Cĩ thể mạnh dạn khẳng định rằng: chưa cĩ một tác phẩm văn học nào xưa nay lại được giới nghiên cứuvăn học quan tâm biên khảo, bình luận nhiều như truyện Kiều của Nguyễn tiên sinh.. Qua n
Trang 1TRUYỆN KIỀU QUA CÁI NHÌN PHẬT HỌC
Luận văn tốt nghiệp
Thích Đồng Trực
A DẪN NHẬP.
“Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du
lên hàng đại văn hào thế giới Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng
cĩ gì phải bàn cãi Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác,thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứngminh điều đĩ
Từ một câu chuyện cĩ xuất xứ ở Trung Quốc, nội dung cốt truyện cũng rất bình thường Vậy mà qua tâmhồn mẫn cảm dào dạt yêu thương, cảm thơng và đồng điệu; dưới ngịi bút tài hoa của nhà thơ núi HồngLĩnh; “Đoạn trường tân thanh” trở nên một áng văn chương tuyệt tác lung linh; một hạt ngọc quý đã đượctrau chuốt dũa mài trong kho tàng văn học cổ điển của dân tộc
Cĩ thể mạnh dạn khẳng định rằng: chưa cĩ một tác phẩm văn học nào xưa nay lại được giới nghiên cứuvăn học quan tâm biên khảo, bình luận nhiều như truyện Kiều của Nguyễn tiên sinh Điều đĩ nĩi lên vị tríđặc biệt của tác phẩm này trong kho tàng văn học cổ điển Việt Nam Qua nhiều chặng đường lịch sử vớinhiều hệ tư tưởng khác nhau nên sự nhìn nhận, tiếp cận cĩ khác nhau, nhưng ý thức về di sản Nguyễn
Du mà đặc biệt là truyện Kiều luơn phát triển cùng với tư tưởng xã hội và tư tưởng văn học của dân tộc.Kim Vân Kiều truyện cĩ nguồn gốc từ Trung Quốc; Nguyễn Du là một nhà Nho Thế nên chẳng cĩ gì lạ khi
tư tưởng của truyện Kiều đặt nền tảng trên hệ tư tưởng Khổng giáo, mà cụ thể là thuyết “mệnh Trời”, là
“hồng nhan bạc phận”, là “tài mệnh tương đố”v.v… Thế nhưng, trên cái nền tảng chung đĩ, nội dungtruyện Kiều cịn thể hiện rõ nét tư tưởng Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật, Lão; một chủ trương rất sángsuốt và hịa bình của cha ơng ta trong quá trình tiếp thu, chắc lọc tinh hoa văn hĩa của phương Bắc
Nguyễn Du khơng chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà cịn là người am hiểu Phật học một cách sâu sắc.Chúng ta biết điều này thể hiện qua một số bài thơ chữ Hán của ơng, tiêu biểu như các bài: “LươngChiêu Minh Thái tử phân Kinh thạch đài” (Bắc hành tạp lục), “Đề Nhị Thanh động” (Thanh Hiên thi tập)…thế nên chúng ta rất dễ nhận thấy tư tưởng đạo Phật bàng bạc suốt nội dung truyện Kiều dưới ngòi búttài tình của Tố Như tử Tất nhiên, tư tưởng Phật học trong truyện Kiều không hẳn là tư tưởng chủ đạo.Nói khác hơn, chúng ta không thể đối chiếu một vài đoạn, vài câu thơ trong truyện Kiều với vài nguyên lýtrong kinh Phật rồi vội vã kết luận truyện Kiều mang tư tưởng Phật học Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh
có nhận xét về triết lý đạo Phật trong truyện Kiều như sau: “…Triết lý Phật giáo không còn giữ nguyênhình thức thuần ý niệm nữa Nó không phải chỉ ẩn dưới những câu thơ thuyết lý Nó thấm đẫm vào hìnhtượng nhân vật, bố cục và biện pháp nghệ thuật.” [3, 551] và theo thiển ý người viết, đó là một nhận xétxác đáng
Có lẽ vì thế mà xưa nay, rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã khảo cứu, phê bình, giảng giải truyện Kiềutrên nhiều phương diện: nội dung, tư tưởng, nghệ thuật… nhưng tìm hiểu để có một cái nhìn thật thấuđáo về triết lý Phật giáo trong truyện Kiều thì rất hiếm, có chăng cũng còn rất sơ sài Mặc dù ẩn dướinhững câu thơ tuyệt tác văn phong của Tiên Điền tiên sinh là những triết lý mang tư tưởng Phật giáo sâusắc và thấm đẫm tính nhân văn Đó là một chữ Hiếu bao trùm đạo làm con; là giáo lý nhân quả, nghiệpbáo chi phối cuộc đời mỗi một con người; là một chữ Tâm chủ thể cho mọi hành động… Chưa hết, ýnghĩa hai chữ Vô thường hiện ra rất rõ ràng xuyên suốt nội dung truyện Kiều: cuộc đời chợt rủi, chợtmay; sự đoàn tụ và chia ly liên tục ngoài ý muốn; hạnh phúc ngắn ngủi và khổ đau bất ngờ của nàngKiều chỉ trong một quãng đời ngắn ngủi mười lăm năm lưu lạc há chẳng phải là bài học Vô thường, tangthương biến đổi đầy cảnh tỉnh đó sao? Đâu cứ phải “y kinh giải nghĩa” mới là Phật học! Tiên Điền tiênsinh đã thâm hiểu và cảm nhận đạo Phật trầm diệu và uyên bác để triết lý đạo Phật dưới ngòi bút tài hoasáng tạo của ông trở nên dòng tư tưởng Việt Nam tuôn chảy và sống động mãi đến hôm nay
Trang 2Với suy nghĩ ấy, người viết chọn Đề tài: “TRUYỆN KIỀU QUA CÁI NHÌN PHẬT HỌC” để làm Luận vănTốt nghiệp Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, khóa V Trong suy nghĩ của ngườiviết, đề tài này cần thiết và rất có ý nghĩa Bởi lẽ, lịch sử sang trang, những giá trị luân lý, những chủthuyết của Nho gia, Lão gia đã thoái trào không còn phù hợp với thời đại, trong khi đó những tư tưởng,triết lý của Phật giáo vẫn đứng vững và tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết cho con người, cho xã hội Phậtgiáo chưa bao giờ áp đặt tư tưởng mình vào xã hội nhưng những giá trị của đạo Phật luôn hữu dụng chođời sống tâm linh con người và đạo đức làm người trong bất cứ thời đại nào Như thế, mục đích khiêmtốn của người viết qua luận văn này là hy vọng làm sáng tỏ thêm phần nào một giá trị tư tưởng trong tácphẩm văn học đặc sắc này của Nguyễn tiên sinh, một giá trị vốn còn rất mai một dưới mắt các nhà “Kiềuhọc” xưa nay.
Cho đến nay, vấn đề văn bản học của truyện Kiều vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất của các nhànghiên cứu văn bản học, đơn giản vì bản gốc “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn tiên sinh viết rakhông còn nữa Riêng về chữ quốc ngữ, hiện đã có không dưới mười bản truyện Kiều với nhiều tên gọikhác nhau và nhiều dị biệt đang lưu hành Tất nhiên điều đó không phải là vấn đề trong phạm vi luận văn
đề cập Thực hiện đề tài này, người viết chọn bản “Truyện Kiều” do nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuânhiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1996 làm
cơ sở y cứ để khảo sát
Qua luận văn này, người viết tập trung tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tư tưởng Phật học bao gồm:
- Phân tích chữ Hiếu trong truyện Kiều dưới cái nhìn Phật học
- Tìm hiểu về thuyết Nhân quả, Nghiệp báo của đạo Phật thể hiện trong truyện Kiều
- Một số tư tưởng Phật học khác trong truyện Kiều:
+ Thuyết Vô thường trong truyện Kiều
+ Khái niệm “Khổ Đế” của Giáo lý “Tứ Đế” biểu hiện trong truyện Kiều
+ Chữ TÂM trong truyện Kiều
Về phương pháp nghiên cứu, người viết căn cứ vào bản văn truyện Kiều, tìm hiểu, phân tích và chứngminh các vấn đề nêu trên Đây là cách làm không mới và người viết cũng chỉ dừng lại ở phạm vi tổngquát nhất của vấn đề, bởi trước hết là phạm vi giới hạn nhất định của một Luận văn tốt nghiệp và điềuquan trọng hơn là khả năng của người viết còn rất nhiều hạn chế ở nhiều mặt; trong khi đề tài lại cầnphải có một tư duy bao quát và nhạy bén cùng khả năng cảm thụ văn học sâu sắc
Tập Luận văn này ra đời đánh dấu một sự trưởng thành của người viết sau bốn năm học tập dưới máitrường Học Viện Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng đó là kết quả bước đầu tập sự nghiên cứu Hoàn thànhLuận văn này, người viết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Hội đồng Điều hành Học Viện, các vị thânGiáo sư đã tận tình giảng dạy, trao truyền kiến thức để người viết được như ngày hôm nay Đặc biệt làGiáo sư hướng dẫn đề tài đã động viên, khích lệ và tận tâm hướng dẫn người viết hoàn thành công việckhó khăn này Sau cùng người viết xin chân thành cảm ơn tất cả các tác giả của những tài liệu đượcngười viết tham khảo, trích dẫn để có thể hoàn thành luận văn này
B NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
1.1- BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI ĐẠI NGUYỄN DU.
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp Đất nước chia đôi,các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa, không còn đủ sức ổn định tình hình và lãnh đạo đấtnước Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ tại vị một cách bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa Trịnh.Nhưng chúa Trịnh cũng không còn đủ sức kiểm soát, làm chủ tình hình được nữa Sự tha hóa về đạođức, ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh đã vắt kiệt sức dân, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống đối củanhân dân nổi lên khắp nơi cùng với các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nhà chúa đã đưa đất nướcvào chỗ suy sụp về mọi mặt, không thể cứu vãn
Trang 3Năm 1782, chúa Trịnh là Trịnh Sâm mất Sinh thời, Trịnh Sâm sủng ái thứ phi Đặng Thị Huệ, nên di chúclại bỏ con trưởng là Trịnh Khải, lập con thứ Trịnh Cán là con của thứ phi Đặng Thị Huệ nối ngôi TrịnhKhải âm mưu giành lại ngôi Chúa đã dẫn đến nạn kiêu binh làm loạn, làm cho tình hình Đàng Ngoài càngthêm rối ren.
Ở Đàng Trong, nội tình chúa Nguyễn cũng không có gì sáng sủa hơn Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của baanh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổ ra năm 1771 ở Bình Định liên tiếp thu được thắnglợi làm cho triều đình chúa Nguyễn càng thêm suy yếu Nhân cơ hội chúa Nguyễn và Tây Sơn đánhnhau, chúa Trịnh xua quân nam tiến, đánh vào mặt bắc của chúa Nguyễn và nhanh chóng chiếm đượcPhú Xuân, vượt đèo Hải Vân Chúa Nguyễn phải trốn chạy vào Gia Định và sau đó bị quân Tây Sơn bắtđược, tất cả đều bị giết, duy chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát Chỉ trong vòng mười tám năm (1771 – 1789)
kể từ ngày khởi binh, đoàn quân Tây Sơn dũng mãnh do Nguyễn Huệ chỉ huy đã lập được những chiếncông vang dội: phía nam diệt quân Xiêm, phía bắc đánh bại quân Mãn Thanh, tiêu diệt hai tập đoànphong kiến Trịnh Nguyễn, lật đổ vua Lê, lập nên vương triều Tây Sơn, thống nhất đất nước sau hơn haitrăm năm chia cắt
Thế nhưng vương triều Tây Sơn cũng không trụ vững được lâu Sau khi vua Quang Trung mất (1792),chế độ Tây Sơn lại dẫm chân vào lối mòn các triều đại phong kiến trước kia, đó là tình trạng sống xa hoa,mâu thuẫn về quyền lợi giữa tập đoàn Tây Sơn phía bắc với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ ở phía nam vàtình trạng chia bè kéo cánh với nhau ngay trong nội bộ triều đình do Quang Toản nối ngôi nắm giữ
Trong nam, chúa Nguyễn Ánh trở lại Gia Định tập hợp lực lượng và dựa vào sự giúp đỡ của người Pháp
để phản công lại Tây Sơn Chúa Nguyễn dùng đất Gia Định làm căn cứ để từ đó liên tiếp đánh chiếm đấtđai nhà Tây Sơn mà triều đình Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đành bất lực Chúa Nguyễn lần lượt phản công
và đến năm 1802 thì đánh ra đến Bắc Hà, chấm dứt vương triều Tây Sơn ngắn ngủi như chính tuổi thọcủa vị vua Quang Trung, người anh hùng đã khai sinh ra nó
Chưa bao giờ người dân Việt Nam sống trong một thời đại với quá nhiều biến cố liên tiếp nhau như thế.Những biến cố xảy ra quá nhanh và dồn dập như nhận định của Nguyễn Tài Thư: “…kiêu binh nổi loạntrong phủ chúa Trịnh Tây Sơn diệt Nguyễn ở Đàng Trong và Trịnh ở Đàng Ngoài Quân Thanh xâm lược.Quân Thanh đại bại Quang Trung băng hà, Nguyễn Tây Sơn lung lay Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn…nhũng biến cố ấy diễn ra nhanh chóng đến mức người đương thời chưa kịp tìm ra nguyên nhân của cáitrước thì cái sau đã diễn ra…” [11, 355]
Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm mà mấy lần chuyển giao triều đại, mấy lần thay thời đổi thế Đờisống và tính mạng con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết bởi chiến tranh loạn lạc liên miên,không ai kịp để định hướng cuộc đời mình Nhà thơ núi Hồng Lĩnh sinh ra và trưởng thành trong một giaiđoạn lịch sử thăng trầm như thế
1.2 THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP NGUYỄN DU.
Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ Ông sinh ngày 23tháng 11 năm Ất dậu (1765), nhằm niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, tại kinh thành ThăngLong, trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất thời bấy giờ
Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Dòng họ Nguyễn của ông làmột dòng họ lớn có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê-Trịnh Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, làmquan đến chức Tể tướng đương triều Mẹ ông là bà Trần Thị Tấn, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người
xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngân xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh
Dòng họ Nguyễn của Nguyễn Du không chỉ thành đạt về đường hoạn lộ mà còn rất có truyền thống vềvăn học Cha ông còn là một sử gia, một nhà thơ Anh cả Nguyễn Du là Nguyễn Khản cũng rất giỏi thơNôm, từng làm thơ đối đáp với chúa Trịnh Sâm Một người anh khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề,cháu ông là Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành đều là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cả Sống trong mộthuyết thống và môi trường như thế nên năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và pháttriển rất sớm
Trang 4Tuổi thơ của nhà thơ trải qua những tháng ngày êm ấm trong cảnh vàng son nhung lụa, là cậu ấm củamột ông quan lớn đương triều Nhưng cuộc sống ấy kéo dài không được bao lâu, những biến cố dữ dộicủa thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy nhà thơ ra giữa cuộc đời đầy bão táp.
Nguyễn Du lên mười tuổi thì thân phụ là Nguyễn Nghiễm mất Hai năm sau ông lại mồ côi mẹ Bốn anh
em cùng mẹ với nhà thơ chưa ai trưởng thành Gia đình bên ngoại không phải là nơi quyền quý giàusang có thể nương náu được nên mấy anh em Nguyễn Du phải đến ở với người anh cả cùng cha khác
mẹ là Nguyễn Khản, bấy giờ đang làm Tả thị lang Bộ Hình kiêm chức Hiệp trấn xứ Sơn Tây Nhưng chỉvài năm sau, địa vị của Nguyễn Khản cũng lao đao, nghiêng ngửa Năm 1780, Đặng Thị Huệ, thứ phi củaTrịnh Sâm, cùng Hoàng Đình Bảo lập mưu giành ngôi Thế tử của Trịnh Khải cho con mình là Trịnh Cán.Nguyễn Khản ủng hộ Trịnh Khải Việc bại lộ, Nguyễn Khản bị cách chức và bắt giam Đến khi Trịnh Khảilên ngôi chúa, Nguyễn Khản được phục chức làm Lại bộ Thượng thư rồi thăng Tham Tụng Đến khi loạnkiêu binh nổi lên đã kéo đến phá nhà, toan giết chết ông Nguyễn Khản phải trốn vào phủ chúa rồi cảitrang chạy lên Sơn Tây sau đó về quê nhà ở Hà Tĩnh Trong thời gian đầy biến động này, Nguyễn Du còn
ít tuổi vẫn tiếp tục đi học Năm 1783, Nguyễn Du 18 tuổi, đi thi Hương ở Sơn Nam và đậu tam trường.Sau đó, có lẽ do hoàn cảnh gia đình và biến động xã hội nên ông bỏ luôn không đi thi nữa
Trước đó có một người họ Hà, làm quan dưới quyền Nguyễn Nghiễm, giữ chức Chánh thủ hiệu Hùnghậu quân ở Thái Nguyên, vì không có con trai nên nhận Nguyễn Du làm con nuôi Sau khi người họ Hàmất, ông được kế chân giữ chức ấy Năm 1789, vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươivạn quân Thanh, Nguyễn Du và hai người anh em cùng mẹ theo vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàunhưng không kịp Nguyễn Du trở về quê vợ ở xã Hải An, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình),sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn, bấy giờ đang làm quan cho nhà Tây Sơn Nhà thơsống ở đây được mấy năm thì về quê nhà ở Hà Tĩnh
Năm 1796, Nguyễn Du lên đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ
An, nhà thơ đã bị viên Trấn tướng của Tây Sơn là Quận công Nguyễn Thận bắt giữ Nguyễn Du bị giam
ba tháng Sau vì Nguyễn Thận là bạn của Nguyễn Đề, lại mến phục tài năng của nhà thơ nên tha choông Từ đấy, Nguyễn Du về ở hẳn Tiên Điền suốt mười năm sau đó
Mười năm gió bụi và những năm tháng tại quê nhà dưới chân núi Hồng Lĩnh là thời gian nhà thơ có dịpgần gũi, hiểu biết, cảm thông và đồng điệu với đời sống của quần chúng nhân dân lao động; nhà thơ có
cơ hội tiếp cận những giá trị văn học dân gian, nơi khơi nguồn cho những giá trị tinh thần vô giá của dântộc Có thể nói, thiên tài lỗi lạc Nguyễn Du; những vần thơ lung linh châu ngọc, bất diệt với thời gian củanhà thơ xứ Tiên Điền đã được ấp ủ, nảy nở trong những năm tháng buồn vui tâm sự của nhà thơ tại quênhà này
Tháng 8 năm 1802, Nguyễn Du được triều đình vua Gia Long bổ làm tri huyện Phù Dung (nay là tỉnhHưng Yên) Vậy là nhà thơ xứ Tiên Điền chính thức đi vào đường hoạn lộ Tháng 11 năm ấy, thăng Triphủ Thường Tín (Hà Tây) Năm sau, ông được cử lên Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh Năm 1805,Nguyễn Du được thăng Đông các Điện học sĩ, tước Du Đức hầu Năm 1807, được cử làm Giám khảotrường thi Hương ở Hải Dương Năm 1809, được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình, đây là chức vụ nhàthơ giữ lâu nhất trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn
Năm 1813, Nguyễn Du thăng Cần chánh Điện học sĩ và được cử cầm đầu phái bộ đi sứ Trung Quốc Saukhi về nước, năm 1815 ông được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, định
cử ông làm Chánh Sứ đi Trung Quốc lần nữa để cầu phong nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 nămCanh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820, Nguyễn Du mất đột ngột trong một nạn dịch làm chết hàngvạn người trong năm ấy
Nguyễn Du mất ở kinh thành Phú Xuân, an táng tại xã An Ninh, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, bốnnăm sau cải táng về làng Tiên Điền, quê hương của nhà thơ Sau khi Nguyễn Du qua đời, nhiều ngườithương tiếc, đã phúng điếu ông bằng những câu đối ca ngợi ông hết lời, trong đó tiêu biểu nhất phải kểđến câu:
Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do vinh
Trang 5Tạm dịch:
Một kiếp tài hoa, làm sứ làm quan sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà ở nước chết còn vinh
Cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn không có trở ngại, biến động gì đáng kể Trongsuốt gần hai mươi năm ấy, nhà thơ có xin về trí sĩ bốn lần nhưng lần dài nhất cũng chỉ sáu tháng, sau đólại ra làm việc lại Nguyễn Du được thăng chức rất nhanh, có lúc được giữ những chức vụ tương đốiquan trọng trong triều đình Thế nhưng, nhà thơ không lấy đó làm vui mà luôn có những tâm sự u uẩn.Những tâm sự đó dược Nguyễn Du gửi gắm vào thi ca, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm
“Đoạn trường tân thanh” của ông
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, làm quan với những chức vụ cao và trọng trách ở triều đình,thế nhưng hậu thế hoài niệm, ngưỡng vọng về Nguyễn Du không phải ở những điều ấy Tất cả đã qua đi,
đã trở thành dĩ vãng trong cuộc biến động trường thiên của lẽ vô thường Sự nghiệp lớn nhất, có ý nghĩanhất nhà thơ núi Hồng Lĩnh để lại cho đời đó là sự nghiệp văn chương của ông
Là môn sinh từ “cửa Khổng sân Trình” lại sống trong thời đại Hán học cực thịnh, những sáng tác củaNguyễn Du bằng chữ Hán là chính và đó cũng là “phát ngôn chính thức” của nhà thơ, như nhiều nhànghiên cứu về Nguyễn Du nhận xét Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tập được (chưa đầy đủ)thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm có ba tập: “Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài, sáng tác trong nhữngnăm từ 1786 đến 1803; “Nam trung tạp ngâm” 40 bài, sáng tác trong giai đoạn nhà thơ thăng Đông cácĐiện học sĩ, làm quan ở kinh đô và tập thứ ba là “Bắc hành tạp lục” bao gồm 131 bài thơ Nguyễn Du làmtrong chuyến đi sứ sang Trung Quốc (1813 – 1814)
Ngoài thơ chữ Hán, Nguyễn Du còn có biệt tài về thơ Nôm, mà đỉnh cao thể hiện biệt tài ấy là tác phẩm
“Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là truyện Kiều Với truyện Kiều, ngôn ngữ của dân tộc ta đã đượcnâng lên một tầm cao mới với sự súc tích, đẹp đến không ngờ! Truyện Kiều đi vào lòng nhân dân ta, từbác học đến bình dân trước tiên là nhờ ở tài sử dụng, biểu đạt ngôn ngữ ấy của nhà thơ và trở thành linhhồn văn học Việt Nam Ngoài áng văn chương tuyệt tác truyện Kiều, Nguyễn Du còn những sáng tác chữbằng chữ Nôm khác cũng rất nổi tiếng như: “Văn tế thập loại cô hồn”, “Văn tế sống hai cô gái TrườngLưu”, “Thác lời trai phường nón”…
Về số lượng, sáng tác của Nguyễn Du chưa hẳn thật đồ sộ nhưng giá trị những tác phẩm nhà thơ để lạicho đời thì thật vô giá Ẩn chứa trong từng câu chữ của thơ ông là cả một tâm hồn dạt dào mẫn cảm yêuthương, nhân hậu Tinh thần nhân bản, thái độ bao dung, cảm thông và đồng điệu là chìa khóa để thi caNguyễn Du đi vào lòng người và đọng lại với những cảm nhận ở nhiều mức độ khác nhau vậy
1.3 - NỘI DUNG TRUYỆN KIỀU.
Truyện Kiều được Nguyễn Du phóng tác từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân,một tác giả sống khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh – Trung Quốc Câu chuyện kể về cuộc đời tài hoabạc mệnh, truân chuyên lưu lạc của người con gái họ Vương tên Thúy Kiều
Gia đình Vương viên ngoại có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, và con trai út là Vương Quan ThúyKiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn Không chỉ đẹp người, Thúy Kiều còn rất đa tài: biết làm thơ, đặc biệt
là chơi đàn rất hay Nàng còn là một cô gái có tâm hồn rất đa cảm và đó là dấu hiệu cho cuộc đời đoạntrường, truân chuyên của nàng sau này
Nhân tiết Thanh minh, ba chị em cùng mọi người đi trẩy hội Trên đường về, họ gặp một ngôi mồ hoang,hương tàn khói lạnh ngay trong ngày tảo mộ lễ Thanh minh Vốn đa cảm, trong khi Thúy Vân và VươngQuan vẫn vô tình, bình thản thì Thúy Kiều lại quan tâm đến ngôi mộ Theo Vương Quan dẫn giải thì đó làngôi mộ của một cô gái ca nhi tên là Đạm Tiên, xinh đẹp, tài hoa nhưng yểu mệnh; từng nổi danh nhưnggiờ thì lạnh lẽo mồ hoang như thế! Thúy Kiều nghe xong đầy lòng trắc ẩn và bổng dưng liên tưởng đếnmình Kiều đốt hương khấn vái Đạm Tiên, khóc than thương cảm và đề thơ nơi gốc cây như một ngườiđồng điệu và Đạm Tiên đã hiển linh ngay tức khắc, một điềm báo trước cho thân phận của Kiều sau này
Trang 6Cũng trong chuyến đi chơi này, Kiều gặp Kim Trọng Kim Trọng là một thư sinh, bạn học với VươngQuan Sự gặp gỡ tình cờ này đã bắt đầu cho một mối tình sắt son, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiếnđương thời của Kim Trọng, Thúy Kiều.
Sau lần hội ngộ “giải cấu tương phùng” ấy, Kim Trọng đã thầm thương trộm nhớ và tương tư Kiều.Chàng dọn đến thuê nhà ở gần nhà Vương viên ngoại để mong được gặp gỡ Thúy Kiều Nhân dịp cảnhà họ Vương đi dự sinh nhật bên ngoại, Kiều và Kim Trọng đã gặp nhau, trao nhau kỷ vật làm tin, cùngnhau thề non hẹn biển Mối tình Kim Trọng, Thúy Kiều vừa bắt đầu cũng là lúc Kim Trọng nhận đượchung tin, phải trở về quê nhà ở Liêu Dương để thọ tang chú Kim Trọng đâu biết rằng lần hội ngộ đầu tiêncũng là lần chia xa suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều
Tai họa bất ngờ ập đến gia đình Thúy Kiều khi Kim Trọng vừa ra đi Vương viên ngoại và Vương Quan bịbắt vì có người vu oan về tội giết người Tai họa bất ngờ quá, chỉ còn cách phải có thật nhiều tiền lo lótcho bọn quan lại mới có thể qua khỏi Trước tình cảnh đó, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiềnchuộc cha và em
Mã Giám Sinh, tay chân của Tú bà ở Lâm Tri hay tin đã đến mua Kiều về lầu xanh làm gái làng chơi Vớidanh nghĩa cưới Kiều làm vợ lẽ, Mã Giám Sinh đã bỏ ra 400 lượng vàng và thành thân với Kiều Kiềuđược đưa về lầu xanh ở Lâm Tri để tiếp khách Khi hay tin Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh, mụ Tú bà
đã nổi cơn lôi đình, hành hung Thúy Kiều Do đã dự liệu trước, Kiều rút dao trong người ra tự vẫn nhưngkhông chết
Biết không thể ép buộc được Kiều, Tú bà một mặt dỗ dành Kiều, cho nàng ở một mình nơi lầu NgưngBích; một mặt sắp đặt cho Sở Khanh, một tay ăn chơi đểu giả lập mưu lừa Kiều, dụ nàng trốn đi Ngâythơ tin người, nàng nghe lời đường mật, trốn đi theo Sở Khanh và bị Tú bà theo bắt lại Thúy Kiều trởthành gái lầu xanh từ đó
Ở với Tú bà một thời gian, nàng gặp Thúc Sinh Thúc Sinh vốn quê Vô Tích, đã có vợ là Hoạn Thư ở quênhà nhưng theo cha lên buôn bán tại Lâm Tri Nhân Thúc ông về nhà, Thúc Sinh lân la chơi bời nơi chốnlầu xanh Gặp Kiều, Thúc Sinh mê mẫn, đem lòng yêu thương nàng Thúc Sinh quyết tâm lấy Kiều làm
vợ lẽ nên sắp đặt đưa Kiều trốn đi rồi bắn tin cho Tú bà để chuộc Kiều Ở vào thế đã rồi, Tú bà nhận tiềnchuộc của Thúc Sinh cho Kiều được tự do Vậy là Kiều trở thành vợ lẽ của Thúc Sinh
Thúc ông trở lại Lâm Tri, hay tin Thúc Sinh lấy Kiều từ chốn lầu xanh đã đùng đùng nổi giận Không buộcđược Thúc Sinh bỏ Kiều, Thúc ông thưa lên quan và quan nhất quyết bắt Kiều:
về hành hạ và bắt làm người hầu Bọn Ưng, Khuyển đã đánh tráo một tử thi chết trôi rồi phóng hỏa đốtnhà để ai cũng tưởng Kiều đã chết vì hỏa hoạn
Thúc Sinh trở lại Lâm Tri, thấy Thúc ông đã lập bàn thờ cúng tế Kiều, chàng hỡi ơi, tin rằng Kiều đã chết!Buồn quá, chàng lại trở về nhà Thúc Sinh có ngờ đâu gặp lại Kiều trong hoàn cảnh thật éo le: “làm racon ở, chúa nhà đôi nơi” [TK câu 1814] Hoạn Thư đã hành hạ Kiều, bắt Kiều chuốc rượu, đánh đàn hầu
hạ Thúc Sinh Thúc Sinh phải làm bộ giả lã vui cười cho Hoạn Thư vừa lòng
Trang 7Sau đó, thể theo nguyện vọng Kiều, Hoạn Thư cho nàng ra Quan Âm các ở tu hành với pháp danh làTrạc Truyền Nhân buổi Hoạn Thư về nhà thăm mẹ, Thúc Sinh lén ra tâm sự với Kiều Nào ngờ HoạnThư về đứng bên ngoài nghe hết mọi chuyện nhưng nàng vẫn cười cợt bình thường như không cóchuyện gì xảy ra Quá sợ một con người như thế, Kiều lấy chuông vàng khánh bạc ở Quan Âm các làmvật hộ thân rồi trốn đi.
Từ nhà Hoạn Thư ra, nàng đến nương nhờ tại “Chiêu Ẩn am” của sư trưởng Giác Duyên Nhưng đoạntrường chưa dứt, nghiệp chướng còn dày, một lần nữa Kiều lại sa vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh ởChâu Thai, vì tung tích nàng đã bị bại lộ Tại đây nàng gặp Từ Hải, người anh hùng cái thế đang dấy binhchống lại triều đình
Say mê sắc đẹp, cảm phục tài năng và đồng điệu tâm hồn, Từ Hải cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh nhà
họ Bạc, đưa nàng về làm vợ Sau một năm khởi binh, Từ Hải đã trở thành lãnh chúa một vùng và Kiềuđường đường là một mệnh phụ phu nhân Ân oán giang hồ từ ngày lưu lạc được nàng báo đáp phânminh Những kẻ gây nên đau khổ cho nàng đều phải đền tội dưới trướng hùm Từ Hải Đây có lẽ là quãngđời hạnh phúc nhất của Kiều trên suốt chặng đường mười lăm năm lưu lạc
Những tưởng Kiều hạnh phúc dài lâu cùng Từ Hải, nhưng sổ đoạn trường nàng đâu đã đoạn tên Khi HồTôn Hiến kéo binh mã triều đình ra đánh Từ Hải, biết không thể thắng nên dùng kế chiêu an Kiều lạingây thơ tin lời đường mật của Hồ Tôn Hiến, phân tích lẽ thiệt hơn và khuyên Từ Hải đầu hàng
Nghe lời Kiều, Từ Hải đầu hàng và mắc kế phục binh của Hồ Tôn Hiến, chết đứng giữa trận tiền Vậy làKiều thành thân phận “thanh y”, hầu rượu, đánh đàn cho tiệc mừng công của Hồ Tôn Hiến Trớ trêu thaycho số phận, Kiều sau đó bị ép gã cho một Thổ quan Trên thuyền của Thổ quan đưa đi, nàng đã trầmmình xuống sông Tiền Đường tự vẫn
Sau khi chia tay Kiều ở “Chiêu Ẩn am”, sư trưởng Giác Duyên trên đường vân du gặp Đạo cô Tam Hợp.Được Đạo cô Tam Hợp cho biết hậu vận của Kiều nên đã đến thuê người chờ sẵn bên sông Tiền Đường.Kiều được sư trưởng Giác Duyên cứu và đem về nương náu ở am cỏ ven sông Từ ngày Kiều rời BắcKinh cho đến bấy giờ, chốc đã mười lăm năm luân lạc
Ở quê nhà, Kim Trọng hết tang, trở lại tìm nàng thì người yêu đã không còn nữa Chàng theo lời nàngdặn cưới Thúy Vân, mà mối tình sâu nặng với Kiều cứ canh cánh bên lòng Sau Kim Trọng cùng VươngQuan thi đậu, được bổ ra làm quan Từ đó Kim Trọng bắt đầu dò la tìm kiếm tông tích Thúy Kiều Từ VôTích qua Lâm Tri đến Châu Thai rồi cuối cùng dừng lại bên bờ sông Tiền Đường
Cả nhà hội ngộ, mừng mừng tủi tủi Buổi đoàn viên sao quá muộn màng Dù cả nhà đều nài ép và mốitình với Kim Trọng vẫn nồng ấm như xưa nhưng đã quá đỗi ê chề và nghĩ mình không xứng đáng, Kiều
đã nhất quyết không chắp lại tình xưa với người yêu cũ “Đem tình cầm sắc đổi ra cầm cờ” [TK câu 3110]
là sự chọn lựa cuối cùng của nàng đối với Kim Trọng Kiều sống nốt những ngày còn lại trong an lạcniềm vui sau khi đã trải qua một quãng đời sương gió đoạn trường
CHƯƠNG 2: ÂM HƯỞNG PHẬT GIÁO QUA TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
2.1 CHỮ HIẾU TRONG TRUYỆN KIỀU.
Hiếu đễ là một tiêu chí hàng đầu trong những tiêu chí đạo đức của Xã hội phương Đông Cổ nhân nói:
“Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (Trong nhiều nết tốt của con người thì hiếu thảo đứng hàng đầu) Haitôn giáo lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với xã hội phương Đông nói chung, xã hội Việt Nam nóiriêng là Nho giáo và Phật giáo đều đề cao vai trò chữ Hiếu và xem đó là nền tảng căn bản của đạo đứclàm người Cuốn sách đầu tiên và cơ bản của Nho gia dạy về chữ Hiếu là “Hiếu kinh”, ngay ở phần đầuquyển sách, Khổng Tử viết: “Phù hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã” (Hiếu là cái gốc của Đạođức, mọi việc giáo dục con người đều phát sinh từ cái gốc này)
Riêng với Phật giáo, rất nhiều kinh điển đề cập đến chữ Hiếu Công ơn sâu nặng của hai đấng sinh thànhđược Đức Phật dạy rất cụ thể và chi tiết: “Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy đã bú khi lang thangtrong ba cõi luân hồi còn nhiều hơn là nước trong bốn Đại dương” [1, 4] Hay như trong kinh “Hiếu Tử”,Phật dạy: “Thân chi sanh tử, hoài thai thập nguyệt, thân vi trọng bệnh, lâm sanh chi nhật mẫu nguy, phụ
Trang 8bố kỳ tình nan ngôn” (Cha mẹ sanh con, mười tháng mang thai như thân mang bệnh nặng, ngày sanhcon thì mẹ nguy hiểm cận kề, cha lo sợ nói sao cho xiết).
Công ơn cha mẹ lớn lao như thế nên làm con, phận sự báo đền thâm ân ấy là điều hiển nhiên, là đạo lýcăn bản trước tiên của đạo làm người Với đạo Phật, hiếu có hai loại: Hiếu thế gian và Hiếu xuất thếgian Hiếu thế gian là lo chuyện phụng dưỡng chăm sóc cho cha mẹ khi sanh tiền miếng ăn giấc ngủ, làmcho cha mẹ an vui trong đời sống vật chất và tinh thần Trong cách báo đáp công ơn cha mẹ cho trònniềm hiếu đạo này, Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi xanghìn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiệntrên vai mình đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu Các Thầy phải hiểu rằng ân mẹ cha nặng lắm, bồng bếnuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc cho ta trưởng thành Vì thế mà phải biết ân đó rất khó trả Này các TỳKheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn đó là phụng sự cha và phụng
sự mẹ” [1, 4] Và trong rất nhiều kinh điển khác của đạo Phật cũng đề cập đến chữ Hiếu trong đạo làmngười như thế
Nội dung truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tận cùng Thúy Kiều gặp phải và chịu đựng suốt mườilăm năm của cuộc đời mình mà khởi nguyên của quãng đời đoạn trường đau đớn ấy là từ lòng hiếu thảocủa nàng Kiều là một người con gái đa tình, đa cảm nhưng không yếu đuối, ít ra là trong phương diệnbáo hiếu của nàng Trước cảnh cha và em bị bọn quan lại sai nha đánh đập hành hạ bởi “Làm cho khốcliệt chẳng qua vì tiền” [TK câu 598], trong Kiều đã nghĩ:
Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
[TK câu 599 –602]
Mối tình sâu nặng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương nỗi niềm thương nhớ, nặng lời hẹnbiển thề non Kiều biết bán mình chuộc cha thì ắt phải lỗi hẹn với tình yêu, trọn đời phụ tình với KimTrọng Trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng phải đối trước một sự chọn lựa quá khắc nghiệt giữachữ Tình và chữ Hiếu để rồi trong khoảnh khắc phải quyết định:
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành
Trang 9Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc Tử đã vừa người ôm
Dặm ngàn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hòe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
[TK câu 1253 – 1258]
Khi trở thành vợ Từ Hải, Từ Hải ra đi theo tiếng gọi “động lòng bốn phương”; bên song cửa chờ đợi TừHải trở về, nàng càng nghĩ về cha mẹ Kiều thương cha mẹ giờ đã già yếu đi nhiều vì từ ngày cách biệtđến giờ đã mười năm có lẽ:
Xót thay huyên cỗi thung già,
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi
Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương
[TK câu 2237 – 2240]
Như vậy, Thúy Kiều xứng đáng là “một người con hiếu thảo đáng kính, đáng mến…” như lời một nhàNho xưa nhận xét Hành động bán mình chuộc cha là điểm đỉnh của lòng hiếu thảo ấy Ở đây người viếtkhông quá võ đoán để kết luận rằng: Nhà thơ núi Hồng Lĩnh thấm nhuần tinh thần “Hiếu tâm tức Phậttâm” của nhà Phật để xây dựng chữ Hiếu cho nhân vật Thúy Kiều, nhưng tinh thần chữ Hiếu trong đạoPhật đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt Nam, trở thành đạo lý truyền thống cao đẹp trong bản sắcvăn hiến việt Nam Và đạo lý ấy hiển nhiên có ảnh hưởng, trong chừng mực nào đó, đến những người
“cư Nho, mộ Thích” như Nguyễn Du Điều cần nói là chữ Hiếu trong truyện Kiều, biểu hiện cụ thể ở nànghiếu nữ họ Vương mang đậm nét giáo lý nhà Phật ở tinh thần Vô ngã vị tha Ta không tìm thấy quanniệm “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, dĩ hiếu phụ mẫu” của Nho gia mà là sự hy sinh tất cả,chịu đựng tất cả cho cha mẹ được yên vui, dù sự hy sinh đó là cái giá quá đắt, phải trả bằng cả cuộc đờimình Thế nên, dù ai có khắt khe trong lễ giáo phong kiến Nho gia, hẳn cũng đồng tình khi Tố Như kếtluận:
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Trang 10[TK câu 3119 – 3120]
Thế nên, có nhà nghiên cứu về truyện Kiều đã viết: “truyện Kiều là truyện của nàng hiếu nữ họ Vương”[1, 29] có lẽ thật chính xác và không phải quá lời vậy
2.2 THUYẾT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO CỦA ĐẠO PHẬT TRONG TRUYỆN KIỀU.
Nhân quả Nghiệp báo vốn là một giáo lý phổ quát căn bản đầu tiên của đạo Phật Đạo Phật chủ trươngtất cả mọi hành vi tạo tác của ba nghiệp thân, miệng, ý con người đều tạo thành những Nghiệp nhân vàNghiệp nhân đó sẽ thành Nghiệp quả hiện hành báo ứng ở ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai Nói kháchơn, không một sự vật gì ngẫu nhiên sinh ra, tất cả đều chịu sự tác động hỗ tương của nhau Bài kệ nói
về nhân quả mà ai học Phật cũng đều thuộc nằm lòng: Dục tri tiền thế nhân,
Kim sanh thọ giả thị
Dục tri lai thế quả,
Kim sanh tác giả thị
(muốn biết cái nhân đã gây ở đời trước, hãy xem kết quả đang thọ nhận ở đời này Muốn biết cái quảtrong đời sau, hãy nhìn hiện tại đã làm gì)
Tất nhiên, quan hệ Nhân Quả trong đạo Phật không dừng lại ở mức đơn giản và hạn cuộc ấy, nhưng ởđây chúng ta chưa cần phải luận nhân quả ở một mức sâu xa hơn
Từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là một câu chuyện kể mang tính tự sự khônghơn, thì qua “Đoạn trường tân thanh” của Tố Như tử, tất cả đã được nâng lên một tầng bậc mới Mộttrong những tầng bậc đó là Nguyễn Du đã cố gắng giải thích mọi biến động của cuộc đời Thúy Kiều dướinhững triết lý tư tưởng mà ông đã thâm nhập Là một nhà Nho, bài học “Tạo vật đố hồng nhan”, “Tàimệnh tương đố” là những câu nằm lòng từ những ngày còn bập bẹ “Tam Tự Kinh” chữ Hán, thế nênkhông lạ gì khi ông viết những câu thơ như:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
[TK câu 5 – 6]
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen
[TK câu 2153 – 2154]
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha
[TK câu 2157 – 2158]
Những câu thơ “đổ thừa” hết cho trời đất, cho một đấng tạo hóa, “hóa công” gây nên đau khổ cho nàngKiều của Nguyễn Du như thế rất nhiều trong truyện Kiều Nhưng có cảm tưởng chính Nguyễn tiên sinhcũng không tin tưởng lắm khi cả quyết “Trời xanh” kia là “chính danh thủ phạm” cho cuộc đời oan nghiệtcủa Thúy Kiều Chúng ta đọc đoạn kết của Truyện Kiều sẽ thấy điều đó
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
[TK câu 3241-3244]
Trang 11thì ngay tiếp đó ông viết:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
[TK câu 3249-3252]
Rõ ràng, Nguyễn tiên sinh vẫn còn có gì đó băn khoăn và không tin chắc lắm có một “ông trời” bất côngquá thế! Ông đi tìm một sự giải thích khác và chúng ta gặp ở đây thêm một cách lý giải khác cho số phậncuộc đời nàng Kiều “thân yêu, tri kỷ” của ông Nguyễn Du đã nhìn thấy triết lý nhân quả của đạo Phật ởcuộc đời Kiều
Tìm hiểu vấn đề này, trước tiên, không gì hơn là đọc lại một số nhận định xưa và nay của các học giảquan tâm nghiên cứu truyện Kiều
Học giả Trần Trọng Kim viết: “theo cái lý thuyết nhân quả ấy thì phàm phúc hay họa là ở tự mình gây racho mình Mình đã có cái hoàn toàn tự do mà làm việc thiện hay ác, thì mình lại có cái hoàn toàn tráchnhiệm về những việc ấy…” [3, 274], “…Cái thuyết nhân quả của Phật học là thế Đem cái thuyết ấy mà sovới một đời nàng Kiều, thì thấy không có chỗ nào là không đúng…” [3, 274]
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh nhận xét: “Đạo Phật đã bổ sung cho đạo Nho ở chỗ nó dựa trên luật NhânQuả để kết án cá nhân là tự mình gieo cái mầm khổ cho mình ngay từ kiếp trước nên tự mình phải chịulấy quả khổ của kiếp này” [3, 556]
Ngoài ra, các học giả khác nghiên cứu về truyện Kiều như Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Trần VănGiàu.v.v , tuy sự nhìn nhận, cách giảng giải có khác nhau, thậm chí trái ngược do đến từ những quanđiểm, nhân sinh quan thời đại khác nhau nhưng đều thừa nhận tư tưởng chủ đạo của truyện Kiều nằmtrong lý thuyết Nhân Quả của Phật giáo
Trở lại câu chuyện, Kiều là nàng con gái đa sầu, đa cảm Cái “Nghiệp” của nàng như thế nên buổi đầu đichơi gặp mã Đạm Tiên, nghe tâm sự cuộc đời cô kỹ nữ xa lạ, Kiều đã vận vào mình Kiều có niềm tin
“thác là thể phách, còn là tinh anh” [TK câu 116] Con ma Đạm Tiên trở thành hiện thân của nghiệp lựctheo Kiều từ đó
Kiều là một cô gái đa tình Nàng đã mạnh dạn đem lòng yêu thương Kim Trọng ngay trong lần đầu gặp
gỡ, một điều rất xa lạ với lễ giáo phong kiến đương thời Chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi thoáng qua thôi làđã:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
[TK câu 163-164]
Vậy là cái nhân đau khổ đầu tiên đã hình thành, chủng tử Nghiệp luyến ái kiếp hiện sinh đã tạo Điều nàyrất quan trọng Trong mười lăm năm lưu lạc của Kiều, sự khổ đau chịu đựng về thân xác đâu bằng sựdằn vặt tâm can về “giấc mộng hương quan” và “người tình Kim Trọng” Cái Nhân đa tình đã bắt Kiều thọcái Quả nhớ nhung, đau đớn như thế
Rơi vào chốn lầu xanh của Tú bà, bị hành hạ, Kiều rút dao tự vẫn thì ngay đó, Đạm Tiên đã về thủ thỉ:
Rỉ rằng: “nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao”
[TK câu 995-956]