5 Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 34 - 39)

Những câu nghi vấn mở đầu bằng phải chăng, hay là, không biết, biết (+ tiểu cú nghi vấn làm bổ ngữ), liệu (+ tiểu cú nghi vấn làm bổ ngữ) hay kết thúc bằng

chăng, không biết, nhỉ, đây, bây giờ bày tỏ một thái độ phân vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong câu.

Ví dụ:

a. Ông ta không nói gì cả. Phải chăng ông ta không tin mình? b. Ông ta không nói gì cả. Hay là ông không tin mình?

c. Không biết là có đến được LaiChâu trước khi trời tối không.? d. Rồi đây liệu anh ấy có chán mình không?

e. Bây giờbiết làm thế nào đây? Đến rút lại đơn chăng?

f. Cô ta cứ thở dài chẳng nói gì. Cô ta có chuyện gì thế không biết? g. Sao nó cứ hoãn hoài thế nhỉ?

h. Trong tình hình này ta phải làm gì đây? i. Biết làm thế nào bây giờ?

Đặc tính dụng pháp của những câu nghi vấn này, so với câu hỏi chính danh và những câu nghi vấn có giá trị ngôn trung gián tiếp là có thể dùng trong độc thoại hay đối thoại, có thể được trả lời trực tiếp (“vào đề”) hay không trực tiếp, hoặc không cần được trả lời.

4.6. Câu nghi vấn có giá trị cảm thán

Có nhiều kiểu câu cảm thán sử dụng một hình thức nghi vấn nhưng lại mang một ngữ điệu có sắc thái cảm xúc và không hề yêu cầu trả lời. Hình thức nghi vấn chỉ lộ ra ở một số từ ngữ nghi vấn hay bất định biết mấy, biết bao, bao nhiêu, chừng nào, nhường nào, nhường bao, sao, đâu, (đã...chưa, gì (mà)) và ở cách cấu trúc câu mà các từ ngữ này yêu cầu.

Ví dụ:

a. Đẹp biết bao!

b. Được như thế thì hay biết chừng nào ! c. Trời hôm nay sao mà đẹp thế !

d. Ăn gì to lớn đẩy đà làm sao ! e. Người đâu mà tốt thế!

Mối liên quan giữa cảm thán và nghi vấn có thể quan sát thấy trong rất nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là trong cách dùng các từ nghi vấn như Anh: how, what; Pháp: combien, quel; Nga: kak,kakoj, skol’ko.

Câu hỏi thảo luận và bài tập chương 4

1. Phân biệt câu hỏi chính danh và câu hỏi có giá trị cầu khiến.

2. Phân biệt câu hỏi có giá trị khẳng định và câu hỏi có giá trị phủ định.

3. Phân biệt câu hỏi phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại với câu hỏi có giá trị cảm thán.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, Ngữ dụng học), Nxb GD, H.

. [ 2] Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb GD, H.

[3] Wallace L. Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb GD, H. [4] Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, (tập 1), Nxb GD.

[ 5] Nguyễn Đức Dân (1998), Logich và tiếng Việt, Nxb GD, H. [6] Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, H.

[7] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH.

[8] Cao Xuân Hạo (chủ biên) – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm (2000),

Ngữ pháp chức năng tiếngViệt, Quyển 1: Câu trong tiếng Việt, Nxb GD, H.

[9] Cao Xuân Hạo (chủ biên) – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm(2005),

Ngữ đoạn và từ loại, Nxb GD.

[10] Cao Xuân Hạo (2003), Mấy vấn đề về ngữ âm –ngữ pháp – ngữ nghĩa, Nxb GD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[11] John Lyons (1996), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Nxb GD, H. [12] Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểmchức năng hệ thống, Nxb KHXH.

[13] Một số bài viết trên Tạp chí ngôn ngữtừ 1985 đến nay.

MỤC LỤC

Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGỮ

PHÁP CHỨC NĂNG ... 1

1.1. Khái niệm về ngữ pháp chức năng ... 1

1.2. Các mô hình lí thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại ... 3

1.2.1. Bình diện nghĩa học: ... 3

1.2.2. Bình diện cú pháp: ... 4

1.2.3. Bình diện dụng pháp: ... 4

1.3. Một số biểu hiện của cách nhìn Âu châu đối với cấu trúc tiếng Việt ... 5

1.3.1. Vấn đề âm vị ... 5

1.3.2. Vấn đề hình vị và từ ... 6

1.3.3. Vấn đề loại từ ... 8

1.3.4. Sự phân biệt giữa động từ và tính từ ... 11

1.3.5. Vấn đề tình thái của vị ngữ ... 13

1.4. Những hướng nghiên cứu của tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng 14 1.4.1. Từ cấu trúc đề - thưyết đến cấu trúc chủ - vị ... 14

1.4.2. Cấu trúc đề - thuyết trong ngôn ngữ học hiện thời ... 16

1.4.3. Cấu trúc nghĩa của câu ... 19

1.4.4. Vài nét về dụng pháp... 23

Chương 2 CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG ... 27

2.1. Cấu trúc đề - thuyết trong câu tiếng Việt ... 27

2.1.1. Khái niệm về cấu trúc đề - thuyết: Là cấu trúc nghĩa của câu với tư cách một thông điệp. ... 27

2.1.2. Các thành phần nòng cốt ... 27

2.1.3. Các thành phần phụ ... 27

2.1.4. Các bước tiến hành phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết ... 28

2.1.5. So sánh cấu trúc Đ -T với cấu trúc C -V ... 29

2.2.1. Công cụ đánh dấu quan hệ đẳng lập ... 32

2.2.2. Công cụ đánh dấu quan hệ chính phụ ... 32

2.3. Quan hệ về nghĩa giữa đề và thuyết ... 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp ... 34

2.4.1. Câu một bậc ... 34

2.4.2. Câu hai bậc ... 35

2.4.2.3. Các kiểu câu ba bậc trở lên ... 37

2.4.3. Câu đặc biệt ... 38

2.5. Vấn đề câu đơn, câu phức, câu ghép ... 39

2.5.1. Câu đơn và câu phức ... 39

2.5.2. Câu ghép ... 39

Chương 3 NGỮ ĐOẠN VÀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG ... 41

3.1. Ngữ đoạn và phươngpháp phân tích ngữ đoạn ... 41

3.1.1. Định nghĩa ngữ đoạn ... 41

3.1.2. Phân loại ngữ đoạn ... 42

3.1.3. Chức năng ngữ pháp của các ngữ đoạn... 43

3.1.4. Phương pháp phân tích ngữ đoạn ... 44

3.2. Từ loại và cách phân định từ loại ... 46

3.2.1. Từ và tư cách ngữ pháp của từ ... 46 3.2.2. Tiêu chí phân định: ... 46 3.3. Ngữ vị từ và dụng pháp về ngữ vị từ ... 48 3.3.1. Ngữ vị từ ... 48 3.3.2. Dụng pháp về ngữ vị từ ... 50 3.4. Ngữ danh từ và dụng pháp về ngữ danh từ ... 53 3.4.1. Ngữ danh từ ... 53 3.4.2. Dụng pháp về ngữ danh từ ... 61

Chương 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TIỆN TẠO CÂU HỎI TRONG HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT ... 65

4.1.1. Khái niệm ... 65

4.1.2. Đặc điểm ... 65

4.1.3. Các loại câu hỏi chính danh ... 65

4.2. Câu hỏi có giá trị cầu khiến... 66

4.3. Câu hỏi có gía trị khẳng định ... 68

4.4. Câu nghi vấn có giá trị phủ định ... 69

4. 5. Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại ... 74

4.6. Câu nghi vấn có giá trị cảm thán ... 74

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 34 - 39)