1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thiết kế TC Vượt chướng ngại vật

18 2,9K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Nhưng trong quá trình soạn giảng tôi đã gặp khó khăn trong việc thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật- một trong những trò chơi thu hút và khá hấp dẫn đối với học sinh.. Bằng lòng yêu n

Trang 1

huy tinh thần đó, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, là Tổ trưởng chuyên môn Tổ 4+5, tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và tiến hành soạn và dạy giáo án điện tử ở một số tiết tôi cho là thích hợp Nhưng trong quá trình soạn giảng tôi đã gặp khó khăn trong việc thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật- một trong những trò chơi thu hút và khá hấp dẫn đối với học sinh Bằng lòng yêu nghề và sự say

mê học hỏi, tôi đã nghiên cứu và tiến hành Thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại

vật trong Microsoft PowerPoint 2003.

C CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Thực hiện nhiệm vụ của năm học - năm học với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và thực hiện các cuộc vận động

lớn, trong đó có cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo

đức, tự học và sáng tạo”, là giáo viên tôi luôn ý thức được trách nhiệm của

mình

Theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành Quy định về Chuẩn

nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định giáo viên có hiểu biết về tin học;

xây dựng môi trường học tập thân thiện, có sử dụng đồ dạy học có giá trị thực tiễn cao,…

Như chúng ta đã biết: “Trò chơi học tập là một hình thức học tập hấp dẫn, lôi cuốn và duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới” Lứa tuổi tiểu học các em còn ham chơi nhiều hơn ham học Ở lứa tuổi này, các em sẽ tích cực tham gia hoạt động học tập nếu giáo viên (GV) đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, biết tạo môi trường thoái mái “ học mà chơi, chơi mà học, học để mà vui, vui để mà học” Có được môi trường thân thiện đó làm cho các em khắc sâu được kiến thức, tạo cho các em lòng phấn khởi, niềm say mê; khơi dậy cho các

em óc tưởng tượng, vui tươi, dí dỏm mà trong cuộc sống không thể thiếu, từ đó các em yêu trường, mến lớp và đạt kết quả cao hơn trong học tập

Tổ chức trò chơi trong tiết học là một hoạt động cần thiết để nâng cao chất

lượng dạy học trong nhà trường hiện nay

Từ cơ sở lí luận đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài khá mới mẻ này

D CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trang 2

Trong thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng như GV khác đã tổ chức khá nhiều loại trò chơi như: Rung chuông vàng, Đúng hay sai, Tiếp sức,…Mỗi trò chơi có một ưu điểm riêng Song trò chơi “Vượt chướng ngại vật” là một trò chơi hầu hết các học sinh (HS) đều yêu thích bởi nó có tính hấp dẫn, li kì, đòi hỏi người chơi phải có óc tư duy, sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi các sự kiện và thể hiện được khả nămg của mình Chính vì lẽ đó mà càng thôi thúc tôi tập trung hơn để thiết kế trò chơi này nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy hiện nay

Từ những năm học trước, Phòng GD&ĐT đã tiến hành tập huấn cho một

số GV nòng cốt về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hầu hết đa số

GV đã tiếp thu khá tốt và biết thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm

Microsoft Power Point 2003 Năm học này, tiếp tục phát huy tinh thần cũng như thực hiện nhiệm vụ của năm học, phong trào soạn giảng tích cực này đã đi sâu rộng vào thực tế giảng dạy của các trường Nhưng một số kĩ năng đòi hỏi tính kĩ thuật cao hơn chẳng hạn như: Thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật trong

Microsoft PowerPoint 2003 thì GV chưa có điều kiện để nghiên cứu Qua thực

tế, nhiều GV còn lúng túng trong việc thiết kế trò chơi này trên giáo án điện tử, chưa chủ động thiết kế mà thường là tổ chức các trò chơi này khi có người khác

đã làm sẵn chứ chưa chủ động thiết kế theo ý tưởng của mình

Hiện nay, nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhờ xã hội hóa giáo dục

mà nhiều trường đã được trang bị máy chiếu đa phương tiện, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trở thành nhu cầu của giáo viên và cũng khá gần gũi, dễ tiến hành chứ không còn xa lạ như trước đây

Chính từ thực tiễn đó mà tôi thấy rằng đề tài Thiết kế trò chơi Vượt

chướng ngại vật trong Microsoft PowerPoint 2003 là một đề tài thiết thực và

cần thiết cho GV nhất là GV trong giai đoạn hiện nay

E NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

I NỘI DUNG TRÒ CHƠI:

1 Mục đích:

- Góp phần vào đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện mục tiêu giáo

dục trong nhà trường

- Tạo môi trường để rèn sự linh hoạt, nhanh nhẹn, phản ứng nhanh cho học sinh

- Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học của học sinh trở nên nhẹ nhàng, sinh động mà hiệu quả

2 Nguyên tắc:

- Tổ chức trò chơi phù hợp với thời điểm của tiết dạy

Trang 3

- Chia đội chơi phải đảm bảo tính công bằng, có khả năng thi đua tương đối cân sức

- Tiến hành chơi thật nhẹ nhàng, đảm bảo tính tích cực, sáng tạo, đánh thức khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh

- Khuyến khích học sinh tiến tới biết tổ chức trò chơi

3 Ví dụ cụ thể ở nội dung Trò chơi: bài Lịch sử - Lớp 5: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

a) Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Vượt chướng ngại vật

- Cả lớp chia thành hai đội chơi: Đội Độc Lập, Đội Tự Do

- Giáo viên nêu luật chơi:

+Trên màn hình có 6 hàng ô chữ, các ô chữ này liên quan đến Chướng ngại vật Chướng ngại vật: “Đó là một câu hỏi ” Các đội thi đua tìm Chướng ngại vật đó

+ Để tìm chướng ngại vật, các đội tham gia trả lời các câu hỏi gợi ý Mỗi hàng ô chữ ứng với một câu hỏi, mỗi đội lựa chọn câu hỏi để trả lời Nếu trả lời đúng thì sẽ ghi được 20 điểm cho đội của mình và các ô chữ sẽ hiện lên đáp án, nếu trả lời sai thì đội bạn sẽ được quyền trả lời Nếu không có đội nào trả lời đúng thì ô chữ không được lật lên Sau khi trả lời 1 số câu các em có quyền xung phong để trả lời chướng ngại vật Nếu trả lời đúng đội em sẽ dành toàn bộ

số điểm của các câu còn lại, nếu trả lời sai, em sẽ mất quyền tham gia tiếp Sau khi kết thúc trò chơi đội nào trả lời được chướng ngại vật thì đội đó thắng cuộc, không có đội nào tìm được chướng ngại vật thì đội cao điểm hơn thắng cuộc

- Chơi thử:

- Tiến hành chơi

- Kết thúc trò chơi, nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc

b) Nội dung câu hỏi: Các câu hỏi để học sinh trả lời trong quá trình tham gia trò chơi

Câu hỏi gợi ý để tìm đáp án cho Chướng ngại vật và câu trả lời:

Câu 1: Tuyên ngôn Độc lập của nước ta được đọc vào ngày 2.9.1945 tại quảng trường nào? (Ba Đình)

Câu 2: Ngày 2-9 ở nước ta là ngày lễ gì ? (Quốc khánh)

Trang 4

Câu 3: Người đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là ai? (Bác Hồ)

Câu 4: Nơi Bác Hồ và các thành viên Chính phủ lâm thời đứng chào nhân dân trong ngày 2-9-1945 gọi là gì? (Lễ đài)

Câu 5: Từ thích hợp cần điền vào chỗ trống : Nước Việt Nam Cộng hoà (Dân chủ)

Câu 6: Từ thích hợp cần điền vào chỗ trống của một câu trong Tuyên ngôn Độc lập: “Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể được” là từ gì? (Xâm phạm)

Câu trả lời cho câu hỏi Chướng ngại vật: “Tôi nói đồng bào nghe rõ

không?” (Câu hỏi của Bác Hồ khi đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng

trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta Câu hỏi thể hiện tình cảm chân thành của Bác - của Vị lãnh tụ vĩ đại dành cho nhân dân.)

II THIẾT KẾ TRÒ CHƠI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT TRONG POWER POINT:

Bước 1: Xác định - Tạo khung chữ:

Đầu tiên chúng ta tạo khung cho ô chữ Đếm hàng ngang và hàng dọc xem bao nhiêu ô và chèn một bảng với cột và dòng tương ứng Sau đó, chọn màu cho những ô có chữ trong khung hay có thể xoá những ô không định có chữ

Ví dụ: Để tạo một ô chữ gồm 12 cột và 6 hàng ta vào Insert/Table

Chọn số cột - 12 cột, số dòng - 6 dòng trong cửa sổ Insert Table

Trang 5

Ta sẽ tạo được bảng gồm 12 cột và 6 dòng rồi điều chỉnh độ rộng các ô

để được ô như sau:

Tô màu cho khung chữ:

Rồi có thể chọn các ô không kẻ khung rồi click phải chọn Borders and Fill…, bỏ chọn đường kẻ khung cho các ô đó

Trang 6

Khung được hoàn thành như sau:

Bước 2: Tạo nội dung

Sau khi hình thành khung xong, chúng ta tạo nội dung từng ô chữ Ta sẽ

dùng công cụ WordArt thể hiện nội dung Canh chỉnh kích cỡ WordArt cho

nằm vào ô cho đẹp mắt (có thể dùng một WordArt cho một ô số), nhưng tôi

nghiêng về dùng WordArt cho từng chữ cái, sau đó Group lại vì như thế dễ canh

chỉnh những chữ vào các ô cân đối

* Chú ý: nếu các ô chữ cái không thẳng hàng ta dùng phím Ctrl kết hợp với phím ← , ↑, →, ↓ để chỉnh sang trái, lên, sang phải, xuống cho đẹp mắt

Ví dụ: Nội dung dãy ô chữ thứ nhất là BA ĐÌNH, ta nên tạo WordArt cho 7 chữ cái B,A,Đ, I,N,H

Canh kích cỡ từng chữ cho vừa với từng ô

Sau đó ta nhóm 7 chữ đó lại thành một nhóm (chọn cả 7 đối tượng- nhấn phim Shift kết hợp click lần lượt vào 7 đối tượng; nhấp chuột phải, dùng lệnh Grouping/Group

Trang 7

Bước 3: Tạo các ô câu hỏi (Câu 1, Câu 2, Câu 3, Câu 4, Câu 5, Câu 6) để

HS lựa chọn bất kì khi tham gia chơi, HS chọn câu nào thì nội dung câu hỏi đó hiện lên và các ô trả lời 1,2,3,4,5,6 để GV viên click vào đó các ô chữ đáp án sẽ hiện lên

Các ô này , ta cũng sẽ dùng công cụ WordArt để thể hiện chúng

Bước 4: Tao hiệu ứng để khi click vào nút câu nào thì nội dung câu hỏi đó hiện ra , và khi click vào ô số thì các ô chữ nội dung câu trả lời

tương ứng hiện ra, đồng thời nội dung câu hỏi biến mất

Ví dụ: Tao hiệu ứng để khi click vào nút câu 1 thì nội dung câu hỏi 1 hiện

ra , và khi click vào ô 1 thì các ô chữ nội dung câu trả lời cho câu hỏi 1 hiện ra,

đồng thời ô nội dung câu hỏi 1 biến mất

Trang 8

Bước 4.1 Tạo hiệu ứng cho ô câu 1:

- Click chọn ô câu 1 Ở cửa sổ Custom Animation chọn hiệu ứng cho ô

Ở đây tôi chọn hiệu ứng Exit-Fade (để ô biến mất khi ô câu hỏi đã được chọn để

tránh nhầm lẫn khi thao tác)

Animation để nhớ tên hiệu ứng Ở đây ô câu 1 có tên là Shape 140: Câu 1 như

hình bên dưới:

Ở cửa sổ Custom Animation chọn vào hiệu ứng ô vừa được thiết lập, click chuột phải và chọn Effect Options.

Trang 9

- Cửa sổ Fade hiện ra thẻ Effect ta có thể chọn âm thanh cho ô đối

tượng ô chữ (hoặc không)

nút Triggers rồi chọn Start effect on click of, ở ô này ta phải lựa chọn mục cùng tên với hiệu ứng ô chữ ( như ở đây là Shape 140: Câu 1) rồi chọn OK.

Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường nào? Rồi bấm chuột phải chọn

Custom Animation.

hợp lý Ở đây tôi chọn hiệu ứng Entrance-Fly In.

Cùng tên

Trang 10

- Ở cửa sổ Custom Animation, mục Start đổi chế độ On click thành

With Previous.

nằm dưới mục trình diễn của của ô câu hỏi 1 như hình vẽ (và cả hai hiệu ứng phải nằm dưới mục Trigger: Shape 140: Câu 1).

Bước 4.2 Tạo hiệu ứng cho ô số 1:

chúng ta có thể tạo hiệu ứng để nội dung ô chữ xuất hiện, đồng thời nội dung ô câu hỏi biến mất

Trang 11

-và thực hiện dạy cho thầy cô trong toàn trường dự Tiết học này tôi cũng đã upload lên mạng Internet ở địa chỉ:

http://nuithanh.violet.vn/present/show/entry_id/518234 Cũng từ một số thao tác

đó, tôi còn thiết kế trò chơi khác phù hợp cho từng tiết dạy cụ thể chẳng hạn như:

Du lịch qua bản đồ; Bức tranh bí ẩn,…

Trò chơi đó đã góp phần vào sự thành công vào tiết dạy với phương châm đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự phấn khởi, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và rõ ràng thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật trong

Microsoft PowerPoint 2003 có rất nhiều ưu điểm so với thiết kế theo kiểu thủ công mà trước đây tôi đã từng làm và sử dụng Chất lượng học sinh được nâng lên

Sau đây là thống kê chất lượng HS của lớp mà tôi đã phụ trách:

Năm

học

G KẾT LUẬN:

Từ thực tế, yêu cầu của công việc, tôi đã thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật trong Microsoft Power Point 2003, trò chơi này được ứng dụng trong công tác dạy học của bản thân và đã được nhân rộng trong hầu hết ở các lớp trong toàn trường Trò chơi đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao lòng say

mê, sự ham thích học tập, khích lệ học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập Biết được cách thiết kế trò chơi này, giáo viên chủ động hơn trong việc thiết kế trò chơi trong quá trình dạy học của mình và đặc biệt có tác động đến

GV, làm cho GV yêu thích công việc dạy học bằng giáo án điện tử và tiếp tục đẩy mạnh chất lượng dạy học trong nhà trường

Từ cách thiết kế đó, giáo viên có thể linh hoạt thiết kế hình ảnh khác, mẫu khác để thể hiện phong cách của mình và sáng tạo thêm các trò chơi khác dựa trên kĩ thuật tôi đã hướng dẫn ở trên

Trang 12

H ĐỀ NGHỊ:

Hiện nay, đa số GV của huyện chúng ta sử dụng phần mềm Microsoft Power Point 2003 để thực hiện giáo án điện tử nên việc thiết kế trò chơi Vượt chướng ngại vật như tôi đã trình bày là việc làm cần thiết Nếu có thể, Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, triển khai nhân rộng các đề tài liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường càng sâu rộng hơn

Các nhà quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội tạo điều kiện hơn nữa trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp các phần mềm hỗ trợ dạy học để ngày càng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Trang 13

Nhà xuất bản Giao thông vận tải – Năm 2007

Trang 14

K MỤC LỤC:

Đặt vấn đề 1

Cơ sở lí luận 1

Cơ sở thực tiễn 1

Nội dung nghiên cứu 2

Nội dung trò chơi 2

Thiết kế trò chơi 4

Kết quả nghiên cứu 11

Kết luận 11

Đề nghị 11

Tài liệu tham khảo 13

Trang 15

I Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường

1 Tên đề tài:

2 Họ và tên tác giả:

3 Chức vụ:

Tổ:

4 Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm:

b) Hạn chế:

5 Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :

thống nhất xếp loại :

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trang 16

II Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng

GD&ĐT

thống nhất xếp loại:

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

III Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại:

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 200 - 200

I Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT (Trung

tâm)

1 Tên đề

tài:

Mẫu SK2

Trang 17

điểm:

b) Hạn chế:

5 Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):

thống nhất xếp loại :

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trang 18

II Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại:

Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 07/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w