạo ra axit glutamic trong tế bào. Lượng axit glutamic tạo thành lại hòa tan vào môi trường làm cho pH giảm dần, CO 2 bay ra, bọt nhiều. Khi đó lượng đường hao nhanh từ 8,9% xuống 2,3%, pH giảm xuống phải bổ sung Ure, axit glutamic tăng từ 0 đến 30 – 40g/l. + Giai đoan cuối: Những giờ còn lại tất cả các biểu hiện sinh tổng hợp đều giảm dần cho đến khi hàm lượng đường chỉ còn ≤ 1% thì lên men kết thúc. Chọn phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất dinh dưỡng. Chủng vi sinh vật là Corynebacteria glutamicum, môi trường là dịch thuỷ phân tinh bột hoặc rỉ đường. SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 12 . thể đảm nhiệm chức năng tổng hợp nên các amino axit khác như alanin, lơsin, cystein, prolin…nó tham gia vào phản ứng chuyển amin giúp cho cơ thể tiêu hóa nhóm amin và tách NH 3 ra khỏi cơ thể.

Ngày đăng: 07/07/2014, 08:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thao, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa ‘ Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học’, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học
Nhà XB: NXB Đại học và Trunghọc chuyên nghiệp
2. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thao, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa ‘ Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học’, tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hóa học
Nhà XB: NXB Đại học và Trunghọc chuyên nghiệp
5. Lê Văn Hoàng (2004), ‘ Các quá trình và thiết bị công nghê sinh học trong công nghiệp’,NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘ Các quá trình và thiết bị công nghê sinh học trong công nghiệp’
Tác giả: Lê Văn Hoàng
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
6.Nguyễn Đức Lượng (2002), ‘Vi sinh vật công nghiệp’, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật công nghiệp’
Tác giả: Nguyễn Đức Lượng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
7.Trần Văn Phú, Lê Quang Dương(1991), Kỹ thuật sấy nông sản, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sấy nông sản
Tác giả: Trần Văn Phú, Lê Quang Dương
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1991
8. Trần Văn Phú, ‘ Tính toán và thiết kế hệ thống sấy’ .NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán và thiết kế hệ thống sấy’
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Trần Thế Truyền (1999), Cơ sở thiết kế nhà máy hóa, Khoa Hóa trường đại học kỹ thuật Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế nhà máy hóa
Tác giả: Trần Thế Truyền
Năm: 1999
10. Lê Ngọc Tú, Lê Văn Chứ, Phạm Trân Châu, Nguyễn Lân Dũng (1982), ‘ Enzym vi sinh vật, Tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Enzymvi sinh vật
Tác giả: Lê Ngọc Tú, Lê Văn Chứ, Phạm Trân Châu, Nguyễn Lân Dũng
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1982
12. Lê Ngọc Tú, Lê văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thắng, Nguyễn Thị Trịnh, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẫn, Lê Doãn Diên (2002), ‘ Hóa sinh công nghiệp’ , NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa sinh công nghiệp’
Tác giả: Lê Ngọc Tú, Lê văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thắng, Nguyễn Thị Trịnh, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẫn, Lê Doãn Diên
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2002
14.Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm (1992), Tập 2, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội.Tiếng nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm
Tác giả: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm
Nhà XB: NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội.Tiếng nga
Năm: 1992
3. TS Trương Thị Minh Hạnh , ‘ Bài giảng môn CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PROTEIN, AXIT AMIN, AXIT HỮU CƠ’ Khác
4.PGS.TS Nguyễn Thị Hiền ‘ Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền’ Khác
13.Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm (1992), Tập 1, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội Khác
15.Ц..Ρ.ЗąЙЧИΚ(1997), ΟЂΟΥДΟΒАΗИЕ ПΡΕДПΡИЯТИЙ ΒИΗΟДΕЛЂЧΕСΚΟЙ ΠΡΟΜЫΙΙΙЛΕΗΗΟСΤИИИ Μоскьа.Tài liệu Web Khác
2. http//:www.duocpham.com.vn 3. http//:www.ajinomoto.com.vn 3. http//:elearning.hueu.edu.vn 4. http//:www.vedan.com.vn 5. http//:www.vocw.udu.vn 6. http//:www.alibaba.com 7. http//:watersurplus.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 2.2 Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm (Trang 7)
Bảng 4.2 Chất dinh dưỡng bổ sung vào môi trường lên men. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 4.2 Chất dinh dưỡng bổ sung vào môi trường lên men (Trang 22)
Hình 5.5: Thiết bị nhân  giống cấp II - Tai lieu tham khao san suat LAG
Hình 5.5 Thiết bị nhân giống cấp II (Trang 33)
Hình 5.2: Thiết bị nhân giống  cấpIII - Tai lieu tham khao san suat LAG
Hình 5.2 Thiết bị nhân giống cấpIII (Trang 34)
Hình 5.6 Thiết bị lên men dạng trao đổi khi mạnh - Tai lieu tham khao san suat LAG
Hình 5.6 Thiết bị lên men dạng trao đổi khi mạnh (Trang 35)
Hình 5.16 Thùng chứa sản phẩm - Tai lieu tham khao san suat LAG
Hình 5.16 Thùng chứa sản phẩm (Trang 44)
Bảng 6.1: Số công nhân trực tiếp sản xuất cho từng công đoạn. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 6.1 Số công nhân trực tiếp sản xuất cho từng công đoạn (Trang 53)
Bảng 6.2: Lao động gián tiếp. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 6.2 Lao động gián tiếp (Trang 53)
Bảng 6.4: Tổng kết các công trình xây dựng trong nhà máy. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 6.4 Tổng kết các công trình xây dựng trong nhà máy (Trang 59)
Bảng 7.2: Lượng nước dùng cho các công đoạn của nhà máy . - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 7.2 Lượng nước dùng cho các công đoạn của nhà máy (Trang 70)
Bảng 7.3: Tổng kết số lượng bóng đèn cho các công trình. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 7.3 Tổng kết số lượng bóng đèn cho các công trình (Trang 73)
Bảng 7.3. Công suất động lực trong nhà máy. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 7.3. Công suất động lực trong nhà máy (Trang 73)
Bảng 8.1: Vốn đầu tư các công trình chính: - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 8.1 Vốn đầu tư các công trình chính: (Trang 76)
Bảng 8.: Chi phí đầu tư thiết bị chính. - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 8. Chi phí đầu tư thiết bị chính (Trang 79)
Bảng 8.3: Chi phí mua nguyên vật liệu C 1 . - Tai lieu tham khao san suat LAG
Bảng 8.3 Chi phí mua nguyên vật liệu C 1 (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w