1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam ppt

19 3,2K 95

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Để xây dựng và phát triển các quốc gia phong kiến độc lập các triều đại tiến hành tổ chức thi cử chọn người tài bổ sung vào hàng ngũ quan lại giúp việc thong qua việc phát triển giáo dục

Trang 1

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM

Câu 1: Quan điểm nhân sinh, bản thể thời kỳ Bắc thuộc?

Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phong kiến Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp Công cụ sắt được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao

Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu, huyện, lệ thuộc được hình thành Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông công thương

Trong suốt thời kỳ bắc thuộc các tập đoàn phong kiến trung quốc kế tiếp nhau thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc việt Thời kỳ này cũng là thời kỳ truyền bá các học thuyết nho, đạo và phật giáo vào Việt nam

Người Việt tiếp thu tam giáo có chọn lọc, kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa từ đó hình thành quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh

Về vũ trụ, họ thường thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên Tư tưởng thờ trời còn khá phổ biến trong tâm thức của người Việt trời là đấng tối cao Tiếp thu dịch học Trung quốc người Việt gắn cho trời tính dương, còn đất mang tính âm, âm dương hòa hợp, chuyển hóa tạo ra vạn vật Trời tuy cao, xa nhưng vẫn gần gũi với con người, cứu giúp con người lúc nguy lan Giữa trời và đất, trời và người có sự giao cảm linh ứng Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt tin vào mệnh trời quan niệm về trời tuy mang tính duy tâm, thần bí song cũng là dễ hiểu bởi nó phản ánh cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên của cư dân nông nghiệp và trình độ nhận thức còn hạn chế của người việt thời kỳ này

Đất trong tư duy của người Việt bao giờ cũng dày và tối được xem là một thế giới riêng Đất còn được xem là người mẹ sinh ra, nuôi lớn con người khi chết người ta lại trở về với đất mẹ Do ảnh hưởng của nho giáo nên người việt tin rằng “tử tất quy tổ”, do đó khi chon cất thường tìm nơi đắc địa để đặt mồ mả

Ngoài trời, đất thì nước cũng là một yếu tố quan trọng trong tư duy người Việt nước cũng mang tính âm, nước là nguồn gốc của mọi sự sinh sôi, nảy nở của các loại cây trồng Tín ngưỡng thờ Tứ pháp nói lên vai trò quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp Ở

Trang 2

nhiều làng xã việt nam, do ảnh hưởng của Phật giáo trong các lễ hội dân gian có tục rước nước tắm tượng

Theo quan niêm của người Việt không gian có ba vùng chính là Trời, đất và nước Đó chính là không gian sinh tồn của con người, là hệ thống sinh thái nhân văn giữa con người với môi trường tự nhiên Quan niệm về không gian như trên mang tính thần bí, duy tâm thể hiện sự nhận thức chủ quan của cư dân nông nghiệp kém phát triển

Cùng với không gian, thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của người Việt Coi trọng hiện tại song không bao giờ quên quá khứ và luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai là một đặc điểm trong tư duy của người Việt Là cư dân nông nghiệp người việt chú trọng tới thời tiết và đã biết tiếp thu âm lịch của người trung quốc vào sản xuất và sinh hoạt Họ cho rằng có ngày tốt và ngày xấu, giờ tốt và giờ xấu ngày sóc và ngày vọng hàng tháng các gia đình thường làm lễ cúng thần phật cầu may

Về nhân sinh, nếu người phương Tây thiên về tư duy hướng ngoại thì người Việt lại thiên

về tư duy hướng nội, thế giới nội tâm được chú trọng, chiêm nghiệm, khám phá Để tồn tại

và phát triển một mặt người Việt phải tiếp tục di dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống mặt khác phải tiếp biến những giá trị văn hóa bên ngoài bản địa chúng bổ sung vào bảng giá trị truyền thống

Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt đã rất chú trọng tới việc xây dựng gia đinh, dòng

họ Trong gia đình, dòng họ điều cốt lõi là con người phải có đức hiếu Hiếu là biểu hiện của nhân, là nguồn gốc của trung Với người Việt hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống Hiếu kính với cha mẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người con Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ hiếu thảo với ông bà cha mẹ mà còn phải hiếu đễ với anh chị em trong gia tộc

Như vậy, có thể nói thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ hình thành và phát triển những quan niệm về bản thể, nhân sinh của cộng đồng người Việt Những quan niệm ấy là sự tiếp nối tư tưởng thời kỳ Hùng Vương, có sự tiếp biến tư tưởng Tam giáo, phản ánh cuộc sống xã hội của một thời kỳ đấu tranh oanh liệt chống thiên tai và địch họa

Câu 2: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X – XV?

Trang 3

1 Bối cảnh lịch sử:

Sang thế kỷ 10 lịch sử Việt Nam bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ hình thành và phát triển nền văn hóa Đại Việt Nhìn chung các triều đại phong kiến thời kỳ này đặc biệt chú ý đến sản xuất nông nghiệp Lực lượng sản xuất được phát triển, các vùng đất mới được mở mang, các công trình thủy lợi được tiến hành, cắt cử các quan chức trông coi việc đê điều, lễ cày tịch điển được tiến hành vào dịp đầu năm nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp Chính sách ngụ binh ư nông có tác dụng bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất trong thời bình

Hình thức sở hữu ruộng đất khá phong phú, trong đó sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm

đa số, đó là công diền, công thổ của làng xã Các triều đại phong kiến ban hành những chính sách khác nhau trong việc quản lý đất đai nhằm kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ như chính sách quân điền, lộc điền dưới thời Lê sơ

Bên cạnh đó, thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển mới, các ngành nghề thủ công truyền thống như gốm, đan lát, mộc, … không những có bước phát triển mới về kỹ thuật mà cong ngày càng phát triển rộng khắp trong các vùng nông thôn Tại kinh thành Thăng Long đã hình thành các phường thợ chuyên sản xuất và bán một mặt hàng Ngoài ra, thương nghiệp cũng đã có những bước phát triển nhất định Cảng biển Vân Đồn phát triển khá sầm uất dưới thời Lý

Về mặt xã hội, kết cấu giai cấp có sự thay đổi đáng kể giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến nắm quyền thống trị xã hội Giai cấp địa chủ quý tộc ngày càng tăng dần qua các triều đại Giai cấp bị trị là nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô tỳ,… trong xã hội tồn tại 2 mối mâu thuẫn xã hội giữa địa chử phong kiến với nông dân, và khi đất nước bị xâm lược thì xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa dân tộc với kẻ thù xâm lược mâu thuẫn này có lúc gay gắt có lúc bình thường tùy theo sự thịnh suy của cà triều đại phong kiến

Để xây dựng và phát triển các quốc gia phong kiến độc lập các triều đại tiến hành tổ chức thi cử chọn người tài bổ sung vào hàng ngũ quan lại giúp việc thong qua việc phát triển giáo dục,

2 Nội dung tư tưởng:

a Tư tưởng về xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập:

Trang 4

- Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Thể hiện sự nhận thức chính trị căn bản và sâu sắc.

Lý Công Uẩn gắn việc dời đô với việc dựng nước nhằm củng cố nền độc lập dân tộc Dời đô nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chứ không phải việc làm tùy tiện của cá nhân Với chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã khẳng định ý thức, tư tưởng về việc xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của đất nước, chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập

- Năm 1054 vua Lý Nhân Tông cho đổi tên nước thành Đại Việt, điều đó thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức bình đẳng sâu sắc

- Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: Trong cuộc kháng chiến chống Tống quyết liệt

- Nguyễn Trãi với bài Cáo Bình Ngô:

- Lê Thánh Tông với việc ý thức về quốc gia dân tộc là việc cho vẽ bản đồ đất nước Việt Nam:

b Tư tưởng yêu nước: Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm là một nội dung chủ

đạo trong đời sống xã họi thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập Nó được biểu hiện rất rõ trong tinh thần đoàn kết của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược:

- Đầu tiên, phải kể đến chiến thắng của Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) đánh tan quân xâm lược Tống tại cửa sông Bạch Đằng

- Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai toàn thắng của nhà Lý dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Lý Thường Kiệt cùng với sự đồng tâm nhất trí của quân dân cả nước

- Khi nói đến chiến thắng quân xâm lược thời kỳ này không thể không nói tới ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân dân nhà Trần với những chiến thắng đã đi vào vào lịch như Bạch Đằng, Chương Dương, Đông Bộ Đầu…

- Và một chiến thắng không thể không nói tới trong giai đoạn này đó là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân xâm lược Minh, giành lai độc lập tự do, đưa đất nước ta bươc vào một giai đoạn phát triển mới Giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam

Trang 5

Đây là những bằng chứng hùng hồn nói lên tinh thần yêu nước của quân dân Đại Việt, những chiến công chống giặc ngoại xâm oanh liệt khiến cho lòng tự hào dân tộc được bồi đắp, niềm tin vào tương lai của dân tọc được khẳng định, nhận thức mới về sự tồn tại phát triển của đất nước được nâng lên

c Tư tưởng thân dân được hình thành và phát triển là một yếu tố góp phần làm tăng them

sức mạnh của các triều đại phong kiến Việt Nam

- Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Ông đã rất chú trọng đến ý dân, lòng dân khi tiến hành các hoạt động chính trị Để thực hiện việc dời đô ông nói: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân

- Trần Quốc Tuấn cho rằng: Việc khoan thư sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân là kế sâu rễ bền gốc, phương châm chiến lược lâu dài để xây dựng, phát triển quốc gia độc lập

- Các vị vua nhà Trần: tiêu biểu là vua Trần Minh Tông “hết thảy dân sinh đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào ta để cho bốn bể khốn cùng” Dưới triều Trần những nông nô, nô tỳ

có công đánh giặc như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão… đều được đánh giá rất cao và đều trở thành những tướng cầm quân giỏi

- Nguyễn Trãi: Tư tưởng thân dân phát triển và đạt tới đỉnh cao ở Nguyễn Trãi Là một nhà Nho ông hiểu rõ tư tưởng của Mạnh Tử: Dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi Khi đất nước bị quân xâm lược giày xéo ông chỉ đau đáu một điều là làm sao để cứu dân cứu nước, bình ngô sách của ông cũng được xây dựng trên cơ sở của tư tưởng thân dân, theo ông cứu nước phải cứu dân, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Khi đất nước được thái bình thịnh trị thì mọi việc ông làm đều nhằm mục đích là cho dân giàu, nước mạnh

Đây là tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc Nó phản ánh sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam khi lợi ích giai cấp thống trị còn gắn với lợi ích quốc gia dân tộc và không đối kháng gay gắt với lợi ích của dân chúng Tuy nhiên, tư tưởng này vẫn còn bị hạn chế bởi thế giới quan của giai cấp địa chủ phong kiến, người dân lao động chưa được nhìn nhận và đánh giá đầy đủ, họ chỉ được coi là thứ dân, là dân đen, là bậc tiểu nhân mà thôi

d Tư tưởng đạo đức:

Trang 6

Cũng là một trong những nội dung quan trọng trong đời sống tư tưởng VN thế kỷ X –

XV Việc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến đòi hỏi phải có ý thức hệ phong kiến trong đó có ý thức đạo đức Lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng, giai cấp phong kiến đặc biệt đề cao tư tưởng về trung, nghĩa, hiếu, nhân xem đó là những đức tính cơ bản của con người Đối với người quân tử thì trung – nghĩa là quan hệ vua tôi, là rường cột của xã tắc, vì lợi ích của vua và triều đình phong kiến Ta có thể thấy được rất nhiều tấm gương tiêu biểu và lòng trung nghĩa vì quốc gia dân tộc, vì dân vì nước giai đoạn này như Tô Hiến Thành dưới triều Lý (khi vâng di chiếu phò ấu chúa, Tô Hiến Thành nói: Bất nghĩa mà được giàu sang đó không phải là điêu người trung thần nghĩa sĩ vui làm), Trần Quốc Tuấn đã biết dẹp tình riêng, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết để trung với vua với nước, Lê Hiểu Phụng, Trương Hán Siêu…

Và tư tưởng đạo đức ở giai đoạn này trên lập trường tư tưởng Nho giáo đạt đến đỉnh cao

ở Nguyễn Trãi Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung Mà ông biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước Không phải nhà Nho nào thời bấy giờ cũng có lập trường, quan điểm tiến bộ và làm được như ông

e Tư tưởng tôn giáo:

- Phật giáo: sau gần 10 thế kỷ du nhập vào nước ta đến nay có điều kiện phát triển Đây

là giai đoạn phát triển cực thịnh của PG Việt Nam, đặc biệt là dưới triều Lý – Trần Phật giáo

đã trở thành quốc giáo PG có ảnh hưởng sâu rộng và lớn mạnh trong đời sống xã hội lúc bấy giờ Các nhà sư đồng thời cũng là những nhà trí thức của xã hội và cũng là những trụ cột của triều đình Nhưng PG dần mất vị trí của mình trong đời sống xã hội bắt đầu từ cuối thời Trần

và nó đã nhường dần vị trí của mình trên vũ đài chính trị cho Nho giáo Song nó vẫn được phát triển trong đời sống của nhân dân, của xã hội , nó vẫn song hành cùng tồn tại với NG và Đạo giáo

- Nho giáo: Với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, được coi là nguyên tắc, khuôn mẫu soi sáng cho hoạt động quản lý xã hội của các vương triều phong kiến Việt Nam

từ thế kỷ X – XV NG du nhập vào Việt Nam cùng với bước chân của quân xâm lược

Trang 7

phương Bắc từ những năm đầu công nguyên, nhưng chính vì nó theo bước chân của quân xâm lược vào nước ta và nó chủ yếu là công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền nên nó đã không thể phát triển mạnh được tại nước ta Mà mãi đến thế kỷ 10 nó mới bắt đầu được các triều đình phong kiến Việt Nam chú ý phát triển và nó phát triển cực thịnh trở thành quốc giáo của Việt Nam vào thế kỷ 15 dưới thời Lê sơ và đạt được những thành tựu rực rỡ nhất dưới triều đại vua Lê Thánh Tông NG đề cao những qui tắc đạo đức hướng xã hội vào khuôn phép, trật tự phong kiến với phương châm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

- Đạo giáo: Cùng với PG, NG đạo giáo cũng có vị trí khá quan trọng trong đời sống xã hội Nếu PG giúp con người rõ lẽ sinh tử, hướng tới tự do tuyệt đối NG giúp con người đạt được danh vọng thì đạo giáo đề cao cá nhân, góp phần giải tỏa những bức xúc tâm lý trong con người Thường lúc trẻ người ta tìm đến NG mong đường công danh, lúc về già hoặc lúc không gặp thời, thất thế người ta tìm đến với ĐG sống cảnh an nhàn ĐG ảnh hưởng khá sâu sắc tới nhiều tầng lớp trong xã hội kể cả những người đã theo PG, NG

Tư tưởng tôn giáo là một yếu tố tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến, là một thành tố của văn hóa, tư tưởng tông giáo còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Đai Việt Nó phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy hào hùng và oanh liệt trong sự nghiệp xây dựng quốc gia độc lập tự chủ

Câu 3: Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập thời kỳ từ TK X - XV?

1 Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn:

2 Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:

3 Nguyễn Trãi với bài Cáo Bình Ngô:

4 Lê Thánh Tông với việc ý thức về quốc gia dân tộc là việc cho vẽ bản đồ đất nước Việt Nam:

Câu 4: Tư tưởng của Nguyễn Trãi?

1 Tiểu sử:

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), mẹ là Trần Thị Thái con gái qua Tư đồ Trần Nguyên Đán Quê gốc vốn ở làng Chi Ngại huyện Phương Nhỡn (nay là Chí Linh, Hải Dương) nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi (sau đổi là làng Nhị Khê) Thường Tín, Hà Tây

Trang 8

Năm 20 tuổi ông thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) triều Hồ, được sung chức Ngự sử đài chánh chưởng Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông đã tham gia phong trào Lam Sơn, phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước Trong thời gian kháng Minh, ông là quân sư của Lê Lợi Trong thời kỳ đầu của triều Lê, ông giữ chức Nhập nội hành khiển, kiêm Thượng thư bộ Lại và chức Giám nghị Đại phu, kiêm Tri tam quán sự, chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám Chính hoàn cảnh lịch sử, hoạt động thực tiễn, thiên tài trí tuệ và nhân cách vĩ đại của ông đã làm cho tư tưởng của ông có nhiều giá trị không chỉ đối với đương thời mà còn có ý nghĩa mãi về sau Sách lịch sử tư tưởng Việt Nam viết: "Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng của dân tộc Có được vị trí đó, không những do cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông, mà quan trọng hơn là do tư tưởng của ông đã đạt tới tầm cao của thời đại, ông đã khái quát được những vấn đề có tính quy luật của công cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới"

2 Cuộc đời và sự nghiệp:

1 Quan điểm tư tưởng:

a Tư tưởng yêu nước đã được phát triển lên một tầm cao mới Với ông yêu nước là

thương dân, căm thù giặc về chữ Trung

b Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập đã đạt tới mức hoàn thiện được thể hiện rõ trong bài Bình Ngô đại cáo.

Chân lý về sự tồn tai độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt là có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Ông đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời

Trang 9

Đầu tiên, Nguyễn Trãi đã chú ý đến lãnh thổ, nhấn mạnh tính xác định của lãnh thổ Trước kia, lãnh thổ nước ta chỉ được hiểu một cách chung chung như: nằm ở phương Nam, phía nam Ngũ Lĩnh… nhưng Nguyễn Trãi cho rằng từ xưa Giao Chỉ không phải là đất của Trung Quốc, vì “đất cõi Giao Nam thực là nơi ngoài cương giới” , hoăc “An Nam xưa bị Trung Quốc chiếm từ thời Tần, Hán trở đi Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành”

Tiếp đến, Nguyễn Trãi nhắc đến yếu tố phong tục tập quán, nền văn hiến để khẳng định

ý thức, tư tưởng về quốc gia độc lập Theo ông, một nước có văn hiến phải có đạo, có người quân tử, có hành động có việc làm vừa hợp lòng người vừa thuận mệnh trời

Và thêm nữa ông khẳng định về quốc gia Đại Việt độc lập là có lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt không bao giờ thiếu”:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Những yếu tố về lãnh thổ, về văn hóa, lịch sử được Nguyễn Trãi đưa ra là căn cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh quyền độc lập tự chủ của Đại Việt Một lần nữa khẳng định tư tưởng về quốc gia và chủ quyền quococs gia của ông

c Tư tưởng đạo đức:

Của Nguyễn Trãi được xây dựng và phát triển trên cơ sở tư tưởng của Nho giáo nhưng có những giá trị tích cực, nó bao chứa tư tưởng nhân văn sâu sắc – tư tưởng vì người lao động Trong ngũ luân,Nguyễn Trãi đặc biệt chú ý đến quan hệ vua tôi, bạn bè

Về chữ Trung: Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung Mà ông biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước Trung không còn là Trung với một triều đại mà còn

là Trung với nước, biết chọn vua sáng để thờ, biết làm cho vua có tài đức, biết giúp vua đưa đất nước đến thái bình thịnh trị Điều này không phải nhà Nho nào thời bấy giờ cũng có lập trường, quan điểm tiến bộ và làm được như ông

Trang 10

Về chữ Nhân: Ông trong quan niệm của ông không phải là lòng thương người chung chung mà là lòng thương đối với người nghèo khổ

Về chữ Trí: Trí không phải là hiểu biết sách hiền mà còn là những kiến thức cuộc sống,

sự vận dụng dụng kiến thức đó vào cứu nước cứu dân

d Tư tưởng thân dân:

Là một nhà Nho ông hiểu sâu sắc tư tưởng của Mạnh Tử: Dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi Suốt 10 năm bị giam ở thành Đông Quan, ông nghĩ cách cứu dân cứu nước

“Bình Ngô sách” của ông được xây dựng trên cơ sở tư tưởng thân dân Theo ông, “cứu nước phải cứu dân”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Ông chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo: “Quân không quá mươi vạn nhưng ai cũng một lòng” và ông chỉ rõ nguyên nhân thất bại của nhà Hồ là: “Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng” Trong chiến tranh cũng như trong thời bình ông biết tôn trọng cộng đồng và bồi dưỡng cộng đồng Ông chú ý trăm lo quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người Chăm lo sức dân vì thấy sức mạnh to lớn của nhân dân:

“Mến người có nhân là dân, chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”.

“Thuyền bị lật mới tin dân mạnh như nước”.

Mọi việc làm đều theo ý dân, nếu dân ủng hộ thì làm, chống đối thì bỏ:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Cả cuộc đời Nguyễn Trãi luôn đấu tranh cho một xã hội lý tưởng, trong đó xã tắc thái bình, dân chúng no đủ

e Tư tưởng nhân nghĩa:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như quặng quý mà ta cần phải khai thác, nhưng khi lộ thiên nó lại càng lấp lánh hơn bởi tấm lòng yêu nước thương dân sáng ngời Ông xem nhân nghĩa là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước và dựng nước, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong bảo vệ hòa bình: “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều” hay “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân

để thay cường bạo” Cao hơn nữa nhân nghĩa còn được ông xem là cơ sở đạo đức, là chuẩn mức trong chính sách đối xử, là nguyên tắc giải quyết công việc, là phương pháp luận cho

Ngày đăng: 07/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w