1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG. PHẦN C: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM ppt

24 1,4K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Việt Nam - Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển : Kết hợp giữa hai xu hướng: xu hướng tự thân phát triển và xu hướng tiếp thu

Trang 1

CHƯƠNG II

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

PHƯƠNG ĐÔNG

C LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

I Điều kiện hình thành, phát triển và những

đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

1 Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư

tưởng triết học Việt Nam

Trang 2

- Do vị trí địa lý, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nền văn minh lớn, hai nền triết học lớn

là Trung Quốc và Ấn Độ

- Nền kinh tế nông nghiệp thiên về trồng trọt, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước với trình độ lao động thủ công.

- Về chế độ sở hữu, chủ yếu dựa trên sở hữu pháp lý của nhà nước về ruộng đất và tài nguyên thiên nhiên, có sự phân cấp quản lý cho các địa phương làng xã, chưa có sự phân hóa giai cấp sâu sắc Cho mãi đến cuối thời nhà Lý, chế độ tư hữu

về ruộng đất mới bắt đầu phát triển

Trang 3

- Tổ chức làng xã có tính ổn định và khép kín

- Hơn một nghìn năm bị ngoại bang đô hộ và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Trong thời kỳ độc lập cũng phải tập trung trí tuệ và sức lực vào công cuộc bảo về Tổ quốc.

- Trình độ tri thức còn mang tính chất kinh nghiệm gắn với lao động sản xuất thủ công Tri thức tiếp thu được từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) chủ yếu là về chính trị, đạo đức, tôn giáo.

Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX , khi thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân cũ, cơ chế kinh tế, xã hội, tri thức Việt Nam mới bắt đầu có những biến đổi nhất định.

Trang 4

2 Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Việt Nam

- Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển :

Kết hợp giữa hai xu hướng: xu hướng tự thân phát triển và xu hướng tiếp thu, cải biến

tư tưởng nước ngoài, trước hết là từ Ấn Độ và

Trung Quốc, sau đó là các nước phương Tây.

Trang 5

- Đặc điểm về nội dung:

Do đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam

là chống ngoại xâm, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, do đó tư tưởng về cố kết cộng đồng, độc lập và chủ quyền quốc gia là

tư tưởng trung tâm, cốt lõi.

Trang 6

- Đặc điểm về hình thành thể hiện tư tưởng triết học Việt Nam:

Ngoài hình thức trước tác, còn có nhiều

trong các phong trào chính trị-xã hội, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, trong kho tàng ca dao, tục ngữ.

Trang 7

II Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

1 Tư tưởng chính trị-xã hội

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

+ Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu

trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam

+ Yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳng cấp, giới tính

“Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”

“Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”

+ Tôn kính, thờ cúng những người anh hùng dân tộc,

những người có công dựng nước, xây dựng làng xã

+ Khinh ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.

Trang 8

- Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

+ Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung quốc Những tư tưởng này có thể tìm thấy trong bài thơ “Nam quốc sơn hà …” của Lý Thường Kiệt, bài thơ “Đoạt sáo Chương dương độ” của Trần Quang Khải, tác phẩm “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi.

+ Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại

‘Con rồng, cháu tiên”)

+ Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nước độc lập

+ Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đồng hóa của Trung quốc (Tư tưởng của Nguyễn Huệ: đánh cho dài tóc, đánh để răng đen).

Trang 9

- Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo

vệ độc lập dân tộc

+ Đại đoàn kết toàn dân tộc Truyền thuyết “trăm trứng” nói lên tình đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

+ Quan hệ vua-tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo)

+ Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn Phát huy vai trò trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước.

+ Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta Thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẽo, khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia .

Trang 10

2 Quan niệm về đạo làm người

- Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc - Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc

trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Trang 11

- Lòng nhân đạo khoan dung đối với những - Lòng nhân đạo khoan dung đối với những

người lầm đường lạc lối đã ăn năn hối cải Đối

xử nhân đạo với kẻ thù đã đầu hàng

“Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”

- Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý - Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng đạo lý

Hiếu thảo với cha mẹ Thờ cúng tổ tiên Chăm sóc phần mộ tổ tiên Thương yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ.

- Giữ vững lối sống trong sạch:

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Trang 12

3 Những tư tưởng thể hiện lập trường duy 3 Những tư tưởng thể hiện lập trường duy

tâm và duy vật

- Chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tôn giáo là tư tưởng

thống trị trong lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám Tư tưởng duy tâm thể hiện ở việc vào số mệnh, nghiệp, kiếp Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, người Việt Nam coi mệnh trời là

lực lượng quyết định sự thành bại của con người:

như : “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”

hoặc đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Cho hay muôn sự tại trời …”

Tư tưởng về Mệnh Trời được sử dụng một mặt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia chống xâm lược của các thế lực ngoại bang

(Thí dụ, bài “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của Lý Thường Kiệt) Bên cạnh đó các thế lực phong kiến cũng không bỏ lỡ cơ hội sử dụng mệnh trời để chứng minh, bảo vệ địa vị thống trị của mình

Trang 13

Đối lập với Nho giáo, Phật giáo không tin ở mệnh trời quyết định

số phận con người, mà trái lại nhấn mạnh yếu tố chủ quan tức là hậu quả của hành vi kiếp trước quy định số phận hiện tại của mỗi người

Đó là quan niệm về Đó là quan niệm về “nghiệp”, “kiếp”“nghiệp”, “kiếp”

“Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Thì đừng trách lẫn trời gần, trời xa” (Truyện Kiều)

Hoặc: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện duy tâm khác, như tin rằng cuộc sống của mỗi người bị quy định bởi năm sinh tháng đẻ, nơi chôn cất

mồ mả tổ tiên, điều kiện phong thủy của nhà ở, v.v

Ngoài thế lực “Trời”, người Việt Nam còn tin ở các thế lực quỷ thần vô hình ở bên cạnh con người, thường xuyên có ảnh hưởng đến

sức khỏe, bệnh tật, sự thành bại của cuộc sống và hoạt động con người

Trang 14

- Các quan điểm duy vật lẻ tẻ, không thành hệ

thống thường xuyên phản kháng lại quan điểm duy tâm:

+ Bên cạnh tư tưởng tin ở mệnh trời cũng có tư tưởng

tưởng đề cao vai trò con người hơn mệnh trời đề cao vai trò con người hơn mệnh trời :

“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.

+ Có quan điểm + Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh coi trọng thời, thế hơn mệnh Con

người phải sống và hành động phù hợp với thời thế

“Gặp thời thế thế thời phải thế”.

+ Bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vua, của + Bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vua, của

dòng dõi quý tộc

“Được làm vua, thua làm giặc”.

Trang 15

+ Vạch trần thực chất của tệ mê tín bói tóan:

“Bói ra ma, quét nhà ra rác”

“Số cô không giàu thì nghèo

Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha,

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng không gái thì trai”

+ + Vạch trần sự giả trá của thầy bói, thầy địa lý: Vạch trần sự giả trá của thầy bói, thầy địa lý:

“Tử vi đoán số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bu”

“Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”.

Trang 16

III Sự truyền bá những hệ tư tưởng

nước ngoài vào Việt Nam

- Nho gia truyền vào từ thời Bắc thuộc trước

Công nguyên Hai thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân

là Nhâm Diên và Tích Quang đã khởi xướng việc dạy học ở nước ta Nhiều sĩ phu Trung quốc sang ta

mở trường dạy Nho học

Mục đích truyền bá Nho học vào nước ta là nhằm đào tạo những người làm việc cho chính quyền Trung Quốc

Trang 17

Tuy vậy, người Việt Nam học Nho nhờ nắm được kiến thức nên lại có thêm cơ hội suy gẫm về vận mệnh nước Việt

Sau khi nước nhà giành được độc lập, việc giảng dạy, nghiên cứu Nho học một cách có hệ thống đã được các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức với mục đích kế thừa những tình hoa Nho học trong việc xây dựng đất nước, xã hội Việt Nam, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Người Việt Nam tiếp thu Nho gia ở tư tưởng đạo đức nhân nghĩa, trung hiếu, đường lối đức trị, tuy nhiên áp dụng những tư tưởng đó một cách mềm dẽo trên tinh thần Việt Nam

Trang 18

- Đạo gia cùng với Nho gia cũng được truyền vào

Việt Nam và trở thành một bộ phận trong quan niệm

tư tưởng của người Việt.

Đạo gia tuy đối lập với Nho gia nhưng cũng được nhiều tri thức Trung Quốc và Việt Nam chấp nhận ở khía cạnh lối sống nhàn hạ, hòa nhập với thiên nhiên, xa lánh vòng danh lợi Nó trở thành lối sống của một số trí thức bị thất thế hay đã hoàn thành trách nhiệm đối với xã hội

vào nước ta dưới hình thức tín ngưỡng, mê tín ở quần chúng (Đạo giáo thờ nhân vật Lão Tử).

Trang 19

- Phật giáo cũng được truyền vào Việt Nam rất

sớm bằng hai con đường: từ Ấn Độ và từ Trung Quốc.

Thời Tiền Lê, Lý, Trần, đạo Phật được coi là quốc giáo, có vai trò tích cực trong dựng nước và bảo vệ

Tổ quốc Nhiều nhà sư nổi tiếng được tham gia quốc

sự, giúp nhà vua trong công việc đối nội và đối ngoại Các vua Lý, Trần chịu ảnh hưởng Phật giáo rất sâu sắc Nhiều tác phẩm Phật học được viết ra; nhiều môn phái Phật giáo được thành lập

Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”,

“cứu khổ, cứu nạn” có ảnh hưởng sâu đậm trong đời

Trang 20

Từ thời Hậu Lê, sau khi đường lối “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo” đã thực sự góp phần giành độc lập dân tộc thì hệ tư tưởng Nho gia bắt đầu giữ vai trò thống trị trong đời sống chính trị và tinh thần ở nước ta

Nho, Lão, Phật được coi là “Tam giáo” và được đưa vào chương trình giảng dạy và học tập ở nước ta trong thời kỳ phong kiến

Trang 21

- Kitô giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XVI Từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII nhiều giáo đoàn thuộc Dòng Phranxit, Dòng Giêxut (Dòng Tên) và Dòng Đa Minh (Dòng Đôminit) thuộc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha liên tiếp vào Việt Nam thu hút được 50.000 người theo đạo Cuối thế kỷ XVII, quyền truyền giáo ở Việt Nam được giao cho người Pháp Đến năm 1850 cả nước có khoảng 500.000 tín đồ

Các vua triều Nguyễn từ Minh Mạng, Tự Đức, đưa ra nhiều chỉ dụ cấm đạo, nhưng không ngẳn cản được việc truyền đạo Trong thời kỳ Pháp thuộc ơ Việt Nam có khoảng 1,5 triệu tín đồ Kitô giáo

Trang 22

IV Hồ Chí Minh với việc phát triển tư tưởng triết học Việt Nam

1 Hồ Chí Minh với việc vận dụng sáng 1 Hồ Chí Minh với việc vận dụng sáng

tạo và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện cách mạng Việt Nam

- Sự bế tắc trong tư tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam trước khi Hồ Chí Minh

đi tìm đường cứu nước

Các hệ tư tưởng đã có ở Việt Nam không đáp ứng được những đòi hỏi của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

Trang 23

- Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác-Lênin Người đã tìm tòi ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước và xây dựng xã hội Việt Nam Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và

phát triển sáng tạo truyền thống tư tưởng yêu nước và nhân đạo dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại, các học thuyết Nho, Phật, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trang 24

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:

diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật

sự của dân, do dân và vì dân … về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,

về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư … ”

Ngày đăng: 25/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w