Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [7], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…

Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [2], nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã

cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [4], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

Theo nghiên cứu của viện thú y Quốc gia đã phân lập được 35

Serotype, trong đó Serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 cho đến

nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn S. suis gây ra trên lợn ở Việt Nam, các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được xác định (Đặng Văn Kỳ, 2007) [5].

2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Katri Levonen (2000) [20], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella

multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Các thông báo đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn đã được chính thức xác nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Kể từ đó, bệnh đã được thông báo là xảy ở hầu khắp các nước trên thế giới - nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột - theo nghiên cứu của Higgins R., Gottschalk M. (2002) [18]. Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu

từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38% số chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai. Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins R., Gottschalk M., 2002) [18].

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)