Câu nghi vấn có giá trị phủ định

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 29 - 34)

m. Trăm năm biết có duyên gì hay không?

4.4. Câu nghi vấn có giá trị phủ định

Mức thông dụng của loại câu này vượt rất xa các loại câu có giá trị ngôn trung gián tiếp khác . Trong Truyện kiều có 374 câu có hình thức nghi vấn thì có 229 câu có giá trị phủ định, chỉ có 125 câu là câu hỏi chính danh. Cũng trong Truyện Kiều,

có 339 câu có giá trị phủ định, thì chỉ có 110 câu có hình thức phủ định (có dùng vị từ phủ định như không, chẳng, chưa), còn lại (229 câu) là những câu nghi vấn. Số câu nghi vấn có giá trị khẳng định là số 20.

Ở đây, cần phân biệt giữa 2 kiểu câu dưới đây:

Kiêu 1. Những kiểu câu nghi vấn phủ định mà trong những văn cảnh nhất định và với những phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùng như những câu hỏi chính danh, tuy nhiên về phủ định những câu còn giành chỗ cho một câu trả lời theo hướng này hay hướng khác.

Kiểu 2. Những kiểu câu nghi vấn phủ định không bao giờ dùng như những câu

hỏi (không bao giờ có yêu cầu trả lời với mục đích cung cấp thông tin tuy người đối thoại có thể trả lời để tán thành hay phản bác).

Thuộc loại thứ nhất có những kiểu câu dùng những từ nghi vấn như ai, gì, mấy, sao, nào, bao nhiêu, bao giờ hay những danh ngữ có định tố nghi vấn gì, nào.

Ví dụ:

a. Bài khó thế này ai mà làm được? (= chẳng ai làm được) b. Thứ bút này có thiếu gì ở ngoài phố í? (= chẳng thiếu gì)

c. Vấn đề này tôi làm sao mà giải quyết được? (= tôi không có cách gì) d. Thứ máy ấy kiếm ở đâu cho ra được? (= chẳng kiếm ở đâura được) e. Có bao giờ người ta lại làm ăn kiểu đó? (= chẳng bao giờ)

Những câu nghi vấn như thế đôi khi có thể trả lời như trả lời một câu hỏi chính danh, tuy câu trả lời đó thường có giá trị phản bác hay đính chính và thường là bất ngờ đối với ngườinói. Chẳng hạn các câu (a), (c), (d) có thể được trả lời là:

a. Anh Bính làm được đấy .(hoặc: Thế mà anh Bính làm được đấy – đây đã là một câu phản bác)

b. Anh cử hỏi bác Tảo thì sẽ biết cách giải quyết. c. Gửi mua bên Đức ấy .

d. Ở đời Lý người ta vẫn làm theo cách đó . e. Có thể là giáo dục bằng lao động.

Trong một loạt những câu nghi vấn phủ định có thể xếp vào loại này ta thấy dùng những công thức đã quy chế hóa (cố định, thành ngữ hóa) ít nhiều như ăn thua

gì, ích gì, có là bao, ra gì, lo gì, sợ gì, (đặt sau vị ngữ), việc gì, tội gì, làm gì, sá gì, đời nào, lẽ nào, sức mấy, ai lại, mấy khi, mấy đời (thường đặt ở đầu câu).

Với những công thức này, câu nghi vấn khó lòng có thể hiểu như những câu hỏi chính danh và do đó không yêu cầu một câu trả lời “vào đề”, trừ khi đó là một câu hỏi trả lời có tính chất “chơi chữ”, chẳng hạn như để trả lời những câu như:

a. Đời nào đàn ông lại đi đánh một người đàn bà ? b. Tội gì tôi phải nhờ nó giảng cho ?

Người nghe có thể nói những câu như :

c. Đời nào í à? Đời cái ông căn ở ngay cạnh nhà tôi đấy: ông ta đánh vợ suốt ngày.

d.. Tội gì í à? Cái tội lười học bài của cậu đấy.

Dĩ nhiên, nói không yêu cầu trả lời không có nghĩa là không dự liệu một lời tán thành, phản bác hay bình luận: đó là thuộc tính chung của bất kì câu nói nào.

Loại câu nghi vấn quy chế hóa nói trên dường như làm một khu vực trung gian giữa loại (4.1) điển hình và loại (4.2) sau đây, là loại câu nghi vấn đã hoàn toàn mất giá trị của hỏi.

- Những câu hỏi có hình thức nghi vấn nhưng chỉ có một giá trị ngôn trung duy nhất là phủ định, được cấu tạo theo một trong những phương thức sau đây:

(a) (toàn câu): Đâu(có) phải, Có(phải) đâu (đâu mất trọng âm khi không được dùng một mình).

(b) đặt có phảiở đầu một câu trần thuật và đâuở cuối câu (có và đâu không có trọng âm).

(c) đặt đâu(có) phải hay nào (có) phảiở đầu một câu trần thuật.

(d) đặt (không có trọng âm) ở đầu vị ngữ và đâu(không có trọng âm) ở cuối vị ngữ của một câu trần thuật ( trong những câu tồn tại, xuất hiện hay tan biến, có đặt ở đầu cả phần lý thuyết).

(e) đặt nào trước lõi vị ngữ (kể cả phần Đề của nó) của một câu trần thuật. (f) đặt nào (có) hay đâu có trước vị ngữ của một câu trần thuật (có không có

trọng âm).

Ta thử xét cái cơ chế nghĩa và dụng pháp của những đoạn đối thoại sau đây: a. Anh Nam có cho anh hai cuốn sách à?

- Đâu (có)?/ - Có đâu?

b. Anh có món tiền sộp thế sao không đãi anh em? - Có đâu?/ - Đâu(có)?/!

c. Anh mắc bệnh hắc lào rồi. - Đâu (có)?/!

d. Anh đang có khách à? - Đâu?/!

Những câu trả lời trên đây là những cách chối cãi. Người trả lời không trực tiếp phủ nhận sự tình được người đối thoại nhắc đến hay đặt thành vấn đề, mà đặt câu hỏi trở lại để người kia tự suy ra là sự tình kia không có. Câu hỏi lại ấy là một lời thách thức người kia chỉ ra một bằng chứng của sự tình được nói đến. Chẳng hạn, câu trả lời ở câu (a) có nghĩa là “Anh Bảo anh Nam có cho tôi hai cuốn sách, thề thì xin hỏi anh quyển sách ấy bây giờ ở đâu nào?”; ở câu (c): “Anh bảo tôi mắc bệnh hắc lào, vậy anh thử chỉ tôi xem đám hắc lào của tôi ở đâu?”; ở câu (d): “Anh

tưởng tôi đang có khách , vậy anh thử nhìn xem khách ngồi ở đâu nào?”. Những câu hỏi có tính chất thách đố tiền giả định là người hỏi tin rằng người kia không chứng minh được sự tình được khẳng định hay được đặt thành vấn đề là có thật. Vì vậy, nó được hiểu như một lời phủ nhận.

Từ đó cách hỏi phủ định này được mở rộng ra cho những trường hợp không phải có ý thách người đối thoại chỉ ra cái bằng chứng của sự tình “ở đâu” và công thức “có ... đâu” hay “đâu có” được quy chế hóa thành một tác tử nghi vấn phủ định có tư cách ngữ pháp. Tuy vậy, sắc thái thách đố vẫn còn để lại dấu vết trong giọng điệu.

Ví dụ:

a. Hôm qua anh đi nhậu say khướt phải không? - Đâu có ? / !

b. Có phải tôi muốn chê anh đâu ? / ! c. Có phải tôi không muốn giúp anh đâu ? / !

d. Đâu có phải tôi không muốn giúp anh? / !

e. Họ có đến đâu ?/!

f. Trong tủ có còn đồng nào đâu ? / !

g. Ở đây có ai biết tiếng anh đâu? / !

h. Nào tôi có biết? / !

i. Nào có ai đọc được bức thư ấy? / !

j. Tôi nào có biết? / !

k. Tôi đâu có biết? / !

l. Biết có được vào không mà đến? / !

m. Trăm năm biết có duyên gì hay không ?

Hàm nghĩa “quá khứ”(trước khi tôi nói đây, sự tình được tiền giả định không hề diễn ra”) là một hệ quả tự nhiên của câu hỏi phủ định: người nói đã làm như thách người nghe trả lời câu hỏi mình, thì hành động ngôn từ đó tất nhiên phải tiền giả định rằng người nghe đã biết cái sự tình hữu quan có diễn ra hay không. Câu Nó

có đánh mày đâu? tiền giả định rằng người nghe có một hành động, một thái độ hay một lời lẽ gì đó làm như thể là đã bị “nó” đánh. So sánh:

a. Nó có đánh mày đâu mà mày khóc ?

b. Nó có đánh mày đâu mà mày bảo là nó đánh? c. Nó có đánh mày đâu mà mày làm toáng lên thế?

Phần sau của những câu này khó lòng có thể lắp vào những câu phủ định chính danh cùng một nội dung mệnh đề:

a. ? Nó không đánh mày đâu mà mày khóc?

b. ? Nó không đánh mày đâu mà mày bảo là nó đánh?

c. ? Nó không đánh mày đâu mà mày làm toáng lên như thế?

Trái lại, những câu phủ định như vậy thường đi đôi với những ý khuyên răn về thái độ đối với sự tình trước mắt, như:

a. Nó không đánh mày đâu mà sợ.

b. Cứ chơi với nó đi. Nó không cắn đâu mà sợ. (nói về một con chó) c. Cứ lấy xe mà đi Đà Lạt. Nó không hỏng dọc đường đâu!

Một phần của tài liệu Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)