Phân loại và ý nghĩa của việc phân loại:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập quản lí học đại cương (Trang 56 - 58)

* Căn cứ vào mức độ tổng quan, quyết định quản lý được chia ra hai loại:

- Quyết định chiến lược là những quyết định về những mục tiêu cơ bản lâu dài, rộng lớn về phạm vi, lĩnh vực, thường có thời gian thực hiện dài, do cấp quản lý cao nhất ban hành.

- Quyết định chiến thuật là những quyết định về những vấn đề cụ thể có phạm vi áp dụng hẹp, thời gian thực hiện ngắn, thường do cấp quản lý trung gian và cấp cơ sở ban hành.

* Căn cứ vào thẩm quyền quản lý, quyết định quản lý được chia ra 3 loại: - Quyết định quản lý cấp cao nhất do các nhà quản lý chiến lược ban hành.

- Quyết định quản lý cấp trung gian do các nhà quản lý cấp trung gian ban hành.

- Quyết định quản lý cấp cơ sở do các nhà quản lý cấp cơ sở ban hành. Ý nghĩa:

- Quyết định cấp dưới không trái với quyết định cấp trên. - Về cơ bản là thực hiện quyết định của cấp trên.

* Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của quyết định, gắn với mỗi lĩnh vực thì có quyết định tương ứng với lĩnh vực đó. Ví dụ: các lĩnh vực Tài chính, Tổ chức, Nhân sự, Tiền lương, Khoa học…

Ý nghĩa:

- Cho thấy tính chuyên môn của việc soạn thảo và cả việc ban hành.

- Quyền quyết định thuộc lĩnh vực chuyên môn nào sẽ được giao cho bộ phận chuyên môn đó soạn thảo và có thể cả ban hành.

- Giúp ích cho công tác văn thư lưu trữ.

* Căn cứ vào đối tượng tác động và phạm vi thực hiện quyết định quản lý được chia ra 2 loại: toàn bộ và bộ phận. Quyết định toàn bộ là loại quyết định tác động lên toàn bộ tổ chức còn quyết định bộ phận chỉ tác động lên từng bộ phận, từng phần của tổ chức.

Ý nghĩa: Xác định được đối tượng cần phải lấy ý kiến cũng như cần phải tuyên truyề giáo dục trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định.

* Căn cứ vào thời hạn có hiệu lực của quyết định, phân chia ra 3 loại:

- Loại có hiệu lực lâu dài: Đây là loại quyết định không xác định thời hạn hết hiệu lực, nó chỉ hết hiệu lực khi có một quyết định khác thay thế.

- Loại có hiệu lực trong thời gian nhất định: Là loại quyết định mà trong nội dung nó đã xác định rõ thời hạn hết hiệu lực, nó sẽ hết hiệu lực khi đến hạn. Yêu cầu nhà quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện phải luôn luôn có hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ, tiến độ thực hiện.

- Loại có hiệu lực một lần: Là loại quyết định sẽ hết hiệu lực sau khi áp dụng. * Căn cứ vào nội dung và tầm quan trọng, quyết định quản lý được chia ra 2 loại:

- Quyết định cơ bản là loại quyết định có cam kết thực hiện dài hạn mục tiêu, có sự đầu tư chi phí lớn về tài chính. Nó có tầm quan trọng đến mức một sai sót nhỏ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phúc lợi của tổ chức.

- Quyết định thông thường là những quyết định được ban hành lặp đi lặp lại. Mức độ quan trọng tương đối thấp, có thể ban hành hàng loạt khi cần.

* Căn cứ vào mức độ chương trình hoá của việc ban hành, quyết định quản lý được chia ra 2 loại:

- Quyết định chương trình hoá là những quyết định ban hành về những vấn đề đã được xác định, trình tự thủ tục ban hành đã được xác định rõ ràng, khi cần có thể ban hành hàng loạt. Quyết định này thường được làm theo những chính sách, quy tắc, quy chế, thủ tục đã được tổ chức quy định.

- Quyết định phi chương trình hoá là quyết định về những vấn đề không thường xuyên, vấn đề mới lạ, phi cấu trúc, trình tự thủ tục ban hành chưa được xác định một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, quy định được làm theo tư duy nhiều hơn của các nhà quản lý hơn là các quy tắc, quy chế. Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý thường phải đối đầu với loại quyết định này hơn là với loại quyết định theo chương trình, nó đòi hỏi năng lực cao của nhà quản lý.

Câu 19: Phân tích các bước tiến hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý? Cho ví dụ?

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn tập quản lí học đại cương (Trang 56 - 58)