Khái quát chung về vấn đề thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay( đặc biệt phải đứng trước những
cơ hội và thách thức khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2006), vấn
đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và bức bách được xã hội quan tâm
Việt Nam là một nước đang phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh ( hoặc có thể nhận định nó là các vấn đề đi cùng với sự tồn tại của một nền kinh tế_ đặc biệt là nền kinh tế thị trường) như: thất nghiệp, lạm phát, suy thoái kinh tế, tăng trưởng…Là một nước phát triển chậm, tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa cao, cơ chế kinh tế còn nhiều bất cập, đòi hỏi chúng
ta luôn phải nhạy bén khi đứng trước những nguy cơ của nền kinh tế…
Một đất nước có tới hơn 70% dân số thuộc khu vực nông thôn., sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng, đời sống con người ở nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ học vấn còn thấp… khiến cho vấn đề thất nghiệp
ở nông thôn ngày càng được quan tâm và là vấn đề hết sức cấp bách
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và cụ thể
về những nội dung liên quan đến thất nghiệp tại nông thôn Việt Nam hiện nay như nguyên nhân, hậu quả,thực trạng,giải pháp… Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thi trường lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
Trang 2Bài luận gồm có 4 phần chính :
I Khái quát chung về vấn đề thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam
II Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam
III Nguyên nhân
IV Giải pháp khắc phục.
Với lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết , rất mong nhận được sự ủng hộ, đánh giá, đóng góp của cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 8 gồm 4 thành viên:
1 Đường thị Cúc
2 Đinh thì Phương Vân
3 Hoàng Tùng
4 Lê Tam Sơn
Trang 3
NỘI DUNG
I Khái quát chung về vấn đề thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam
1.1.Thất nghiệp.
Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế(ILO), thất nghiệp( theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm
Thất nghiệp ở nông thôn:
Trong khu vực nông thôn Việt Nam, tồn tại một số hình thức thất nghiệp chủ yếu như:
+ Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc…
( Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng) + Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt
cơ cấu giữa cung và cầu lao động Sự mất cân đối này do 2 nguyên nhân:
Người lao động thiếu kỹ năng
Khác biệt về nơi cư trú
+ Thất nghiệp mùa vụ: khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thời tiết đây là loại thất nghiệp xảy ra rất phổ biến ở khu vực nông thôn Việt Nam
Ví dụ: nông dân trong giai đoạn cây trưởng thành, công nhân xây dựng
trong mùa mưa, giáo viên dạy trượt tyết trong mùa hè
Trang 4+ Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes): là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái của chu kì kinh tế , khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động
1.2.Tác động của thất nghiệp.
1.2.1.Tác động tới cá nhân người lao động và gia đình họ:
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ
tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việthu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó Về phía người sử dụng lao động thì sử c dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v )
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng
là chủ nghĩa bảo hộ việc làm Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới
Trang 5chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác
Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn,
họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình[2] Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát
1.2.2 Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế:
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn
1.2.3.Tác động tích cực đến nền kinh tế
Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ
Trang 6tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động Do đó,
ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận
II Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô dân số và mật
độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới Và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như: thiếu vốn sản xuất, lao động phân bố chưa hợp lí, tài nguyên khai thác
chưa hợp lí….Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu lao động rất lớn gây ra
sức ép về giải quyết việc làm cho toàn quốc
Việt Nam hiện nay có tới hơn 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
Do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa thành thị và nông thôn nên nguồn lao
động ở các khu vực đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau:
Bảng: Phân bố dân số và lao động giữa thành thị và nông thôn Việt Nam.
Chỉ tiêu
Nghìn người
Tỷ trọng (%)
Nghìn người
Tỷ trọng (%)
Nghìn người
Tỷ trọng (%) 1.tổng dân số 64.774 100,00 76.653 100,00 82.100 100,00 Nông thôn 52.197 80,58 58.572 76,42
2.dân số trong độ
tuổi lao động 33.496 100,00 43.556 100,00 43.255,3 100,00
Trang 7Qua 3 giai đoạn điều tra dân số và dân số trong độ tuổi lao động ta thấy
được, dân số nông thôn Việt Nam có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng dân số
nhưng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại tăng lên,con số này luôn trong khoảng trên 75%
Trong năm 2008, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn là 6.10% ( trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2.34%) cao hơn so với mức 5.10% của cả nước Tỷ lệ thiếu việc làm giữa các vùng trong khu vực nông thôn cũng có
sự khác nhau đang kể như: vùng đồng bằng sông Hồng là 8.23% trong khi đó ở trung du và miền núi phía Bắc là 2.56%, đồng bằng sông Cửu Long là 7.11%
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (*)
%
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thànhthị Nôngthôn Chung Thànhthị Nôngthôn
Trung du và miền núi phía
Bắc Trung Bộ và duyên hải
Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11
( nguồn : tổng cục thống kê)
Theo tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi
15-60 với nam và 15-55 với nữ Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm Đây là chỉ tiêu quan trọng được
Trang 8tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay chưa công bố Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007 Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3% 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có
xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm Nhưng do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước Theo dự báo của TCTK, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2009 sẽ tăng lên 5,4% (2008: 5,1% ); trong đó, khu vực nông thôn khoảng 6,4%
Nguồn lực quan trọng cho sự tăng tốc kinh tế khu vực nông thôn phải kể tới
là nguồn lao động qua đào tạo Mặc dù, trong thời gian qua, lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khá nhanh, đã chuyển đổi số lượng không nhỏ lao động thuần nông sang sản xuất công nghiệp hàng hoá Nhiều lao động nông thôn
đã được đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp Song lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tới 76% lực lượng lao động toàn xã hội và số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 10% so với trên 25% ở khu vực thành thị Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ở nông thôn dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần,
và nhân lực, trong đó có đào tạo nghề, thấp hơn 10 lần so với thành thị Đó còn chưa kể tới một thực tế, hiện nay, tình trạng lao động ở nông thôn mới sử dụng khoảng 80% thời gian lao động; tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 6%; đặc biệt trong thời gian gần đây có tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng nên tỷ lệ lao động không có việc làm
có xu hướng tăng cao Trong thời gian tới cần có giải pháp phù hợp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
Trang 9Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Tuy nhiên, nguồn lao động này vẫn còn ít cơ hội để phát huy khả năng cống hiến của mình cho sự phát triển nông thôn Đây là thách thức đối với chính lao động nông thôn và các
nhà hoạch định chính sách.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đang sống
ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng lao động
cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao Giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng lao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nông thôn là 2,18% Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn của cả nước là 34,8 triệu người, chiếm 74,5% tổng lực lượng lao động, trong
đó số người nằm trong độ tuổi lao động là 32,73 triệu người Lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 22,3%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, Tây Bắc chiếm 3,18% và Tây Nguyên chiếm 5,59%
Lực lượng dồi dào như vậy nhưng trình độ chuyên môn của lao động nông thôn chưa cao Hiện lao động có việc làm và kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 16,8%, còn lại 83,2% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn Thêm vào đó, hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao động lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm - lao động gần đây, chỉ
có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoảng 1%; trong khi đó, thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 27%, và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32% Tỷ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 15-29 ở nông thôn lên tới 77% Ngoài ra, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp
Trang 10truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động sang tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động Có thể thấy , cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lương chưa cao cả về văn hoá , kỹ năng chuyên môn cũng còn rất hạn chế……
III Nguyên nhân.
3.1.Quá trình đô thị hóa nông thôn:
Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách mở cửa của nền kinh tế, hàng loạt các khu công nghiệp trong nước và liên doanh nước ngoài được mở rộng
và xây dựng mới Đặc biệt phát triển rầm rộ ở khu vực các tỉnh cận thành Hà Nội_ khu vực có nguồn nhân công dồi dào, lao động dẻ, nguồn vốn bất động sản lớn, gần thị trường tiêu thụ chính… hàng loạt các nhà máy, khu phân xưởng được dựng lên, góp phần không nhỏ vào sự đổi mới khu vực nông thôn Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động phổ thông….Nhưng ngược lại, nó cũng mang lại những mặt trái: đất đai canh tác bị thu hẹp, những lao động không có trình độ, trước kia sống nhờ đồng ruộng thì giờ đã không còn đất canh tác, số tiền nhận được từ đền bù không được sử dụng hợp lí… gây rất nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân… tăng tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn…
3.2 Chính sách tự do hóa thương mại cải cách thị trường lao động và tác động lên thu nhập lao động nông thôn.
Sự tự do hóa này sẽ khuếch đại thêm tác động của WTO lên thu nhập của lao động nông thôn qua kênh thứ nhất Lao động nông thôn sẽ di cư ra thành thị tìm việc nhiều hơn Quá trình di trú này làm tăng mạnh hơn nữa nguồn cung trong thị trường lao động thành thị, do đó dẫn đến giảm mạnh hơn nữa thu nhập tương đối công nhân thành thị Ngược lại, quá trình này dẫn đến thu hẹp nguồn cung trong thị trường lao động nông thôn, dẫn đến tăng thu nhập tương đối cho lực lượng lao động còn lại ở nông thôn