Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 27)

2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [7], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…

Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [2], nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã

cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [4], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

Theo nghiên cứu của viện thú y Quốc gia đã phân lập được 35

Serotype, trong đó Serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 cho đến

nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn S. suis gây ra trên lợn ở Việt Nam, các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được xác định (Đặng Văn Kỳ, 2007) [5].

2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Katri Levonen (2000) [20], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella

multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới - nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột - theo nghiên cứu của Higgins R., Gottschalk M. (2002) [18]. Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu

từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38% số chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai. Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins R., Gottschalk M., 2002) [18].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Đàn lợn hậu bị tại trại lợn Kiên Hảo.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại lợn Kiên Hảo, thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Thời gian thực tập: 28/5/2020 đến 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị (chuồng kín).

- Xác định tỷ lệ lợn mắc một số bệnh thường gặp ở lợn nái hậu bị (chuồng kín).

- Đánh giá kết quả điều trị bệnh.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện * Các chỉ tiêu theo dõi * Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ khỏi: Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ chết: Tỷ lệ lợn chết (%) = x 100

* Phương pháp theo dõi

∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số lợn khỏi bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số lợn chết ∑ số lợn theo dõi

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trại

Em sử dụng quy trình 5S trong chăn nuôi: 1 sàng lọc, 2 sắp xếp, 3 sạch sẽ, 4 săn sóc, 5 sẵn sàng. Theo dõi, đánh giá hiệu quả tại trang trại.

Sàng lọc: Em kiểm tra lợn hằng ngày và sàng lọc các con bị bệnh nặng

sang 1 ô khác để lợn phục hồi nhanh, đạt hiệu quả trong điều trị.

Sắp sếp: Thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, dụng cụ dọn vệ sinh trong

chuồng (chổi, cái cào phân, trang để đẩy máng nước) đều được em sếp gọn gàng.

Sạch sẽ: Trong chuồng luôn được em quét hành lang, rắc vôi hành lang,

quét máng ăn, phun sát trùng, phun men vi sinh trong chuồng để chuồng luôn sạch. Đối với ngoài chuồng thì em và các anh, các chị trong khu cùng nhau dọn vệ sinh toàn khu vào thứ 2 hằng tuần, công việc là phát cỏ, đốt rác, rắc vôi xung quanh chuồng, phun muỗi để đảm bảo an toàn sinh học.

Săn sóc: Với những con lợn bị ốm em thoi dõi và điều trị ngay từ những

ngày mới bị bệnh.

Sẵn sàng: Em luôn sãn sàng cống hiến cho mọi công việc của trại.

Tất cả các loại thức ăn nêu trên đều được sản xuất tại công ty De Heus VietNam.

Quá trình cho ăn và loại thức ăn sử dụng cho lợn được thực hiện theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn nái hậu bị sử dụng tại trang trại

Loại thức ăn Giai đoạn cho ăn thức ăn hậu bị (khối lượng) Khẩu phần ăn

Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn 3000 Từ 90kg đến lúc bán Cho ăn thành 2 bữa trong ngày (2,5kg/con/ ngày)

Năng lượng trao đổi: 3,15 kcal/kg Ẩm độ: 14% Protein thô: 18,2% Xơ thô: 5,5% Ca: 0,6 – 1,25% P tổng hợp: 0,5 – 0,8% Lysine tổng số: 1% Methionine + Cystine tổng số: 0,5% Nguyên liệu chính

Bắp, tấm, cám mì, đạm đậu lành, bột cá, vitamin, khoáng

- Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại.

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái hậu bị, em tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, các dịch rỉ viêm, màu phân, biểu hiện đi lại, hoạt động.

- Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy vi tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn nái hậu bị tại trại nái hậu bị tại trại

4.1.1. Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 10 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và bật giàn mát.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở mỗi ô để sưởi ấm cho lợn. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp,

tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.

Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn.

+ Buổi sáng: Cho ăn xong rồi. Đẩy phân, xả máng, nền, kiểm tra tổng thể chuồng, quét mạng nhện, cửa sổ, hành lang chuồng. Trong quá trình dọn chuồng nếu phát hiện lợn ốm phải đánh dấu ngay điều trị lợn ốm. Phun sát trùng chuồng nuôi trước khi ra khỏi chuồng. Định kỳ phun thuốc sát trùng vào thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần.

+ Buổi chiều: Cho lợn ăn, hót phân, xả máng, điều trị lợn ốm phát sinh, Rắc vôi hành lang, quét mắng ăn, bật điện, tắt bớt quạt, tắt giàn mát (che giàn mát vào mùa lạnh), buộc của trước khi ra khỏi chuồng, khi công việc trong chuồng đã hoàn thành xong thì em sẽ cùng mọi người về nghỉ ngơi hoặc dọn dẹp vệ sinh quanh trại theo lịch.

Dội vôi 1 tuần trong hành lang chuồng vào ngày chủ nhật. Dọn vệ sinh quanh chuồng trại vào thứ 7 hằng tuần, công việc là: đốt rác, phát cỏ, rắc vôi xung, phun thuốc diệt côn trùng, rắc thuốc chuột để tiêu diệt chuột không cho chuột đem mầm bệnh vào chuồng.

Hàng tối em được phân vào trại để đi kiểm tra chuồng mình phụ trách và tất cả các chuồng thịt, mục đích để xem ban đêm nhiệt độ trong chuồng có làm lợn quá lạnh hay quá nóng không,nếu lạnh thì bật thêm bóng úm, còn nóng báo cho trưởng khu để trưởng khu tinh chỉnh lại hệ thống quạt trong chuồng, lợn có phá cửa chuồng hay có phát sinh gì không.

Qua bảng 4.1. cho thấy định mức thức ăn dự kiến theo tuần của lợn nái hậu bị tại trang trại từ lúc nhận lợn về đến lúc xuất bán, theo như kế hoạch của trang trại thì một đàn lợn hậu bị sẽ được nuôi trong vòng 8,5 tuần sẽ được xuất bán nếu như không có ảnh hưởng về dịch bệnh, giá cả thị trường và thị yếu của khách hàng. Theo sự phân công của trại em được chăn lợn hậu bị từ 80kg đến 90kg ở tuần tuổi 24 đến lúc xuất bán cho khách.

Bảng 4.1. Định mức thức ăn theo tuần của lợn nái hậu bị tại trang trại

Tuần nuôi Lượng thức ăn/tuần (kg)

1 17,5 2 17,5 3 17,5 4 17,5 5 17,5 6 17,5 7 17,5 8 17,5 9 17,5

Trong thời gian thực tập tại trang trại, em đã được trưởng trại và trưởng khu hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái hậu bị đạt chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao và được lựa chọn con giông tốt ngay từ ban đầu để đảm bảo chất lượn về con giống.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng Inox, hình chữ nhật, hình tròn, có thể chứa được tối đa 60 kg thức ăn.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công De Heus Việt Nam. Thời gian áp dụng: Từ lúc nhận lợn về đến lúc xuấn bán cho lợn hậu bị ăn thức ăn (cám) 3000 của công ty De Heus Việt Nam sản xuất.

4.1.2. Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió, bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng, phát triển và sự lên giống trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, điều trị tốt nhất cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm, em tiến hành cho lợn ăn, dọn vệ sinh chuồng trại, sau đó kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

- Lợn khỏe:

trong chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38oC. + Mũi ướt, không chảy dịch nhày.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng, không nằm ở góc chuồng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo bón hoặc lỏng. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái chung: ủ rũ, lười vận động, lông xù, kém ăn hoặc không ăn, hay chui vào góc chuồng để nằm.

+ Nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39,5 - 40oC.

+ lợn bị viêm phổi, có thể ho, nhịp thở nhanh, thở theo thể bụng, có khi ngồi như chó ngồi thở, lông xù.

+ Lợn bị đau chân, sưng khớp, thường đi lại khó khăn. + Mắt có nhử, mũi có dịch nhầy chảy ra.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)