1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử văn học phương Tây qua cái nhìn của E. Auerbach pps

7 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 177,66 KB

Nội dung

Lịch sử vă n h ọc phươ ng Tây qua cái nhìn của E. Auerbach Các nhà văn thế kỷ XVI và XVII với quan niệm bắt chước nguyên vẹn văn học cổ đại đã dựng lên sự phân biệt phong cách bác học với phong cách bình dân. Ông nhận ra rằng, “quy tắc phong cách được ca tụng trong nghệ thuật cổ điển, quy tắc loại trừ mọi yếu tố hiện thực chủ nghĩa cụ thể khỏi những tác phẩm bi kịch và nghiêm túc, đã trở nên mềm dẻo trong dòng chảy của thế kỷ XVIII”. Cho đến thế kỷ XIX, bằng việc chọn ngẫu nhiên một số ít cá nhân trong đời sống hàng ngày cho lối biểu hiện nghiêm túc, và thậm chí là bi kịch, Balzac và Stendhal đã đoạn tuyệt với quy tắc cổ điển phân biệt các mức độ phong cách, thứ quy tắc chỉ chấp nhận cái hiện thực hàng ngày trong khuôn khổ những thứ giải trí thuần túy, hài hước kiểu thô kệch. Họ đã hoàn thành một tiến trình vốn đã được chuẩn bị từ rất lâu (từ tiểu thuyết phong tục và hài kịch đẫm nước mắt của thế kỷ XVIII, hoặc đúng hơn là từ phong trào Xung kích và Bão táp và tiền lãng mạn), và mở đường cho chủ nghĩa hiện thực hiện đại phát triển sau đó thành những hình thức đa dạng hơn, tương ứng với hiện thực thường xuyên thay đổi và đang rộng mở của đời sống hiện đại thế kỷ XX. Những mảnh vỡ hiện thực hàng ngày, những độc thoại nội tâm thuộc về cái hàng ngày ùa vào trong sáng tác của những nhà văn như A. Gide, V. Woolf, M. Proust như là những biểu hiện của mạch vận động cái thường ngày xâm nhập vào cái cao cả, cái cười cợt vào cái nghiêm túc trang trọng Tuy không thể hình dung được một cách cụ thể những biến đổi mạnh mẽ hơn nữa trong các sáng tác của C. Simon, S. Beauvoir, A. Robbe-Grillet sau này với sắc thái sẽ đa dạng hơn: mỉa mai, cay đắng, hài hước nhưng giả thuyết khoa học mimésis của ông đã chứng tỏ giá trị qua việc tiên báo được những hiện tượng sẽ diễn ra trong khuôn khổ cho phép, giống như những định luật của Newton đã tiên báo được vận động của các thiên thể trong phạm vi của cơ học cổ điển (20) . Khái niệm được sử dụng nhiều nhất trong cuốn sách là “chủ nghĩa hiện thực” cũng như chữ “hiện thực” trong phần phụ đề đòi hỏi những cách hiểu linh động, mềm dẻo. Trong toàn bộ bản dịch tiếng Pháp (NXB Gallimard-1996), Cornelius Heim đều sử dụng chữ réalisme (chủ nghĩa hiện thực) để dịch chữ realismus trong tiếng Đức. Đây là một khái niệm khá phức tạp về nguồn gốc cũng như cách sử dụng. E.Auerbach xác định rằng sự kết hợp cái nghiêm túc với cái hài hước, cái cao cả với cái tầm thường hàng ngày của phong cách như một xu hướng vận động tất yếu của văn xuôi phương Tây đạt độ chín muồi vào thế kỷ XIX với những tên tuổi như Balzac, Stendhal, Flaubert. Chỉ khi đó chữ réalisme với tư cách một tư trào mới thực sự mang ý nghĩa chủ nghĩa. Chính vì thế, khái niệm réalisme có lẽ nên hiểu như là “tính chất hiện thực”, chứ không chỉ là chủ nghĩa hiện thực. Bản thân R. Jakobson trong một bài báo năm 1921 (Về chủ nghĩa hiện thực nghệ thuật) đã chứng minh rằng đây là một khái niệm mơ hồ có rất nhiều cách hiểu khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử văn học (21) . Với Jakobson thìchủ nghĩa hiện thực được hiểu như là thủ pháp hoán dụ trong hệ thống tu từ, đối lập với chủ nghĩa lãng mạn được hiểu tương đồng với thủ pháp ẩn dụ. Jakobson cũng nhấn mạnh rằng phải xác định được hệ quy chiếu của hiện thực thì mới mong tránh khỏi những cách đánh giá cứng nhắc (22) . E. Auerbach dùng chữ tính chất hiện thực có lẽ còn trong mối quan hệ với tiêu đề Mimésis chỉ sự “mô phỏng” theo quan niệm triết học của Platon. Tất cả mọi thứ ta nhìn thấy, nghe thấy, và nhớ lại đều là hình bóng của thế giới thần linh. Sáng tác nghệ thuật cũng chỉ là quá trình mô phỏng lại thế giới ấy. Tất nhiên là có sự khác nhau giữa chủ nghĩa hiện thực thời Trung đại với thời Hiện đại, dù đều có điểm chung căn bản là hướng về cái hàng ngày. Để nêu bật đặc điểm của quan niệm cổ kiểu Cơ đốc giáo, ông lựa chọn cách dùng từ figura/hình tượng (liên quan tới ưu thế của tính chất hiện thực vào cuối thời cổ đại và trong suốt thời trung đại có in dấu ấn Cơ đốc giáo). “Theo đó, một sự kiện xảy ra nơi hạ giới không bao giờ chỉ là nó mà còn là (và không hề phương hại tới sự tồn tại cụ thể của nó ngay lập tức và ở đây) một cái khác được sự kiện ấy thể hiện hoặc được sự kiện ấy lặp lại bằng cách khẳng định điều ấy; mối quan hệ giữa các sự kiện không được xem xét chủ yếu như sự phát triển theo thời gian hay theo nhân quả mà là để tạo thành một thể thống nhất nơi thế giới thần linh, toàn bộ các sự kiện của thế giới ấy tạo nên những phần và những ánh xạ; mối quan hệ với hiện thực trần thế trực tiếp của chúng không quan trọng lắm và tri thức về mối quan hệ ấy đôi khi hoàn toàn là thừa cho việc cắt nghĩa” (23) . E. Auerbach nói đến điều này để lưu ý đến cách thức phân tích văn bản được ông sử dụng ở từng văn bản tùy thuộc vào tính chất hiện thực. Khi phân tích chủ nghĩa hiện thực với tư cách một trào lưu thế kỷ XIX, dường như ông lại tiếp cận bằng một phương pháp rất gần với quan niệm phản ánh luận của triết học duy vật lịch sử (24) . Còn trước đó khi nhắc đến Cervantes, ông không hề đặt trọng tâm quan sát tới những yếu tố hiện thực cụ thể: “Có thể là thế giới ấy có kẻ bất hạnh, sự bất công và sự hỗn loạn. Chúng ta gặp ở đây những cô gái mua vui, những tên tù khổ sai đi đày, những cô gái trẻ bị làm nhục, những tên cướp bị treo cổ - có thể dễ dàng nối dài thêm danh sách này. Nhưng tất cả những điều ấy không làm chúng ta bối rối. Sự can thiệp của Don Quijote, người chẳng cải thiện được điều gì và cũng chẳng cứu được ai, đã biến hạnh phúc và bất hạnh thành một trò chơi” (25) Tránh đi vào các định nghĩa phức tạp có thể khiến độc giả mệt mỏi, ông tìm đến cách hiểu về tính chất hiện thực trong phong cách văn xuôi phương Tây: “ vấn đề không còn là chủ nghĩa hiện thực nói chung nữa mà là mức độ và bản chất của sự nghiêm túc, là những vấn đề được đặt ra và là bi kịch, chúng được diễn đạt bằng cách xử lý các chủ đề có tính chất hiện thực chủ nghĩa” (26) . Hiểu như vậy ta mới có thể cắt nghĩa được tại sao ông dành hẳn một chương riêng để tiếp cận nhà văn có vẻ phi hiện thực nhất là Rabelais. Ông nhắc đến những yếu tố có thực đương thời hiện diện trong tác phẩm của Rabelais như dấu ấn quê hương Touraine khi nhà văn miêu tả cái miệng của Pantagruel, hay việc Rabelais ám chỉ tới bệnh truyền nhiễm hoành hành từ 1532 tới 1533 trong các địa phương phía bắc nước Pháp Nhưng điều quan trọng là chất hiện thực ấy được tạo nên từ sự xâm nhập ngôn ngữ và truyện kể dân gian vào ngòi bút hùng biện rất tài hoa của Rabelais. Đấy là cơ sở cho sự phá bỏ hàng rào ngăn cách phong cách giữa bác học và phong cách thấp kém. Vì thế chẳng nên bận tâm làm gì với những con số cường điệu khủng khiếp như hàng nghìn người bị giết trong một trận chiến của Pantagruel, vì chúng đâu có phải là con số thật. Tất cả những chi tiết ấy tồn tại trong văn bản đều dưới sự quy định của phong cách thô kệch của nhà văn và tác phẩm. Trong khi đó, ông lại loại trừ V. Hugo – nhà văn tưởng như còn có nhiều yếu tố hiện thực hơn cả Rabelais, cũng ưa thích hòa trộn cái cao cả với cái thô kệch - khỏi trường quan sát của mình (27) . Như vậy phong cách hiện thực của nhà văn theo quan niệm của E. Auerbach không nằm ở đối tượng cụ thể trong văn bản mà ở cách thức và ý định của ngòi bút nhà văn trong mối quan hệ với văn hóa. Coi văn bản được nghiên cứu như là những gì đã hoàn thành, đã trở thành kinh điển, E. Auerbach tiến hành cô lập chúng khỏi tiến trình tiếp nhận như ông viết ở cuối chương I: “Trong khi coi phong cách của Homère và phong cách của Cựu Ước là điểm xuất phát, chúng ta đã xem xét chúng dưới hình thức đã hoàn thành, như chúng hiện ra với chúng ta trong các văn bản; chúng ta đã trừu tượng hoá những gì liên quan tới nguồn gốc của chúng và do vậy để lại một bên vấn đề liệu có phải các nét đặc biệt mà chúng ta vừa lẩy ra đó có thuộc về nguồn gốc hay thuộc về những ảnh hưởng ngoại lai, toàn bộ hay một phần” (28) . Điều này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải rất am tường các thao tác phân tích ngữ văn cơ bản, như đoạn văn phân tích sau đối với một đoạn thơ sử thi Hy Lạp: “Gắn với từ “vết sẹo” trước tiên là một mệnh đề quan hệ (mà xưa kia một con lợn lòi ), rồi trải ra cho tới khi phát triển thành một phần chú thích đủ rộng có đủ chức năng cú pháp; trong phần chú thích này bất ngờ trượt ra một mệnh đề chính (một vị thần đã đưa cho ông ), và tách khỏi phần phụ thuộc về mặt cú pháp một cách tự nhiên, cho tới khi mà ở câu thơ thứ 399 bắt đầu một cách xử lý hoàn toàn thoải mái những nội dung mới, một hiện tại mới, nó một mình ngự trị cho tới câu 467 (ông già bấy giờ chạm vào bà ), ở đó lại bắt đầu một dòng chảy đã bị ngắt quãng của trần thuật. Có lẽ trong một đoạn trữ tình ngoại đề dài tới mức đó, không thể duy trì mối quan hệ cú pháp với chủ đề chính; ngược lại, càng dễ chèn thêm chủ đề phụ vào hành động chính nhờ vào một sự xếp đặt nhằm tạo nên phối cảnh của các nội dung. Quả thật chỉ cần giới thiệu toàn bộ câu chuyện về vết sẹo như một kỷ niệm nổi lên đúng ngay lúc đó trong ý thức của Ulysse; không còn gì dễ hơn, chỉ cần lồng sớm hơn hai câu thơ vào câu chuyện vết sẹo, ở ngay lúc nêu lên đầu tiên của từ “vết sẹo” khi những chủ đề “Ulysse” và “kỷ niệm” đã chuẩn bị cho người kể chuyện” (29) . Đặt văn bản nghiên cứu của E. Auerbach trong hoàn cảnh những luận điểm về quan hệ của R. Jakobson giữa văn học dân gian và văn học thành văn, về vấn đề dị bản trong nghiên cứu văn học dân gian của Propp (30) ta thấy rõ tính nhất quán trong hệ thống khái niệm như một công cụ ngữ văn của ông. Những văn bản cổ đại như Kinh Thánh hay sử thi Hy Lạp có xuất xứ từ văn hóa dân gian với nhiều nguồn tư liệu khác nhau vô cùng phức tạp được chồng ghép lên nhau tạo ra vô vàn dị bản (31) , nhưng với tư cách nhà ngữ văn học, E. Auerbach vẫn xử lý trên văn bản cụ thể căn cứ vào cấu trúc nghĩa của phát ngôn so với văn cảnh chứ không lệ thuộc vào văn bản một cách cứng nhắc. Ông cố không nêu ra những suy diễn chỉ có giá trị với dị bản này và vô nghĩa với những dị bản khác vì ý thức rõ ràng: “Trong các giới hạn của bài viết, chúng ta không phải quan tâm tới một vấn đề như thế, bởi vì dưới hình thức đã hoàn thành của các văn bản ấy, hệt như hình thức ấy đã xuất hiện ngay từ một thời kỳ cổ đại, cả hai phong cách đã tạo ra một ảnh hưởng mang tính cấu thành đối với lối thể hiện hiện thực trong văn học châu Âu”. Trích ngẫu nhiên một số lượng nhất định các văn bản của từng thời kỳ để đối chiếu những ý tưởng, ông dẫn dắt người đọc tới trực tiếp trung tâm đề tài trước khi nêu ra bất kỳ lý thuyết nào. Ông tin rằng sự chọn lựa ngẫu nhiên mang tính chủ quan của mình cũng là một yếu tố có thể giúp ta hiểu cái tổng thể nếu có được một thao tác chính xác. Phương pháp phân tích các văn bản như thế để lại một khoảng rộng nhất định cho việc cắt nghĩa: tự do chọn lựa và nhấn mạnh lên điều làm người viết quan tâm. Tuy thế điều mà ông nêu ra phải nằm trong văn bản chứ không phải là cái gì suy diễn bên ngoài. “Cách cắt nghĩa của tôi chắc chắn được định hướng bằng một ý định nào đó; nhưng ý định này chỉ hiện ra dần dần trong bản thân vai trò của chính việc chú giải. Phần lớn các văn bản được tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên, ở mức độ của một sự gặp gỡ tình cờ hay một sự yêu thích mang tính cá nhân hơn là theo một chủ ý nào đó. Trong các nghiên cứu theo cách này, người ta không quan tâm tới các quy luật mà là tới những xu hướng và những trào lưu gặp gỡ nhau và được hoàn thiện theo vô vàn cách khác nhau. Tôi không hề nghĩ tới bất cứ cái gì khi chỉ nêu ra cái giúp ích nhất cho ý định của mình; ngược lại, tôi bắt buộc nhường chỗ cho sự đa dạng và buộc phải làm cho những công thức của mình trở nên nhạy cảm hơn”. Cảm tính và “sự chủ quan” của E. Auerbach đã giúp ông có những lựa chọn trích dẫn phân tích đích đáng một cách thú vị. Với tác phẩm Odyssée là đoạn Ulysse trở về, nhưng cũng là lúc người anh hùng đứng trước cái ngưỡng khó khăn nhất trong hành trình hồi hương; với tác phẩm Don Quijote là đoạn trích kể lại lần đầu tiên chàng kỵ sĩ vốn nhìn gà hóa cuốc đã nhìn hiện thực như là hiện thực chứ không phải theo sự dụ dỗ của người giám mã - vốn luôn rất thực tế nhưng lần này lại nói theo lối học đòi; với tác phẩmBà Bovary là đoạn trích về đỉnh điểm tâm trạng chán ngán của nữ nhân vật Cách làm của E. Auerbach khi viết về phương thức biểu hiện hiện thực trong văn học phương Tây rõ ràng không chỉ đi theo sự kiện văn chương, mà còn đi vào những chi tiết tinh tế hơn thế nữa. Cách làm ấy giống hệt quan niệm của những nhà văn thế kỷ XX mà chính ông nhận ra: “Ngược lại người ta tin rằng bất cứ mảnh nào của cuộc đời, được chọn một cách ngẫu nhiên, bất cứ thời điểm nào cũng đều chứa đựng toàn bộ số phận và rằng người ta có thể dùng chúng để biểu hiện số phận”. Đó là sự đối chiếu lẫn nhau giữa tổng thể với chi tiết. Ông cũng ý thức rất rõ về những khoảng cách, những lỗ hổng lịch sử mà mình buộc phải bỏ lại như thế khi chạy theo điểm để nội suy diện. Theo ông, bản thân phương pháp đó cũng tự vạch ra những giới hạn cho người viết văn học sử. “Mỗi một chương trong cuốn sách của tôi xử lý một thời kỳ, một thời kỳ có thể tương đối ngắn, nửa thế kỷ, cũng có khi là một khoảng thời gian đáng kể. Trong khoảng cách ấy có những lỗ hổng, nghĩa là có những thời kỳ không được đề cập tới, chẳng hạn thời cổ đại chỉ được tôi dùng để dẫn nhập, hay thời thượng kỳ Trung đại còn lại quá ít tư liệu đối với chúng ta. Tôi cũng có thể thêm một số chương khác về văn học Anh, Đức hay Tây Ban Nha; tôi đáng lẽ cũng thích nói kỹ hơn cái siglo de oro (32) , và dành hẳn một chương đặc biệt cho chủ nghĩa hiện thực Đức thế kỷ XVII. Nhưng khó khăn lại quá lớn; ngoài ra tôi gặp khó khăn với những văn bản thuộc cả ba thiên niên kỷ, điều ấy có thể buộc tôi phải rời bỏ lĩnh vực quen thuộc của mình là ngữ văn tiếng Roman” (33) . Cùng với những cuốn lịch sử văn học khác, Mimésis có thể sẽ góp phần mang lại cho ta một góc nhìn khác nữa, phong phú hơn về lịch sử văn học phương Tây. Nhưng quan trọng không kém là những thao tác khoa học chặt chẽ và nghiêm túc của một nhà nghiên cứu khoa học xã hội, một phương thức tư duy mà người ta chỉ có thể thu nhận được khi có dịp đọc và nghiền ngẫm toàn bộ chuyên luận của ông. Không tự cho rằng phương pháp làm việc của mình là tối ưu, nhìn thấy được những hạn chế nên E.Auerbach viết vài lời hóm hỉnh ở phần lời bạt: “nếu tôi có thể biết được những gì đã xuất bản về những chủ đề ấy, biết đâu tôi lại không bao giờ bắt đầu cầm bút viết được”. Quả đúng là một nhà nghiên cứu tri túc tri chỉ./. . Lịch sử vă n h ọc phươ ng Tây qua cái nhìn của E. Auerbach Các nhà văn thế kỷ XVI và XVII với quan niệm bắt chước nguyên vẹn văn học cổ đại đã dựng lên sự phân biệt phong cách bác học với. thực của nhà văn theo quan niệm của E. Auerbach không nằm ở đối tượng cụ thể trong văn bản mà ở cách thức và ý định của ngòi bút nhà văn trong mối quan hệ với văn hóa. Coi văn bản được nghiên. một góc nhìn khác nữa, phong phú hơn về lịch sử văn học phương Tây. Nhưng quan trọng không kém là những thao tác khoa học chặt chẽ và nghiêm túc của một nhà nghiên cứu khoa học xã hội, một phương

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w