Các loại câu hỏi chính danh

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 25 - 26)

m. Trăm năm biết có duyên gì hay không?

4.1.3.Các loại câu hỏi chính danh

4.1.3.1. Câu hỏi chuyên biệt: là loại câu hỏi đóng vai trò biến tố x là một tham tố (diễn tố, chu tố hay phụ tố) nào đó của mệnh đề. Loại câu hỏi này được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn.

Ví dụ: Anh gặp Nam ở đâu?Có nghĩa là “anh hãy làm sao cho tôi biết được nơi x, tức nơi anh đã gặp Nam, là nơi nào?”, nó tiền giả định một tri thức của người hỏi là “người nghe có gặp Nam”ở một nơi nao đó.

4.1.3.2. Câu hỏi tổng quát (hay câu hỏi có – không): là loại câu hỏi đóng vai trò là xác định tính đúng sai của mệnh đề.

Hay nói cách khác, câu hỏi tổng quát là loại câu hỏi về trung tâm khung ngữ vị từ. Ý nghĩa của câu hỏi có thể được xác định thông qua ý nghĩa tương ứng giữa câu hỏi và câu đáp.

Ví dụ: Anh có gặp Nam không? Có nghiã là “anh hãy làm sao cho tôi biết được thực cách (tình thái hiện thực hay không hiện thực) của mệnh đề “anh gặp Nam”.

4.1.3.3. Câu hỏi hạn định ( hay câu hỏi lựa chọn): là loại câu hỏi người hỏi hạn định giá trị của biến tố chưa xác định x trong phạm vi nhất định.

Hay nói cách khác, câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà yêu cầu trả lời đã được định sẵn trong một phạm vi nhất định, người nghe chọn một trong những đáp số để đưa ra câu trả lời.

Ví dụ:

a. Anh gặp Nam ở Vinh hay ở Huế? b. Anh gặp Nam ởđâu, Vinh hay Huế? c. Anh gặp Nam ở Vinh à?

d. Anh gặp Nam ở đâu,ở Vinh à?

Trong các câu trên, có sự khác nhau giữa (a) và (b) cũng như giữa (c) và (d) ở chỗ: trong (a) và (c) vai trò của x không biểu hiện thành lời, còn trong (b) và (d) được biểu biện bằng “ởđâu”.

Trong (a) và (b) người nghe trả lời một trong hai nơi.

Trong (c) và (d) phạm vi cho lựa chọn trả lời rộng rãi hơn, không phải ở Vinh thì là một nơi khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 25 - 26)