Quản lý ra đời từ rất xa xưa, nó xuất hiện từ thưở bình minh của xã hội loài người. Con người sinh sống theo tập quán quần tụ cộng đồng, có nhiều việc nảy sinh mà một người không thể làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả kém, cần phải được phối hợp liên kết với số đông để cùng thực hiện. Từ những yêu cầu khách quan đó, dần dần hình thành tổ chức. Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức.
Câu 1: Hãy phân tích và cho ví dụ minh hoạ về vai trò chung của quản lý? 1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC ====== TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN: QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Hà Nội, 11/2006 Quản lý ra đời từ rất xa xưa, nó xuất hiện từ thưở bình minh của xã hội loài người. Con người sinh sống theo tập quán quần tụ cộng đồng, có nhiều việc nảy sinh mà một người không thể làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả kém, cần phải được phối hợp liên kết với số đông để cùng thực hiện. Từ những yêu cầu khách quan đó, dần dần hình thành tổ chức. Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức. Theo F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã thực hiện công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Theo Henrry Fayol: “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả cá khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”. Theo M.P.Follet: “Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người”. Định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý lên các khách thể là đối tượng của quản lý nhằm thay đổi các hành vi, các quá trình của đối tượng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vai trò: - Tạo ra sự thống nhất ý chí giữa các cá nhân bộ phận trong tổ chức. - Xây dựng định hướng ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển của tổ chức. Hướng nỗ lực của các nhân, bộ phận trong tổ chức đạt đến mục tiêu chung đã đề ra. - Tạo ra động lực cho các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, thúc đẩy họ hành động để đạt kết quả mong muốn. - Phối hợp điều hoà các hoạ động của cá nhân, bộ phận trong mỗi tổ chức đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. - Tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của tổ chức và mỗi cá nhân trong từng thời kì. - Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức. 2 - Bố trí nhân sự và công cụ lao động phù hợp nhất với trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi người để phát huy tài năng, phát triển cả thể lực và trí lực. - Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong tổ chức để đạt được môi trường chung, tạo ra những sản phẩm cho tiêu dùng xã hội. - Củng cố địa vị của tổ chức trong môi trường bằng cách duy trì tốt sự tồn tại của tổ chức thông qua kết quả hoạt động của tổ chức đóng góp cho xã hội. Câu 2: Trình bày cơ sở hình thành khoa học quản lý? Cơ sở hình thành khoa học quản lý: Cũng như các khoa học khác, khoa học quản lý ra đời, tồn tại và phát triển như một tất yếu khoa học. Theo tiến trình phát triển của thời đại, đối tựơng, nội dung và pp nghiên cứu của khoa học quản lý không ngừng được hoàn thiện về cả quy mô và trình độ. Có được kết quả phát triển như ngày nay khoa học quản lý đã trải qua những chặng đường lịch sử lâu dài, với nhiều thử thách, tìm kiếm để hình thành nên một khoa học độc lập. Buổi bình minh dẫn đến việc thai nghén cho ngành khoa học mới này là tư tưởng quản lý của những nhà khoa học tiền bối. Tư tưởng quản lý xuất hiện từ khá sớm do yêu cầu của hiệp tác và phân công lao động. Các nhà khoa học tiền bối cho rằng hiệu quả của quá trình hiệp tác và phân công lao động không thể giải quyết bằng thần học, triết học hay sử học mà nó cần được lý giải bằng khoa học thiết kế và điều hành phối hợp cụ thể của các quá rình hoạt động vì mục đích dân sinh. Từ khi khám phá những mâu thuẫn trong thực tế, các nhà khoa học đã dày công vun đắp cho ý niệm quản lý trở thành một tư tưởng chính thống trong đời sống xã hội. Mặc dù là một tư tưởng mới, phải cọ xát thường xuyên với đời sống kinh tế - xã hội nhưng các nhà khoa học tiền bối đã kiên trì mài dũa cho nó trở thành tinh tuý trong nhận thức của đời sống xã hội. Tư tưởng quản lý biến đổi cũng rất phức tạp nhưng chúng ta cần nghiên cứu nó để thấy được toàn bộ quá trình phát triển của “cây khoa học quản lý” và qua đó nắm bắt được yêu cầu thực tế khách quan về quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp thu một cách có chọn lọc tư tưởng quản 3 lý của các trường phái khoa học để vận dụng có hiệu quả nhất vào quản lý các đối tượng thuộc lĩnh vực công tác của mình. Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của các tư tưởng quản lý chúng ta có thể nhận thấy cơ sở khoa học của quản lý được xác định trên cả phương diện lý luận, thực tiễn và pháp luật. * Cơ sở lý luận: Từ nguyên lý nhận thức thế giới khách quan của các nhà triết học mà đề xướng các lý thuyết quản lý thế giới vật chất nhằm tạo dựng một trật tự thế giới mới. Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan trong thể vận động không ngừng. Trong quá trình vận động đó, các dạng vật chất sẽ tác động lẫn nhau và chuyển hoá cho nhau theo các quy luật vốn có của nó. Kết quả vận động trên đây không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho con người, trong khi nhu cầu của đời sống xã hội lại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Từ thực tế đó, con người luôn luôn có nguyện vọng cải tạo thế giới vật chất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình. Xuất phát từ ước nguyện lớn lao đó, những người tiên phong trong xã hội đã tìm cách xếp đặt lại các yếu tố vật chất theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Nguyên lý vận động này đã từng bước tạo nền móng vững chắc cho một khoa học mới ra đời và phát triển là khoa học quản lý. * Cơ sở thực tiễn: Tính tất yếu khách quan trên đây về sự ra đời và phát triển của khoa học quản lý đã cho ta thấy tính thực tiễn của nó. Nói như vậy là vì các nấc thang phát triển của tư tưởng quản lý hay trường phái quản lý cũng được coi là cơ sở thực tiễn của khoa học này. Nền tảng lý luận trên đây không phải sinh ra từ duy ý chí mà được đúc kết từ thực tiễn sinh động chinh phục thế giới khách quan của con người. Khi cả tập thể người cùng tham gia một hoạt động cụ thể nào đó thì cũng sinh ra nhu cầu hiệp tác, phân công và phối hợp hoạt động. 4 Ví dụ: những công việc đòi hỏi phải cùng nhau hành động như cùng khiêng, vác hay vận chuyển một vật nặng thì không thể mạnh ai nấy làm mà cần làm theo một mệnh lệnh thống nhất, đó có thể là tín hiệu âm thanh hay hình ảnh để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Hành vi ra tín hiệu đó chính là quản lý ở mức độ sơ khai. Khi quá trình hoạt động xã hội phức tạp hơn lên đòi hỏi con người phải đi chuyên sâu vào nghề nghiệp thì lúc đó tất yếu nảy sinh nhu cầu phân công lao động. Chuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất lao động nhưng các cá thể lại phải phối hợp với nhau mới trở thành kết quả chung của một tập thể hay cộng đồng, hoạt động hiệp tác lúc đó cũng phải được duy trì bằng quản lý. Thực tế sẽ đặt ra hàng loạt tình huống phức tạp mà chủ thể phải tìm cách ứng phó. Cách giải quyết đó có thể không tuân theo quy luật vận động mà chỉ là cách vận dụng sáng tạo của chủ thể để giải quyết tình huống mới phát sinh. Nhưng đó lại là nền tảng thực tế để hoàn thiện quản lý cả về khoa học và nghệ thuật. Cứ như vậy, theo trình độ vận động của các yếu tố vật chất, quản lý ngày càng được củng cố và phát triển theo yêu cầu của đời sống xã hội. * Cơ sở pháp lý: Chính sự tồn tại và phát triển không ngừng của khoa học quản lý đã cho ta thấy tính pháp lý một cách rõ ràng. Nếu không có sự thừa nhận chung của xã hội thì làm sao quản lý được đông đảo các nhà lý luận và thực tiễn tham gia nghiên cứu, ứng dụng. Kể từ khi ra đời, khoa học quản lý đã mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Vì thế nó càng được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Sự thừa nhận tính độc lập của khoa học quản lý để vận dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, kể cả trong quản lý nhà nước, cũng đủ khẳng định tính pháp lý của một môn khoa học. Do được xã hội thừa nhận nên khoa học quản lý được truyền bá rộng rãi ở tất cả mọi quốc gia và khu vực, đồng thời được coi là môn học cơ sở hay chuyên ngành trong nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề… Câu 3: Các yếu tố cấu thành quản lý và các dạng quản lý? 5 a. Các yếu tố cấu thành quản lý: - Chủ thể quản lý: Con người là yếu tố tạo ra tác động quản lý trong mọi quá trình hoạt động. Chủ thể có thể là cá nhân hay tổ chức tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp quản lý thích hợp theo các nguyên tắc nhất định. Đối tượng quản lý rất phong phú và đa dạng, có thể là giới vô sinh, giới sinh vật và có thể là con người, tổ chức người. - Khách thể quản lý: là yếu tố tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý, đó là những hành vi thực thể (cá nhân, tổ chức sự vật hay môi trường), cũng có thể là sản phẩm trực tiếp của đối tượng quản lý, mối quan hệ giữa các thực thể các quá trình trong quá trình vận động của chúng. - Mục tiêu quản lý: Là căn cứ để chủ thể phát ra các tác động quản lý cũng như lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp, là cái đích để cả chủ thể và khách thể quản lý cần phải đạt được tại một thời điểm xác đinh trong tương lai do chủ thể và khách thể định trước. - Môi trường quản lý: Là những yếu tố bên ngoài bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến yếu tố bên trong là quá trình quản lý cũng như mục tiêu quản lý. Trong các môi trường khác nhau, chủ thể quản lý phải tìm kiếm, sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý cho phù hợp. Môi trường vừa đặt ra mục tiêu, vừa tạo ra địa bàn và động lực cho mỗi tổ chức hoạt động vì vậy nó cũng là một yếu tố quan trong trong quản lý. Có thể khái quát các yếu tố tham gia quá trình quản lý theo sơ đồ sau: 6 Chủ thể quản lý Công cụ quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu quản lý Phương pháp quản lý b. Các dạng quản lý: Quản lý có mặt trong mọi quá trình hoạt động của đời sống kinh tế nên- xã hội đối tượng của quản lý cũng rất đa dạng phong phú. Các đối tượng có thể tồn tại độc lập hoặc kết thành thực thể. Quản lý gắn liền với quá trình vận động của thực thể, do vậy các đối tượng thực thể khác nhau tất sẽ cần đến cá dạng quản lý khác nhau. Căn cứ vào đó, người ta phân chia quản lý thành cá dạng sau đây: - Quản lý giới vô sinh: Đây là những tài sản vật hoá như: ruộng đất, hầm mỏ, nhà xưởng… là dạng quản lý cho hép chủ thể tác động trong bất kỳ thời gian, không gian nào cũng có thể mang lại hiệu quả. - Quản lý giới sinh vật: Gồm những thực thể sống gắn liền với tài sản vật hoá có chu kỳ sinh trưởng riêng như cây trồng, vật nuôi … là dạng quản lý mà chủ thể phải tác động đến đối tượng quản lý dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển của nó. - Quản lý xã hội: Bao gồm các thực thể của con người, thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất vì đối tượng quản lý là con người, có lý trí và các mối quan hệ luôn luôn nảy sinh liên tục, không ngừng. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả vô hình lẫn vô hình. Đặc trưng của quản lý xã hội: + Cả chủ thể và khách thể quản lý đều là con người và các tổ chức người. + Quản lý xã hội luôn luôn có mục tiêu chung, là lý do tồn tại và quyết định sự tồn tại của tổ chức. + Quản lý xã hội luôn cần phải có thông tin. Thông tin chính là phương tiện, là cơ sở căn bản đảm bảo cho hoạt động quản lý có thể thực hiện được mối liên hệ giữa 7 chủ thể quản lý với đối tựơng quản lý, giữa các chủ thể quản lý với nhau, giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau. + Hoạt động quản lý xã hội bao giờ cũng diễn ra trong tổ chức và vì vậy mà nó luôn luôn mang tính tổ chức. Tổ chức chính là nền tảng để thực hiện hành động quản lý. Có tổ chức thì sẽ có quản lý để giúp quản lý đạt được mục tiêu. Quan hệ tổ chức được thể hiện giữa chủ thể và khách thể, là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người lãnh đạo với người bị lãnh đạo… Tính tổ chức còn thể hiện ở mối quan hệ ngay trong quản lý, đó là sự quan hệ giữa các nhà quản lý với nhau và giữa các cá nhân trong tổ chức với nhau. - Quản lý xã hội phải luôn có quyền hành, Quyền hành được coi là ph. tiện để chủ thể quản lý sử dụng tác động lên đối tượng quản lý. Nó được đối tượng quản lý thừa nhận và tuân thủ. Câu 4: Hãy phân tích sự tác động của các yếu tố con người, chính trị, tổ chức đến quá trình quản lý? Cho ví dụ minh hoạ? a. Sự tác động của yếu tố con người: Thực chất là phải giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người. Con người là chủ thể chủ động vận hành các nguồn lực vật chất trong mọi tổ chức, là chủ thể huy động và tạo dựng các nguồn lực vật chất khác trong tổ chức và là yếu tố quyết định mọi thành công hay thất bại của mỗi tổ chức. Con người đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hoạt động qủan lý. Nhà quản lý chính là người đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong mối con người, huy động tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực trong công việc, tình tương thân tương ái, khai thác tối đa khả năng của họ vào hoạt động vì mục tiêu chung. Muốn làm được điều đó, nhà quản lý phải biết tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, môi trường làm việc để có thể nâng cao năng suất của người lao động. Người quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình để làm gương cho cấp dưới về cả đạo đức, tác phong và trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với địa vị quản lý của mình. 8 Phải tạo ra bầu không khí tốt, tâm lý tốt cho tập thể, từ đó phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tạo ra được sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức. Phải quan tâm đến chế độ, chính sách với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm … có ảnh hưởng đến sự chuyên tâm cho công việc của người lao động. Phải quan tâm đến chế độ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năg lực cho người lao động. b. Sự tác động của yếu tố chính trị, pháp lý: Bất cứ một tổ chức nào cũng đều tồn tại và phát triển trong một môi trường cụ thể, trong đó môi trương chính trị có vị trí hết sức quan trọng. Yếu tố ch.trị chi phối mục tiêu và định hướng hành động của mỗi cá nhân, tổ chức cho dù tổ chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào của nền kinh tế - xã hội (kinh doanh, nghệ thuật, từ thiện hay quản lý Nhà nước…). Chế độ chính trị quy định mục tiêu của cả quốc gia, trong đó có các tổ chức và cá nhân tồn tại và chi phối đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước – với tính cách là chủ thể quản lý của toàn dân, toàn diện mọi quá trình hoạt động của tổ chức trong khuôn khổ môi trương chính trị và pháp luật đó. Tóm lại, yếu tố chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng cho toàn xã hội. Thực hiện định hướng đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường chính trị thích hợp về hành chính cho các cá nhân, tổ chức phát triển trong từng thời kỳ. c. Sự tác động của yếu tố tổ chức: Quản lý ra đời và xuất hiện từ nhu cầu hiệp tác và phân công lao động chung trong tổ chức vì vậy tổ chức được coi là nền tảng của các hoạt động quản lý. Ngược lại quản lý thông qua hoạt động làm cho tổ chức đạt được mục tiêu. Giữa quản lý và tổ chức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có tổ chức thì phải có quản lý, để quản lý thì phải có tổ chức. Hai vấn đề này giống như 2 cực của một thanh nam châm, bất kỳ tổ chức nào dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải có quản lý. 9 Để có quản lý, trước tiên các chủ thể tức các nhà quản lý phải xây dựng cho mình 1 cơ cấu tổ chức, thiết lập nên hệ thống tổ chức với đội ngũ nhân sự tương ứng. Trên góc độ này, tổ chức là sự tập hợp các yếu tố nhân sự và vật chất cần thiết theo một cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xác định trong từng thời kỳ, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nội dung cụ thể của hoạt động này là huy động các nguồn lực, thiết lập các bộ phận theo trật tự, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức, quy định mối quan hệ dọc, ngang giữa các bộ phận nhằm phối hợp hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Câu 5: Hãy phân tích sự tác động của các yếu tố quyền lực, thông tin, văn hoá tổ chức đến quá trình quản lý và cho ví dụ minh hoạ? a. Sự tác động của yếu tố quyền lực: Quyền lực được xem là điều kiện và phương tiện quan trọng đẻ chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm dạt mục tiêu định trước. Quyền lực cũng là đặc điểm để phân bệt chủ thể và đối tượng quản lý. C.Mác nói: “Quyền lực là sự phụ thuộc ý chí của hệ thống này đối với 1 hệ thống khác”. Khi nói đến quyền lực quản lý là nói đến quyền chỉ huy, lãnh đạo điều hành, là khả năng chi phối của chủ thể đối với đối tượng quản lý. Đó là sự sai khiến, áp đặt ý chí của một nhóm người này đói với một nhóm người khác hay là khả năng của một cá nhân, nhóm cá nhân ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của cá nhân, 1 nhóm cá nhân khác. Quyền lực có thể là khả năng của chủ thể quản lý ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của đối tượng quản lý. Quyền lực được cấu thành bởi 2 bộ phận:thẩm quyền và uy quyền. Thẩm quyền là quyền hạn của một cá nhân trong tổ chức để lãnh đạo cá nhân cấp dưới trên cơ sở nhiệm vụ được giao và khả năng sử dụng chế tài. Đặc điểm của thẩm quyền là nó tương ứng với phương diện chính thức của tổ chức, nó được bắt nguồn từ tổ chức và được tổ chức giao cho cá nhân được lựa chọn để thực hiện 10 [...]... thể Vì vậy, quá trình quản lý chính là quá trình xử lý thông tin Ngày nay vai trò của thông tin trong quản lý ngày càng được tăng cường mạnh mẽ, làm cho khoa học quản lý được phát triển thêm một lĩnh vực quản lý mới là quản lý thông tin Theo quaqn niệm đó, thông tin là một dạng tiềm năng khác của quản lý, bên cạnh các tiềm năng về lao động, thiết bị công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn… để tạo... cần cù và trí thông minh của mình, chưa đầy 10 năm làm việc ô đã trở thành đốc công, rồi tổng công trình sư, kĩ sư trưởng Đồng thời trong thời gian này ô đã theo học Đại học tại chức Toán Lý tại trường Đại học Harvard cho đến năm 1883 ô dành được học vị tiến sĩ tại Viện kĩ thuật Steven Năm 1885, ông tham gia Hiệp hội các nhà kĩ sư cơ khí và trở thành chủ tịch Hiệp hội này Năm 1911, ông cho xuất bản... và đi đến kết luận: Hiệu quả của quản lý thì phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý, nhưng năng lực của nhà quản lý có được không chỉ do bẩm sinh m,à phần lớn phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp khoa học trong quản lý Hoạt động quản lý từ chỗ chỉ là những hoạt động đã trở thành một nghề c Nội dung: - Đưa ra được định nghĩa về quản lý: Quản lý là một tiến trình bao gồm... chức, đó là thông tin Để quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần nắm vững tình hình bên trong và bên ngoài tổ chức một cách chính xác, kịp thời bằng những dữ liệu cụ thể của thông tin đầu vào, trên cơ sở thực tế của tổ chức, muốn ra một quyết định điều hành cần phải có thông tin, vì thế thông tin trở thành khâu đầu tiên, nền tảng cơ bản của quản lý Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì... thiết bị ngày càng nhiều Dẫn đến việc quản lý theo kinh nghiệm như trước đây tỏ ra không có hiệu quả nữa Thực tế này đặt ra yêu cầu khách quan là cần phải có một hệ thống các lý thuyết làm cơ sở lý luận để dẫn đường cho hoạt động quản lý Trước thực tế đó, có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu nghiên cứu các hành động quản lý Từ đó hình thành nên một hệ thống học thuyết về quản lý rất phong phú... tiếng “Những nguyên tắc Quản lý một cách khoa học Ngoài ra ông còn cho xuất bản nhiều cuốn sách nổi tiếng khác như: “Trả lương theo sản phẩm”; Quản lý ở Nhà máy” 21 Với những đóng góp rất thiết thực, F.W Taylor được đánh giá là cha đẻ của một trong nhiều học thuyết quản lý hiện đại nhất, với tư tưởng cốt yếu là là cần phải có cách quản lý riêng với từng lĩnh vực một cách khoa học và phải quan tâm đến... nên thịnh vượng 24 Năm 77 tuổi ông nghỉ hưu về nghiên cứu hành chính tại Trung tâm nghiên cứu Hành chính do ông lập ra Cùng với F.W Taylor, ông được đánh gía là cha đẻ của một trong những học thuyết QL hiện đại nhất b Cơ sở triết học: Quan niệm: hiệu quả một hãng kinh doanh là phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động quản lý Ông đi sâu nghiên cứu cái “hệ thần kinh” (bộ máy quản lý) của các hãng kinh doanh... đời của ông, ta thấy đó là con người có trí tuệ rất uyên thâm, là con người dám hy sinh vì sự nghiệp Thuyết pháp trị của ông đã trở thành định ý cai trị chủ yếu cho các triều đại PK tập quyền Trung Quốc và ở phương Đông nói chung Câu 8: Hãy trình bày cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của học thuyết quản lý theo khoa học của F.W Taylor và rút ra những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng quản lý... mạnh cho tổ chức 25 Cấp quản lý hành chính càng cao thì kiến thức về quản lý hành chính càng nhiều, cấp quản lý hành chính càng thấp thì kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất Cấp cao nhất mà không có kiến thức về quản lý thì hoạt động của tổ chức sẽ giảm dần và sẽ đi tới 0 - Ông chỉ ra 5 chức năng cho hoạt động quản lý: + Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó lường trước... trung thống nhất trong hoạt động quản lý vừa phải dân chủ công khai để có thể huy động và khai thác được trí tuệ của tập thể, giúp cho chủ thể 30 quản lý luôn luôn chủ động trong việc tổ chức điều hành cũng như dảm bảo sự tác động của chủ thể lên đói tượng quản lý trong bất kì hoàn cảnh điều kiện nào Mặt khác việc quan tâm thu hút sự tham gia của tập thể yêu cầu không thẻ coi nhẹ để tạo ra sự thống . tố con người, chính trị, tổ chức đến quá trình quản lý? Cho ví dụ minh hoạ? a. Sự tác động của yếu tố con người: Thực chất là phải giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người. Con người. hạ. Tề gia trị quốc cần phải có chính danh. Chính danh trong quản lý là phải làm việc xứng đáng với danh hiệu, chức vụ mà người đó được giao. Muốn chính danh thì phải có nhân tâm, không xảo trá,. thuật: Là phương pháp, con đường giải quyết hiệu quả nhất mối quan hệ giữa con người với con người trong hoạt động quản lý. Ông đặc biệt đề cao vai trò của nhà quản lý trong tổ chức. - Ông chỉ