Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 46)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, quản lý trại trực tiếp sắp xếp người đuổi lợn từ cửa chuồng đi ra đến cầu cân và thông báo cho người trong chuồng đuổi lợn ra cửa và thời gian cụ thể để đuổi lợn.

Khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát trùng khu vực cân lợn và không trở lại chuồng. Khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước sát trùng omnicide tỉ lệ 3ml/1 lít nước.

4.4.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 11 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Đuổi lần lượt lợn lên xe.

- Khi đuổi phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Sau khi, xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Bộ phận phía ngoài khi bán xuất lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vực xe đậu, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh khu vực.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất Số lợn xuất

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn được xuất (kg) 24/8/2020 23 136,87 26/8/2020 40 137,27 27/8/2020 35 136,62 28/8/2020 12 136,41 30/8/2020 18 136,94 25/10/2020 16 138,11 28/10/2020 37 137,97 29/10/2020 11 138,76 31/10/2020 21 138,39 1/11/2020 45 138,23 2/11/2020 35 138,01 Tính chung 293 137,60

Bảng 4.9. cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 11 lần xuất lợn với tổng số 293 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 137,60 kg/con.

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại. + Dội vôi sút đường đuổi lợn

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Sơn lại song sắt trong chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có bị hỏng không, nếu có thì báo về cho đội cơ điện.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn tự động, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì báo về tổ cơ điện để sửa chữa hoặc thay mới. + Lắp bóng điện úm chờ lứa mới.

+ Dội vôi sút nền chuồng và các vách. + Xông formol.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)