1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ15 doc

5 516 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 557,68 KB

Nội dung

CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 15 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị chiếm đóng tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. Câu II (2,0 điểm) Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) có những điểm gì mới so với các phong trào trước đó ? Câu III (2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trong thời kì 1945 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta kết quả của chiến thắng đó. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam đã buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt diễn biến kết quả của thắng lợi đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: ; Số báo danh:  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 82 - Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước. Trong những năm 80 – 90 của thế kỷ XX những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh… HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 15 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I (3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong giai đoạn bị chiếm đóng tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. a) Nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản : - Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề , bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952) nhưng cũng dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành : - Về chính trị, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh. Năm 1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến nhưng thực tế là chế độ dân chủ đại nghị tư sản. Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước. - Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Daibátxư”; cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân; dân chủ hóa lao động. b) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 : - Kinh tế : Trong những năm 1952 – 1960: kinh tế phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1970 có sự phát triển thần kì (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới. - Nhật Bản rất coi trọng giáo dục khoa học - kĩ thuật, mua bằng phát minh sáng chế. Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng - Chính trị : Từ 1955, Đảng Dân chủ tự do liên tục cầm quyền, duy trì bảo vệ chế độ tư bản. Trong những năm 1960 – 1964, chủ trương xây dựng Nhà nước phúc lợi chung, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960 – 1970). II (2 điểm) Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) có những điểm gì mới so với các phong trào trước đó ? a. Giai đoạn 1919 – 1925 : Các cuộc đấu tranh tuy lẻ tẻ tự phát nhưng ý thức giai cấp đang phát triển.  Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.  Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.  Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 83 Hải Dương.  Năm 1925, nổi bật nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son. b. Giai đoạn 1925 – 1929 :  Từ năm 1926 đến năm 1927 : Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng…  Từ năm 1928 đến năm 1929 : Phong trào đã có tính thống nhất trong toàn quốc, có 30 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam: Nhà máy xi măng, nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định Các phong trào thời kì này đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng cao. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập. c. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8 – 1925) có mục đích ngăn cản tàu Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng ở Trung Quốc. Cuộc bãi công thắng lợi đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân nước ta. Giai cấp công nhân từ đây đã đấu tranh có tổ chức có mục đích chính trị rõ ràng. III (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên. a) Hoàn cảnh lịch sử : - Trên thế giới : Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị cuộc chiến tranh Thái Bình Dương - Trong nước : Ngay khi chiến tranh mới nổ ra, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương đàn áp phong trào dân chủ , thi hành chính sách kinh tế chỉ huy. Từ khi Nhật vào Đông Dương (9 - 1940), nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng làm cho quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đề bị cướp giật. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Mâu thuẫn giữa cả dân tộc ta với bọn đế quốc - phát xít Nhật - Pháp tay sai phát triển gay gắt chưa từng thấy. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa, nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), khởi nghĩa Nam Kì (1940) cuộc binh biến Đô Lương 1941). b) Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên : - Sau hơn 30 năm bôn ba ở hải ngoại, năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người vận động quần chúng các dân tộc ở Cao Bằng tham gia cách mạng ; mở nhiều khóa huấn luyện chính trị quân sự cho các bộ nhân dân; dịch viết sách về quân sự, chính trị để làm tài liệu học tập tuyên truyền; chuẩn bị tiến tới Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đông Dương. - Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chủ trương lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong tình hình mới đã được đề ra ở Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (1939) là : Giương cao hơn nữa ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất … Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 84 - Là người trực tiếp chủ trì Hội nghị lần 8, Nguyễn Ái Quốc cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng có những quyết định đúng đắn, sáng suốt : + Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. + Đề xuất việc chuẩn bị về lực lượng chính trị : thành lập Mặt trận Việt Minh, đoàn kết toàn dân tiến hành đấu tranh chống Pháp – Nhật giành độc lập tự do. + Xác định hình thái của khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa nên phải chuẩn bị lực lượng vũ trang. - Sau Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực triển khai lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Hội nghị … II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a (3 điểm) Trong thời kì 1945 – 1954, thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta kết quả của chiến thắng đó. a) Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 của quân dân ta đã buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. b) Hoàn cảnh lịch sử âm mưu của Pháp : - Tháng 3 - 1947, Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự, lập chính phủ bù nhìn kết thúc chiến tranh. - Đề thực hiện âm mưu đó, thực dân Pháp huy động 12.000 quân hầu hết máy bay ở Đông Dương tấn công Việt Bắc. - Sáng ngày 7 - 10 - 1947, quân nhảy dù Pháp chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn… Quân cơ giới từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn theo đường số 3, bao vây phía đông bắc Việt Bắc. - Ngày 9 - 10 - 1947, bộ binh lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc. Pháp tạo thế gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc. c) Chủ trương của ta : Ngày 15 - 10 - 1947, Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Chỉ thị nêu rõ : Giam chân địch tại mấy căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây các căn cứ đó Chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch Phải giữ gìn chủ lực, nhưng đồng thời cũng phải nhằm những chỗ yếu của địch mà đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt d) Kết quả của chiến dịch : Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến ca nô. Tinh thần binh lính Pháp hoang mang, dư luận Pháp phẫn nộ. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. Lực lượng so sánh giữa ta địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới. IV.b (3 điểm) Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam đã buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt diễn biến, kết quả ý nghĩa của thắng lợi đó. a) Tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, Vuihoc24h.vn  Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử Trang 85 chấp nhận đến bàn hội nghị Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. b) Diễn biến kết quả : - Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dung mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở một cuộc Tổng tiến công nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là đô thị nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mĩ, làm sụp đổ ngụy quyền, buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán, rút quân về quốc. - Cuộc Tổng tiến công nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu hết các đô thị trong đêm 30 r ạng 31 - 1 - 1968 (Tết Mậu Thân). Cuộc Tổng tiến công nổi dậy diễn ra qua 3 đợt từ 31 - 1 - 1968 đến 25 - 2 - 1968 ; tháng 5 tháng 6 ; tháng 8 và tháng 9 - 1968. - Đợt 1 (Từ 30 - 1 - 1968 đến 25 - 2 - 1968) : Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị, 64/242 quận. Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch (Dinh Độc lập, Toà đại sứ Mĩ, Bộ tổng tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn , sân bay Tân Sơn Nhất, đài phát thanh…). Trong đợt 1, Quân dân ta loại khỏi vòng chiến 147.000 địch (43000 Mĩ), phá hủy khối lượng lớn vật chất các phương tiện chiến tranh của địch. Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình ở Sài Gòn, Huế toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập. - Đợt 2 (tháng 5, 6) đợt 3 (tháng 8, 9) : Lực lượng của ta gặp nhiều khó khăn tổn thất… Do ta “chủ quan trong đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế…, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá tình hình có chủ trương chuyển hướng kịp thời, chậm thấy những cố gắng mới của địch khó khăn lúc đó của ta”. Vuihoc24h.vn . C U L C BỘ SỬ H C TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 15 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI H C NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180.  Từ năm 1926 đến năm 1927 : Liên tiếp nổ ra nhiều cu c bãi c ng c a c ng nhân viên ch c và h c sinh h c nghề. Lớn nhất là cu c bãi c ng c a c ng nhân

Ngày đăng: 23/02/2014, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b) Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 : - Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ15 doc
b Tình hình Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 : (Trang 2)
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a  - Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ15 doc
3 điểm) IV.a (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w