Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh
4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide định kỳ, pha với tỷ lệ tương ứng 3ml/1 lít nước. Kết quả công tác sát trùng của trại được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Công việc Kế hoạch
(lần/tuần) Số tuần Kết quả (lần) Tỷ lệ đạt (%) Phun sát trùng 3 26 75 96,15 Quét hành lang 3 26 78 100 Lau máng ăn 2 26 52 100
Dội vôi hành lang 1 26 26 100
Vệ sinh quanh trại 1 26 26 100
Phun muỗi, côn trùng 1 26 26 100
4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại sinh thái Thanh Xuân, thôn Đại Tài, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, không đi ra khỏi trại khi chưa có sự đồng ý của trưởng trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại cũng như trước khi vào chuồng.
Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn hậu bị thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin,... Còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh
mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái hậu bị của trại được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn nái hậu bị tại trại
Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh
24 Colapest 1
Aftogen LMLM Tiêm bắp
Dịch tả (lần 1)
Lở mồm long móng (lần 1) 25 ASF 1 Tiêm bắp Dịch tả lợn Châu Phi (lần 1)
26 PPRS 1
PED 1 Tiêm bắp
Tai xanh (lần 1) Tiêu chảy cấp (lần 1)
27 Pavo 1 Tiêm bắp Khô thai (lần 1)
28 Colapest 2
Auphylus Tiêm bắp
Dịch tả (lần 2) Giả dại
29 ASF 2 Tiêm bắp Dịch tả lợn Châu Phi (lần 2)
30 PPRS 2
Cecovac Tiêm bắp
Tai xanh (lần 2) Tạo kháng thể PVC2
31 PED 2 Tiêm bắp Tiêu chảy cấp (lần 2)