1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC

102 784 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2)

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 4

1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 7

1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 7

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 8

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 10

1.3.1 Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.3.2 Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 11

1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên .111.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 12

1.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 14

1.3.2.3 Kế toán chi phí trả trước 15

1.3.2.4 Kế toán chi phí phải trả 17

1.3.2.5 Kế toán chi phi sản xuất chung 18

1.3.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất 20

1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 21

1.5 Các hình thức ghi sổ kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 24

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Đặc điểm tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33

2.2 Tổ chức công tác kế toán 37

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37

2.2.2 Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán 39

2.3 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây 44

2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây 44

2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất 46

2.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46

Trang 2

2.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 53

2.3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 61

2.4 Phưong pháp xây dựng chi phí sản xuất sản phẩm dở dang 73

2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 74

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂYDỰNG HÀ TÂY 78

3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây 78

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPSX : Chi phí sản xuấtTSCĐ : Tài sản cố địnhNVL : Nguyên vật liệuBHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tếKPCĐ : Kinh phí công đoànSPDD : Sản phẩm dở dang

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX 13

Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX 14

Sơ đồ 3: Kế toán chi phí trả trước theo phương pháp KKTX 16

Sơ đồ 4 : Kế toán chi phí trả trước theo Phương pháp KKTX 17

Sơ đồ 5 : Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX 19

Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo Phương pháp KKTX 20

Sơ đồ 7: Quy trình ghi sổ tổng hợp CPSX theo hình thức Nhật ký chung 26

Sơ đồ 8: Quy trình ghi sổ tổng hợp CPSX theo hình thức Nhật ký- Sổ cái 27

Sơ đồ 9:Quy trình ghi sổ tổng hợp CPSX theo hình thức Chứng từ ghi sổ 28

Sơ đồ 10: Quy trình ghi sổ tổng hợp CPSX theo hình thức Nhật ký chứng từ 29

Sơ đồ 11: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 34

Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36

Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 38

Sơ đồ 14: Sơ đồ ghi sổ kế toán 44

Bảng 2.0 Các chỉ tiêu tài chính 33

Bảng 2.1 Phiếu xuất kho 48

Bảng 2.2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 49

Bảng 2.3 Sổ chi tiết TK 621- đá Granite 51

Bảng 2.4 Sổ chi tiết TK 62- đá hạt 52

Bảng 2.5 Chứng từ ghi sổ 53

Bảng 2.6 Sổ cái TK 621 54

Bảng 2.7 Bảng kê thanh toán lương 57

Bảng 2.8 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 58

Bảng 2.9 Sổ chi tiết TK 622- đá Granite 59

Bảng 2.15 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 70

Bảng 2.16 Sổ chi tiết TK 627- đá Granite 71

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu và chính nóthúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp hạch toánkinh doanh độc lập, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để sảnxuất kinh doanh có lãi Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp luônhướng tới là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấnđấu của bất kỳ doanh nghiệp nào vì đó là con đường chủ yếu làm tăng lợinhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường Do vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được coitrọng đúng mức vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm.Thông qua các số liệu mà bộ phận kế toán đã tập hợp và cung cấp cho các nhàquản trị doanh nghiệp phân tích và đánh giá về định mức chi phí lao động, vậttư, máy móc thiết bị, để kịp thời đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm điềuchỉnh hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, việcđánh giá và tính toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mộtcông việc hết sức quan trọng.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xác định chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm cùng với những kiến thức đã học, qua thờigian thực tế tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây, em đã đi sâu

nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây” Trong qua

trình nghiên cứu và lý luận thực tế kết hợp với kiến thức đã học ở trường cùng

Trang 6

với sự hướng dẫn của thầy cô và sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đềtài này.

Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảphẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây.

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây

Trang 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

“Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tạo ra thànhphẩm, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).”

Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trìnhsản xuất nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắnliền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên một quá trình sảnxuất Hay nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp vàquá trình tiêu hao của chính bản thân ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượnglao động, và sức lao động Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, ngườisản xuất phải chịu chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đốitượng lao động Vì thế, sự hình thành nên các yếu tố chi phí sản xuất để tạo ragiá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chíchủ quan của người sản xuất.

Cần chú ý phân biệt giữa 2 khái niệm: chi phí và chi tiêu Chi phí làbiêu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóacần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phảichi ra cho một kỳ sản xuất kinh doanh Như vậy, có thể thấy chỉ được tính làchi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quanđến khối lượng sản phẩm sản xuát ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chira trong kỳ hạch toán Trái lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư,tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì.Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình

Trang 8

sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…)và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…)

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau vể mặt lượng và cả vềmặt thời gian nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinhchi phí, không có chi tiêu thì sẽ không có chi phí Tổng số chi phí trong kỳcủa doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hếtcho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này.

Như vậy, có thể kết luận rằng: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thựchiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thực chất chi phí là sự dịchchuyển vốn- chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượngtính giá (sản phẩm, dịch vụ, lao vụ).

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trong quá trình kinh doanh, chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiềukhoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… Đểthuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loạichi phí sản xuất Xuất phát từ những mục đích và yêu cầu khác nhau của quảnlý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau Phânloại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhómsản phẩm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.

Xét về mặt lý luận cũng như thực tế, có rất nhiều cách phân loại chi phíkhác nhau như phân loại theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo vị trí,theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất ,…Mỗi cách phân loại này đềuđáp ứng ít, nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiếm soát chi phíphát sinh xét trên các góc độ khác nhau Vì thế, các cách phân loại đều tồntại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất

Trang 9

và tính giá thành sản phẩm trên góc độ của kế toán tài chính, người ta thườngphân loại chi phí theo các tiêu thức sau:

a Phân loại theo yếu tố chi phí

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế banđầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinhcủa chi phí, chi phí được phân theo yếu tố Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chiphí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tưliệu lao động Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thểhơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động,việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thểđược chi tiết hóa theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng, Tùy theo yêu cầu vàtrình độ quản lý ở mỗi nước, mối thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tó cóthể khác nhau Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí đượcchia thành các yếu tố chi phí như sau:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên,vật liệuchính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…được sử dụng chosản xuất-kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho, phế liệu thuhồi).

Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanhtrong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: bao gồm tổng sốtiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân,viên chức.

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: bao gồmphần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quyđịnh trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.

Trang 10

Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố địnhphải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trongkỳ.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoàidùng vào sản xuất kinh doanh.

Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưaphản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

b Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Theo cách này, căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sảnphẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chiatheo khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mứcphân bổ chi phí cho từng đối tượng Cũng như cách phân loại theo yếu tố, sốlượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độnhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay, giá thành sản phẩmbao gồm 5 khoản mục chi phí:

Chi phí nguyên,vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên,vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạosản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và cáckhoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phátsinh.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).

Ngoài cách phân loại như trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theomột số cách khác nhau như phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng

Trang 11

công việc hoàn thành; phân loại theo quan hệ của chi phí với quá trình sảnxuất…Các cách phân loại này cũng đã được đề cập tới trong kế toán quản trị.

1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

“Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tòan bộ các khoản haophí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng côngtác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.”

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt haophí sản xuất và mặt kết quả sản xuất Những khoản chi phí ( bao gồm cảnhững chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí ở kỳ trước chuyển sang) và cácchi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đãhoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Hay nói cáchkhác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phímà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượngcông việc sản phẩm, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ

Sơ đồ sau phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm

Qua sơ đồ ta thấy : AC = AB + BD – CD hay: Chi phí sản

xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trang 12

Tổng giá thànhsản phẩm hoàn

= Chi phí sảnxuất dởdang dầu

+ Chi phí sán xuất phátsinh trong kỳ( đã trừcác khoản thu hồi ghi

giảm chi phí)

- Chi phí sảnxuất dởdang cuối

kỳQua sơ đồ ta thấy, khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dởdang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc cách nghành sản xuất không có sảnphẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ hạch toán.

Tóm lại, giá thánh sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, nóphản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóađã thực chi ra cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong giá thànhsản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quátrình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp màkhông bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanhnghiệp Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh giá trị thựccủa các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêukhác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống Mọi cáchtính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thànhđều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa tiền tệ, không xác địnhđược hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn vàtái sản xuất mở rộng.

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thànhcũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dướinhiều góc độ và nhiều phạm vi tính toán khác nhau Về mặt lý luận cũng nhưthực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt, còn có kháiniệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ,…

Trang 13

Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành

được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:- Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định trước khi bước vào kinh

doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chiphí của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định

mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhienekhác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bìnhquân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành địnhmức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từngthời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng nên giáthành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chiphí đạt được trong quá trình sản xuât sản phẩm.

- Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi

kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm.

Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành

sản xuất và giá thành tiêu thụ:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả

những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trongphạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuât, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, nhân công trực tiếp và chi phi sản xuất chung.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các

khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phísản xuất, quản lý và bán hàng Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thànhđầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:

Trang 14

Giá thànhtoàn bộ của

sản phẩmtiêu thụ

Giá thành sản

Chi phí quảnlý doanh

Chi phí tiêu thụsản phẩm

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

1.3.1 Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanhchóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phi sản xuất theo từng đối tượngtính giá Tùy theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiếtchi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại như sau:

Bước 1: Mở sổ (hay thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từngđối tượng tập hợp chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng, bộ phậnsản xuất ) Sổ được mở riêng cho từng TK 621, 622, 627, 631, 154, 335.142, 242, 641, 642 Căn cứ để ghi sổ là sổ chi tiết tài khoản tháng trước vàcác chứng từ gốc, các bảng phân bổ (vật liệu, dụng cụ, tiền lương, BHXH, ,khấu hao…), bảng kê chi phí theo dự toán Các sổ có thể mở riêng cho từngđối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng.

Bước 2: Tiến hành tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quancho từng đối tượng hạch toán.

Bước 3: Tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nộidung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giáthành Đồng thời, lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm và dịch vụ theotừng loại Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm, dịch vụ chínhlà các thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chiphí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở

Trang 15

dang cuối kỳ cùng với các bảng kê khai khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoànthành trong kỳ.

1.3.2 Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất vànội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giáthành sản phẩm cũng khác nhau Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuấtđược biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoảnmục giá thành sản phẩm.

Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợplý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịpthời được Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từngdoanh nghiệp, từng ngành nghề, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuấtkinh doanh trong doanh nghiệp và phụ thuộc vào trình độ công tác quản lý vàhạch toán tuy nhiên có thể khái quát chung việc tập hợp chí phí sản xuất quacác bước sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đốitượng sử dụng.

Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinhdoanh phục vụ cho từng đối tượng sử dụng trên 2 cơ sở là khối lượng và giáthành dịch vụ.

Bước 3: Tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho đối tượng liênquan.

Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thườngxuyên

Phưong pháp kê khai thường xuyên là phương pháp quản lý và hạchtoán hàng tồn kho Phương pháp này thực hiện theo dõi sự biến động của

Trang 16

hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản hàng tồn kho,tần xuât nhập xuất không nhiều và thường có giá trị lớn.

Đối với công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất theo phương phápkê khai thường xuyên thì các chi phí sản xuất phát sinh sẽ được theo dõi, phảnánh một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời trên các tài khoản kế toán,đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của số liệu kế toán phản ánh và cung cấpnhững thông tin hữu ích cho nhà quản lý.

1.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm haythực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Đối với nguyên vật liệu: nguyên vật liệu có thể được xuất dùng cho sảnxuất sản phẩm liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí khácnhau, do vậy trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí màkhông thể tổ chức hạch toán riêng biệt được thì phải phân bổ cho các đốitượng theo tiêu thức phù hợp như theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo sốlượng, theo trọng lượng Công thức phân bổ như sau:

Chi phí NVLTT phânbổ cho từng đối tượng

(hoặc sản phẩm)

= Tổng tiêu thức phânbổ của từng đối tượng

(hoặc sản phẩm)

+ Tỷ lệ (hệ số)phân bổ

Trang 17

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùngtrong kỳ mà không bao gồm giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhậplại kho hoặc chuyển sang kỳ sau.

a Tài khoản sử dụng

Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

b Trình tự kế toán

Trình tự hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX

TK 154(4)

(2b)

Trang 18

phương pháp khấu trừ (2a), nếu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theophương pháp trực tiếp (2b).

(3) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hoặc chuyểnsang kỳ sau.

(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.

1.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trảcho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các khoản tríchcho các quỹ BHXH, BHYT, KFCĐ trên tiền lương, phụ cấp lương phải trảlao động trực tiếp theo tỷ lệ 19%.

a Tài khoản sủ dụng:

Để theo dõi khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”.

b Trình tự hạch toán:

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX

Trang 19

(4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

1.3.2.3 Kế toán chi phí trả trước

“Chi phí trả trước là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng được tínhvào chi phí hoạt động của nhiều kỳ do chi phí phát sinh có quy mô lớn hoặccó liên quan đến nhiều kỳ kế toán.”

Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thânchi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán.Xu hướng hiện nay của các nhà kế toán là những chi phí trả trước nào chỉ liênquan đến một năm tài chính thì sẽ được chuyển hết một lần vào chi phí kinhdoanh mà không cần phân bổ (trừ một số khoản như giá trị bao bì luân chuyểnxuất dùng hay giá trị đồ dùng xuất cho thuê…); đối với những khoản chi phítrả trước liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên thì đưa vào chi phí trả trướcdài hạn Thuộc chi phí trả trước bao gồm các khoản như sau:

- Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần(từ 2 lẩn trở lên);

- Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch;

- Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh…trả trước;- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng;- Dịch vụ mua ngoài trả trước (điện, điện thoại, nước…);

Trang 20

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển (vớidoanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài);

- Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thôngbến bãi.

a Tài khoản sử dụng

Để phản ánh chi phí trả trước kế toán sử dụng TK 142 “Chi phí trảtrước ngắn hạn” và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”

b Trình tự hạch toán

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Kế toán chi phí trả trước theo phương pháp KKTX

(2)

Trang 21

(4) Phân bổ chi phí trả trước.

1.3.2.4 Kế toán chi phí phải trả

Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước ) là những chi phí thực tế chưaphát sinh nhưng do tính chất của chi phí hoặc do yêu cầu của quản lý nợ đượctính vào chi phí hoạt động của kỳ hạch toán Kế toán tiến hành trích trước chiphí khi khoản chi phí phải trả này có liên quan đến nhiều kỳ kế toán (từ 2 niênđộ trở lên).Thuộc loại chi phí này bao gồm:

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch

- Chi phí bảo hành sản phẩm, công trình theo kế hoạch- Tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp theo kế hoạch- Thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch

- Lãi tiền vay chưa đến hạn trả a Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả” để theo dõi chi phí trích trước.b Trình tự hạch toán

Sơ đồ 4 : Kế toán chi phí trả trước theo Phương pháp KKTX

Trang 22

Chú thích:

(1) Trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp theo kế hoạch.(2) Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí về ngừng sản xuất theokế hoạch.

(3) Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm và sửa chữa lớn TSCĐ của bộ phậnbán hàng và quản lý

(4) Ghi nhận lãi tiền vay

(5) Tiền lương phép thực tế phải trả lao động trực tiếp, kế toán ghi: (6) Kết chuyển tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch (7) Các chi phí phải trả khác thực tế phát sinh.

1.3.2.5 Kế toán chi phi sản xuất chung

“ Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phạm vi phânxưởng mà chưa được phản ánh vào hai khoản mục chi phí nguyên vật liệutrực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ở trên.”

TK 133(7b)

TK 622

(4)

Trang 23

Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phísản xuất chung”.

b Trình tự hạch toánChú thích:

(1) Giá trị nguyên vật liệu sử dụng gián tiếp cho phân xưởng sản xuất(2) Công cụ dụng cụ xuất kho cho sản xuất thuộc loại phân bổ một lần.(3) Phân bổ chi phí trả trước, trích trước chi phí phải trả vào chi phí SXC.(4) Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.(5) Khấu hao TSCĐ của bộ phận sản xuất.

(6) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.(7) Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung.(8) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành.

(9) Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK giá vốn trong truờng hợp hoạtđộng dưới mức công suất bình thường.

Sơ đồ 5 : Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX

Trang 24

Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp sẽ được phân bổ cho cácđối tượng tập hợp kế toán chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp Tiêuthức phân bổ chi phí sản xuất chung thường sử dụng là phân bổ theo chi phíNVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, phân bổ theo định mức,…v.v

(4)(3)

Trang 25

Sau khi tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào các khoảnmục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đểchuẩn bị cho công tác tính giá thành sản phẩm TK 154 dùng để tổng hợp chiphí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính ra tổng giá thành sản phẩm, dịch vụhoàn thành trong kỳ.

Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinhchi phí, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm…

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo Phương pháp KKTX

Chú thích:

(1) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.(4) Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất.

TK 627TK 622

Trang 26

(5) Giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được (6) Giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho.

(7) Giá trị sản phẩm hoàn thành gửi bán.

(8) Giá trị sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay không nhập kho.

1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

và đối tượng tính giá thành sản phẩm Phương pháp hạch toán chi phí sản

xuất là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập

hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạchtoán chi phí Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm cácphương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo phânxưởng, theo nhóm sản phẩm, theo giai đoạn công nghệ, …Về thực chất, khivận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong công tác kế toánhàng ngày chính là việc kế toán mở các thẻ ( hay sổ) chi tiết hạch toán chi phísản xuất theo từng đối tượng Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng vớimột loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này biểuhiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.

Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các

phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm, nó mang tínhthuần thúy kỹ thuật tính tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp trực tiếp,phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ…Việc tính giá thành sảnphẩm trong từng doanh nghiệp cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chiphí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương phápnói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau.

* Phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn):

phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản

Trang 27

xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuât với khối lượng lớn, và chu kỳsản xuất ngắn như các nhà máy điện, nhà máy nước, các doanh nghiệp khaithác ( than, gỗ…) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh

nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ Giá thành sản phẩm theo

phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuấtcộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm hoàn thành

* Phương pháp tổng cộng chi phí: thường được áp dụng với các doanh

nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sảnxuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là cácbộ phận, các chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sảnxuất Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh

nghiệp doanh nghiệp khai thác, cơ khí chế tạo, dệt, may mặc…Giá thành sản

phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chitiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuât của các giai đoạn, bộ phận sản xuấttạo nên thành phẩm.

Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2+…+Zn

* Phương pháp hệ số: phương pháp hệ số thường được áp dụng trong

những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng mộtthứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sảnphẩm khác nhau và chi phí không hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy cácloại sản phẩm về sản phẩm gốc Để từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giáthành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từngloại sản phẩm:

Giá thành đơn vịsản phẩm gốc

Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩmTổng số sản phẩm gốc (Qo)

Trang 28

Giá thành đơn vịsản phẩm i (Zi)

= Giá thành đơn vị sảnphẩm gốc (Zoi)

x Hệ số quy đổi sảnphẩm i (Hi) Trong đó: Qo = ∑ Qi x Hi

và Qi là số lượng sản phẩm i ( chưa quy đổi ).Tổng giá thành

sản xuất của cácloại sản phẩm

= Giá trị sảnphẩm dở dang

đầu kỳ

+ Tổng chiphí sản xuất

phát sinhtrong kỳ

- Giá trị sảnphẩm dở dang

cuối kỳ

* Phương pháp tỷ lệ: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sán

phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơkhí chế tạo (phụ tùng, dụng cụ,),… để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toánthường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kếhoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thànhsản phẩm từng loại.

Giá thành thựctế đơn vị sảnphẩm từng loại

= Giá thành kế hoạchhoặc định mức đơnvị thực tế sản phẩm

từng loại

x Tỷ lệ giữa chi phí thực tếso với chi phí kế hoạchhoặc định mức của tất cả

các loại sản phẩm.

* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: trong các doanh nghiệp

mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu đượccòn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường,mỳ ăn liền, rượu, bia…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừgiá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩmphụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giátrị ước tính, giá nguyên liệu ban đầu, giá kế hoạch, …

Trang 29

Tổng giáthành SP

= Giá trị sảnphẩm chính

dở dangđầu kỳ

+ Tổng chiphí sản xuất

phát sinhtrong kỳ

- Giá trị sảnphẩm phụ

thu hồi

- Giá trị sảnphẩm chínhdở dang cuối

* Phương pháp liên hợp: phương pháp này thường được áp dụng trong

những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ vàtính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp với nhiềuphương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, đóng giầy,may mặc, dệt kim…Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trựctiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ hay hệ số với loại trừgiá trị sản phẩm phụ…

1.5 Các hình thức ghi sổ kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

Để thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp,kế toán cẩn tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệpvụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất Đây là công việc đầu tiênmà kế toán phải thực hiện trước khi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ như sau: chứng từ phản ánhhao phí về lao động sống: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, phiếuxuất kho, phiếu nhập kho, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơnGTGT…

Để thực hiện hạch toán chi tiết chi phí sản xuất nhằm quản lý và kiểmsoát chi phí thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, kế toán mởsổ chi tiết để theo dõi các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kếtoán Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà đơn vị có thểmở các sổ chi tiết chi phí sản xuất cho các TK 621, 622, 623, 142, 242, 154,631 Mỗi một sổ chi tiết được mở riêng cho một tài khoản và được mở bằngmột trang sổ hay sổ riêng tùy theo nghiệp vụ phát sinh nhiều hay ít đồng thời

Trang 30

cũng được mở riêng cho từng phân xưởng trong đó chi tiết theo từng loại sảnphẩm, dịch vụ.

Về công tác tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất: tùy theo từnglựa chọn và đăng ký hình thức ghi sổ kế toán mà mỗi doanh nghiệp tổ chức hệthống sổ kế toán tổng hợp cho kế toán chi phí sản xuất khác nhau Sổ kế toántổng hợp là sổ được dùng để phản ánh số liệu trên TK tổng hợp (TK cấp 1).Trên sổ tổng hợp các đối tượng kế toán phải theo dõi bằng chỉ tiêu giá trị.Dưới đây là tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp trên các hình thức ghi sổ kếtoán:

1.5.1 Theo hình thức Nhật ký chung

Hình thức ghi sổ Nhật ký chung thường được áp dụng với những doanhnghiệp có quy mô vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toánvà trên máy vi tính.

Sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký chung 621, 622, 627, 154…Sổ Cái TK621, 622, 627, 154…Bảng tính giá thành sản phẩm

Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung như sau:

Sơ đồ 7: Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức Nhậtký chung

Trang 31

Sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký-sổ cái TK 621, 622, 627, 154…Bảngtính giá thành sản phẩm.

Quy trình ghi sổ như sau:

Sơ đồ 8: Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức Nhậtký- Sổ cái

Chứng từ gốc và bảng phân bổ liên quan

NHẬT KÝ CHUNG

Sổ cái các TK 621,622,627,152,154

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết CPSX: TK 621, 622, 627…

Bảng tính giá thành sản phẩm

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày Ghi cuối thángQ.hệ đối chiếu

Trang 32

Chú thích:

1.5.3 Theo hình thức Chứng tù ghi sổ

Hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng với những doanh nghiệp có quy môvừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợitrong doanh nghiệp sử dụng kế toán trên máy vi tính.

Sổ tổng hợp bao gồm: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổcái TK 621, 622, 627, 154…và bảng tính giá thành sản phẩm.

Quy trình ghi sổ như sau:

Sơ đồ 9: Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thứcChứng từ ghi sổ

Chứng từ gốc và bảng phân bổ liên quan

Nhật ký- Sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 623

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết CPSX: TK 621, 622, 627…

Bảng tính giá thành sán phẩm

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày Ghi cuối thángQ.hệ đối chiếu

Trang 33

Chú thích:

1.5.4 Theo hình thức Nhật ký chứng từ

Hình thức Nhật ký- Chứng từ thường được áp dụng trong những doanhnghiệp có quy mô lớn, trình độ kế toán và trình độ quản lý tương đối cao,thực hiện kế toán bằng thủ công.

Sổ tổng hợp bao gồm: bảng kê số 4, 5, 6 Nhật ký chứng từ số 7, sổ cáiTK 621, 622, 627, 154…bảng tính giá thành sản phẩm

Quy trình ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ như sau:

Sơ đồ 10: Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức Nhậtký chứng từ

Chứng từ gốc và bảng phân bổ liên quan

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 621, 622,152, 154…

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết TK 621, 622, 627…

Bảng tính giá thành sản phẩm

Báo cáo kế toán

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Ghi hàng ngày Ghi cuối thángQ.hệ đối chiếu

Trang 34

Bảng kê số 5

Bảng tính giá thành

sản phẩm Nhật ký chứng từ số 7

Sổ cái TK 621, 622, 627, 152, 154…

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày Ghi cuối thángQ.hệ đối chiếu

Trang 35

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây được thành lập theoquyết định số 78 QĐ/UB ngày 15/01/1975 của UBND tỉnh Hà Tây Tên đầucủa công ty là “Xí nghiệp cơ khí chuyên dùng”, trụ sở tại phường Văn Mỗ,thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây với diện tích 4325 m2.

Năm 1976 hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, Xí nghiệp đổi tênthành “Xí nghiệp cơ khí xây dựng Hà Sơn Bình” Ngoài xưởng cơ khí đượcđầu tư mở rộng, xí nghiệp còn được đầu tư xây dựng thêm phân xưởng đúc,phân xưởng nguội lắp ráp và tăng cường hệ thống kho tàng Nhiệm vụ chủyếu là sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ trong, ngoài tỉnh: sản phẩm là máynghiền xi măng, máy hàm hẹp, máy kẻ viền, máy đùn gạch EG2 … Năm1980 nắm bắt được thị trường có nhu cầu sản xuất và sử dụng đá ốp lát, xínghiệp đã tập trung nghiên cứu chế tạo thiết bị biến đá Năm 1983 sản phẩmmáy cắt đá CĐ350 đã đạt huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Giảng Võ -Hà Nội.

Ngày 01/12/1992 theo quyết định số 338 của Chính phủ các doanhnghiệp rà soát lại để đăng ký kinh doanh nghiệp mới Xí nghiệp cơ khí xâydựng lúc này đã thay đổi mặt hàng sản xuất: chủ yếu từ sản xuất máy công cụ,máy phục vụ ngành xây dựng sang sản xuất đá ốp lát và vật liệu xây dựngbằng chính những thiết bị do xí nghiệp tự chế tạo như: máy cắt đá, máy màithô, máy đánh bóng Do đó xin đăng ký thành lập lại doanh nghiệp nhà nướclấy tên là “Công ty đá ốp lát và vật liệu xây dựng Hà Tây” theo quyết định số478 QĐ/UB ngày 01/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây.

Ngày 08/08/1993 theo quyết định số 351 QĐ/UB của UBND tỉnh HàTây về việc “Sát nhập xí nghiệp đá xẻ Xuân Mai vào công ty đá ốp lát và vậtliệu xây dựng Hà Tây”.

Trang 36

Tên giao dịch của công ty là: Ha Tay stone slab and contructionmaterial.

Tên viết tắt: HASTONE

Công ty với chủng loại sản phẩm từ đá phong phú về màu sắc, kích cỡvà chủng loại Hastone đã đáp ứng được mọi nhu cầu thiết kế của công trìnhxây dựng và trang trí.

Ngày 20/03/2002 công ty đổi tên là “ Công ty xây dựng phát triển hạtầng và sản xuất vật liệu xây dựng Hà Tây theo quyết định số 332 QĐ/UB củaUBND tỉnh Hà Tây.

Sau khi nhà nước có quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp nhànước để đem lại lợi nhuận và phát triển các doanh nghiệp đó Ngày01/01/2005 Công ty đã có quyết định đổi tên thành “ Công ty cổ phần đá ốplát và xây dựng Hà Tây” theo quyết định số 600 QĐ/UB ngày 25/02/2005 củaUBND tỉnh Hà Tây.

Địa chỉ: Số 15 phố Thanh Bình - Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây.Fax: 84.34820255

Website: http://www.hastone.com.

Công ty Cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây là một doanh nghiệphàng đầu tại Việt nam chuyên sản xuất, cung cấp và xuất nhập khẩu các loạisản phẩm đá tự nhiện như: Đá đánh bóng Marble, Granite, đá hạt vê tròn, sỏitự nhiên, đá nhám, đá chẻ… Sản phẩm đá tự nhiên của Hastone đã đến vàđược hữu dụng trong các công trình xây dựng trong cả nước và nhiều côngtrình trên thế giới như các công trình ở Nhật bản, Đài loan, Hàn Quốc, Italy,Scotland, Malaysia, Cộng hoà Dân chủ Công –gô, Nga, …

Với nguồn nguyên liệu đá tự nhiên phong phú về số lượng và mầu sắc,nguồn nhân lực và đội ngũ công nhân kỹ thuật kinh nghiệm có tay nghề cao,chi phí nhân công hợp lý, Công ty đã và đang đáp ứng yêu cầu của Quý khách

Trang 37

hàng với các loại sản phẩm đá tự nhiên có chất lượng tuyệt hảo, thời gian giaohàng nhanh nhất, các thủ tục xuất nhập khẩu theo thông lệ Quốc tế với giá cảrất cạnh tranh cho tất cả các mầu và kích thước đá tự nhiên Nguyên tắc củaCông ty là “ Uy tín, chât lương tuyệt hảo, hợp tác phát triển hai bền đều cólợi” Đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong việc sản xuất,chế biến, giám sát kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm với phong cáchdịch vụ khách hàng hoàn hảo.

Từ khi thành lập đến nay dù đã trải qua nhiều khó khăn song Công tyngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình Kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là các năm 2004,2005, 2006 Có thể nhận thấy sự phát triển này qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.0: Các chỉ tiêu tài chính (đơn vị: nghìn đồng)

Qua bảng trên có thể thấy, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của công ty

năm 2006 tăng gần gấp 3 lấn so với năm 2005 Tổng tài sản tăng xấp xỉ 2 lầnvà nguồn vốn chủ sở hữu tăng, đó là do công ty đã có những phương thứckinh doanh hiệu quả Đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản đáng kểtăng từ 452 triệu đến 804 triệu trong năm 2006.

2.1.2 Đặc điểm tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và địa bàn hoạtđộng

Trang 38

Chức năng:

 Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đá ốp lát và vật liệu xây dựng:Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thuỷ lợi, sản xuất cơkhí, cấu kiện bê tông đúc sẵn, ép cọc bê tông.

 Lắp đặt sửa chữa thiết bị và thay thế phụ tùng, lắp đặt thiết bị điệnnước công trình; trang trí nội thất, ngoại thất, kinh doanh phát triển nhà ở.

 Các sản phẩm, hàng hoá của công ty sản xuất kinh doanh đó là đáốp lát, đá Granite, đá Marble, đá hạt … Công ty thu mua nguyên vật liệu ởnhiều nơi như Quốc Oai, Ứng Hoà, Thanh Hoá…

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Với tính chất sản xuất kinh doanh hàng nhập khẩu là chủ yếu quy trìnhcông nghệ của công ty là một chu trình khép kín từ khâu thu mua (hoặc khaithác) đá khối đến khâu chế biến rồi nhập kho, đòi hỏi phải đảm bảo về chấtlượng và giá thành sản phẩm.

Sơ đồ 11: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Trang 39

2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Vật liệu

chính Máy bổ cố địnhbổ nhiều Máy cắt lưỡi

Cắt hai cạnh dọc

Mài đánh bóng tự động

Cắt định hình theo quy cách

Máy bổ cố định

Bộ phận sản xuất phụ

Kiểm tra chất lượng

sản phẩm

Sản phẩm sửa chữa hoặc nâng cấp

Trang 40

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất linh hoạt, gọn nhẹ, thốngnhất từ trên xuống dưới nhằm hoạt động kinh doanh năng động và thống nhất.

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty:

 Giám đốc: với vai trò lãnh đạo chung toàn công ty đại diện phápnhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty.

 Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổchức hành chính, động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ, sơyếu lý lịch, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác hành chính, văn thư,con dấu theo chế độ quy định.

 Phòng kinh doanh: xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện các kếhoạch kinh doanh.

 Phòng tài chính - kế toán: xây dựng và thực hiện kế hoạch tàichính, thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán và thanh quyết toántheo quy định giám sát các hoạt động của công ty.

 Phòng kỹ thuật - công nghệ: tham mưu cho giám đốc trong việcthực hiện đôn đốc, kiểm tra các quy định, nội quy đảm bảo chất lượng, kỹthuật của sản phẩm Thường xuyên tổng hợp, báo cáo, phát minh sáng kiếncải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 Hai phân xưởng I và II: đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp củagiám đốc và có mối quan hệ mật thiết với nhau và các phòng ban.

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX (Trang 17)
Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX (Trang 18)
Sơ đồ 3: Kế toán chi phí trả trước theo phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 3 Kế toán chi phí trả trước theo phương pháp KKTX (Trang 20)
Sơ đồ 4 : Kế toán chi phí trả trước theo Phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 4 Kế toán chi phí trả trước theo Phương pháp KKTX (Trang 21)
Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo Phương pháp KKTX - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo Phương pháp KKTX (Trang 24)
Hình thức Nhật ký- Sổ cái thường được áp dụng trong doanh nghiệp có  quy mô nhỏ, có trình độ quản lý và trình độ kế toán thấp, số lượng TK ít và  thực hiện kế toán thủ công. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Hình th ức Nhật ký- Sổ cái thường được áp dụng trong doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có trình độ quản lý và trình độ kế toán thấp, số lượng TK ít và thực hiện kế toán thủ công (Trang 30)
Hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô  vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợi  trong doanh nghiệp sử dụng kế toán trên máy vi tính. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Hình th ức Chứng từ ghi sổ áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợi trong doanh nghiệp sử dụng kế toán trên máy vi tính (Trang 31)
Hình thức Nhật ký- Chứng từ thường được áp dụng trong những doanh  nghiệp có quy mô lớn, trình độ kế toán và trình độ quản lý tương đối cao,  thực hiện kế toán bằng thủ công. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Hình th ức Nhật ký- Chứng từ thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ kế toán và trình độ quản lý tương đối cao, thực hiện kế toán bằng thủ công (Trang 32)
Bảng phân bổ và chứng - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Bảng ph ân bổ và chứng (Trang 33)
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 12 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 40)
Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 13 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 42)
Sơ đồ 14: Sơ đồ ghi sổ kế toán - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Sơ đồ 14 Sơ đồ ghi sổ kế toán (Trang 48)
BẢNG KÊ THANH TOÁN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
BẢNG KÊ THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 61)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Trang 62)
Bảng phân loại  chi phí theo cách ứng xử chi phí - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đá ốp lát và xây dựng Hà Tây (2).DOC
Bảng ph ân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí (Trang 97)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w