Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan BÀI TẬP: Chủ đề: Đánh giá các thành viên trong nhóm và viết tâm trạng, cảm xúc khi làm bài tập nhóm. BÀI LÀM: I. Đánh giá các thành viên trong nhóm: 1. Mục tiêu đánh giá: Đánh giá các thành viên trong nhóm để xem các thành viên tham gia làm việc nhóm như thế nào? Qua đó rút ra những thiếu xót để nhóm cùng các thành viên sữa chữa, bổ sung để nhóm hoàn thiện hơn và hoàn thành tốt mọi bài tập nhóm được giao. 2.Hệ thống đánh giá: a) Các tiêu chuẩn đánh giá: Dưới đây là các tiêu chuẩn do em tự đề ra để dễ dàng đánh giá các thành viên trong nhóm hơn. Trong đó : Thành phần Thang điểm Chuyên cần 1 Đóng góp ý kiến 3 Xây dựng mối quan hệ 4 Hoạt động tích cực 2 b) Người đánh giá: Mỗi thành viên đánh giá các thành viên còn lại. c) Thời gian đánh giá: Trong các tuần học vừa qua. 3. Kết quả đánh giá: a) Tổng hợp đánh giá Tên Chuyên cần Đóng góp ý kiến Xây dựng mối quan hệ Hoạt động tích cực Tổng Cộng Đánh giá Bằng 1 3 3 2 9 A Nguyễn Hương Tiểu Ni 1 2 4 2 9 A Lê Thị Nga Võ Thị Hồng Nhung 1 3 3 2 9 A Nguyễn Thị Trang 1 3 4 2 10 A Phan Đình Minh Trị 1 2 4 2 9 A Đinh Xuân Triều 1 3 3 2 9 A 1 Lê Thị Nga 34K16 Nhóm 6 Lớp PTKNQ_04 Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan b) Phân loại đánh giá: Nhóm 6 gồm có 7 thành viên trong đó 6 thành viên do em đánh giá đều đạt loại A * Nhận xét: Các thành viên trong nhóm đều tham gia tốt các công việc trong nhóm và tích cực tham gia các hoạt động . II. Trình bày tâm trạng, cảm xúc khi làm bài tập nhóm: Chắc có lẽ những bạn học khoa trị đều quen với bài tập nhóm, nhưng không ít ai lại bày tỏ cảm xúc cũng như tâm trạng của mình khi làm bài tập nhóm. Tuy hiện nay em đang là sinh viên năm thứ 2 nhưng bài tập nhóm đối với em vẫn đang là một nguyên nhân khiến em bị stress. Bài tập nhóm thì không xa lạ nhưng khi lần đầu tiên làm bài tập nhóm đối với em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và sợ sệt. Em xin nói thật là em rất rụt rè và nhút nhát. Vì thế mỗi khi làm bài tập nhóm thì em rất lo lắng, em lo lắng về mình sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi ảnh hưởng đến thành tích của nhóm mình nữa. Đặc biệt là em rất sợ khi mà thuyết trình trước lớp vì em không có khả năng nói tốt trước nhiếu người. Em cố tập rồi nhưng vẫn không vượt qua được. Nhưng em học ngành quản trị thì sau này sẽ có rất nhiều bài tập nhóm nên em mong rằng qua môn học của cô em sẽ có thể tự tin thuyết trình trước lớp và có khả năng ăn nói linh hoạt như các bạn khác. Em xin đi vào trọng tâm vấn đề. Bài tập nhóm không phải được hoàn thành bởi một người mà bởi tất cả các thành viên trong nhóm của mình vì thế khi mà bất kì thành viên nào không tham gia thì dù bài tập nhóm đó hoàn thành tốt cũng không phải là chiến thắng vinh quang. Tục ngữ có câu: “ Con sâu làm sầu nồi canh ” nên tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm với nhóm của mình. Không ai được trốn tránh hay xô đẩy cho người khác. Theo em nghĩ thì môn học của cô rất khác so với những môn học khác vì môn học của cô cũng có làm bài tập nhóm nhưng nhóm không phải do sinh viên tự chon mà là do cô ngẫu nhiên sắp xếp vì thế khả năng các thành viên trong nhóm học cùng một lớp là rất thấp. Nên việc đầu tiên mà các thành viên trong nhóm phải làm là làm quen với nhau. Và sau khi lập nhóm xong thì cô đã cho ngay bài tập nhóm đầu tiên là đặt tên nhóm. Tuy bỡ ngỡ ngại ngùng nhưng chỉ một lát là các bạn đã có thể làm quen nói chuyện với nhau một cách thoải mái. Việc đặt tên nhóm tuy dễ nhưng mà khó vì phải chọn một cái tên nào đó cho có ý nghĩa nữa. Và sau một thời gian nhất định nhóm em đã chọn tên là “BKAV_PRO”. Một cái tên thật ngộ nghĩnh phải không? Đây là tên của một phần mềm diệt vi rút mới nhất và mạnh nhất hiện nay. Nhưng vì sao nhóm em lai thống nhất chọn cái tên này vì nó có ý nghĩa rằng khi nhóm em mà đoàn kết lại với nhau thì sẽ không có con vi rút nào có thể tấn công được các thành viên trong nhóm. Và nó sẽ luôn luôn bảo vệ nhóm. Có lẽ em đi vào chưa đúng chủ đề của cô trên đây chỉ xin nói thêm thôi ạ. Em xin nói thật là đến giờ khi đang học môn của cô em vẫn rất sợ mỗi khi làm bài tập nhóm em cứ thấy lo lắng trong lòng đặc biệt là khi cô nói cô sẽ gọi tên một người nào đó lên bảng để thuyết trình lúc đó là em bị stress. Nhưng không biết làm sao em có thể mạng dạn như các bạn khác . Riêng cá nhân em cảm nhận rằng làm bài tập nhóm là cơ hội để trao đổi kiến thức và học tập được kinh nghiệm để làm bài tập nhóm. Và sau mỗi lần như vậy thì chúng ta có thể rút ra những khiếm khuyết để cải thiện cho lần làm sau. Đôi khi không phải nhóm nào cũng gặp những thuận lợi. Có lúc xảy ra những xung đột không lường trước được. Một khi đã xảy ra xung đột thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm. Vì thế các thành viên trong nhóm nên hạn chế sự bất đồng luôn giữ mối quan hệ thật tốt và phải có sự đồng cảm với nhau. Riêng trong nhóm em thì mỗi lần làm bài tập nhóm thì các thành viên trong nhóm ai cũng đóng góp ý kiến ai cũng đều làm việc tích 2 Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan cực không có thành viên nào trốn tránh cả. Em rất vui khi nhóm em đến giờ vẫn chưa có xung đột xảy ra nhưng em mong rằng các thành viên trong nhóm sẽ luôn đoàn kết và sẽ không bao giờ bị “vi rút” tấn công. Bài tập nhóm sẽ là cơ hội tốt để cho sinh viên chúng em có thể thực hành kĩ năng truyền thông và tổ chức tốt. Về cá nhân em thì em thấy cá nhân em vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ do nhóm giao cho em. Vì có lần họp nhóm em đã không đi được vì em có lý do riêng. Nhưng em vẫn gửi bài đầy đủ qua mail nhóm. Và em hứa là những lần làm nhóm sau em sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và nhất là niềm vui khi mình được đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình. Em thấy sự lựa chọn và sắp xếp ngẫu nhiên của cô đã cho em làm việc trong một nhóm rất vui vẻ và các bạn đều rất vui tính và dễ mến. Vì thế nhóm em sẽ không để bất hoà xảy ra và luôn là một nhóm phát triển tốt và bền lâu. Em có sưu tầm trên mạng được tài liệu này nên em xin gửi cho cô đọc tham khảo NHỮNG VIỆC GÂY CĂNG THẲNG I Mục đích : Học xong bài này , HS có khả năng: - Biết được một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng. - Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong những tình huống gây căng thằng, nhất là khi chịu sức ép của bạn bè II. Tài liệu và phương tiện : Giấy khổ lớn, bút viết bảng, tranh vẽ “tâm trạng căng thẳng” III. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các tình huống gây căng thẳng (30 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh - Nhận biết được những tình huống thường gây căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và ý nghĩa của việc nhận thức được các tình huống đó. - Biết được những cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng Cách tiến hành : 1. Yêu cầu học sinh liệt kê các tình huống thường gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày GV ghi tóm tắt các tình huống đó lên bảng. Ví dụ : sắp đến kỳ thi, giận dỗi với bạn bì, bị khiển trách oan, bị thất bại trong học tập hoặc công việc …. 2. GV chiếu lên máy chiếu các hình ảnh dùng cho hoạt động 1 (phiếu bài tập trằng Tâm trạng Căng thẳng – lưu ý phiếu chỉ có hình ảnh, chưa có ghi tâm trạng ). GV giải thích : Đối với một tình huống gây căng thẳng, người ta có thể có nhiều tâm trạng khác nhau, chứa chất trong lòng. Vậy các tâm trạng đó là gì ? GV yêu cầu học sinh chọn một trong các tình huống đã nêu, và nói lên các tâm trạng có thể có khi gặp tình huống đó (cho học sinh phát biểu nhanh) 3 Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan 3. GV phân nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về tâm trạng có thể có khi ở vào một tình huống trong số các tình huống đã liệt kê. Ví dụ : Nhóm 1 : Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị thất bại trong học tập Nhóm 2 : Thảo luận về tâm trạng có thể có khi sắp đến kỳ thi Nhóm 3 : Thảo luận về tâm trạng có thể có khi bị khiển trách oan Nhóm 4 : …. 4. Các nhóm trình bày tóm tắt : 5. GV kết luận : - Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp những tình huống thường gây căng thẳng như : sắp đến kỳ thi, giận dỗi với bạn bè, bị khiển trách oan, bị thất bại trong học tập hoặc công việc, bị lôi kéo, ép buộc làm những việc mà mình không thích… - Khi bị căng thẳng, con người thường có tâm trạng : buồn chán, thất vọng, tức giận, lo lắng, hồi hộp, ất ức ,… làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng có thể có tâm trạng như hy vọng, mong muốn cố gắng nhiều hơn. (Giáo viên đưa hình vẽ “Tâm trạng căng thẳng”. Có ghi một số cảm xúc để minh họa) * Hoạt động 2 : Ý thức về các cảm xúc của bản thân mình trong tình huống căng thẳng (30 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh - Hiểu được lợi ích và ý nghĩa của việc nhận thức được tâm trạng của bản thân khi căng thẳng Cách tiến hành : 1. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận các câu hỏi : - Có thể có những tâm trạng khác nhau khi căng thẳng không ? - Những tâm trạng đó ản hửơng như thế nào đến sức khỏe ? - Việc ý thức về các tình huống thường gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và các tâm trạng khi căng thẳng cần thiết như thế nào ? Vì sao ? 2. Gv mời các nhóm trình bày : Có thể yêu cầu mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo lụân cho 1 câu hỏi và các nhóm khác bổ sung thêm ý kiến. 3. GV kết luận : - Khi căng thẳng, người ta có những cảm xúc hoặc tâm trạng khác nhau. Có những cảm xúc tiêu cực như : buồn, tức giận nhưng cũng có những cảm xúc tích cực như : mong muốn cố gắng hơn, hy vọng. Đối với một tình huống căng thẳng, người này có thể có nhũng cảm xúc khác với người kia. - Những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, vì làm cho mất ăn mất ngủ, ăn không ngon, không muốn học tập, làm việc, giao tiếp một cách bình thường. - Ý thức về các tình huống trong cuộc sống hàng ngày có thể gây căng thẳng là rất cần thiết, giúp chúng ta tránh những tình huống đó hoặc tìm ra cách ứng phó phù hợp khi gặp phải. 4 Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan - Ý thức về các tâm trạng và cảm xúc có thể gặp phải khi căng thẳng giúp bản thân hiểu được ảnh hưởng đối với sức khỏe từ đó có sự bình tĩnh và cân bằng hơn ( không nên quá buồn, quá tức giận, quá thất vọng …) * Họat động 3 : Ảnh hưởng của bạn bè ( 30 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh biết được - Ảnh hưởng của bạn bè đến hành vi của các em - Sức ép của bạn bè trong một số trường hợp có thể đưa đến sự căng thẳng cho các em Cách tiến hành : 1. Yêu cầu HS nêu ví dụ về những tình huống cụ thể nói vế ảnh hưởng của bạn bè đối với suy nghĩ và hành động của các em. GV ghi tóm tắt trên bảng 2. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai ứng xử trong một tình huống. Ví dụ : - Khi bạn bè rủ rê bỏ học đi chơi. - Khi bạn bè rủ đi đua xe đạp - Khi bị bạn bè nài ép hút thuốc lá, uống bia, rượu hoặc sử dụng ma túy - …. 3. Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. Đưa ra các cách giải quyết trong từng trường hợp mà em cảm thấy căng thẳng 4. Các nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác quan sát, nhận xét 5. Thảo luận lớp - Vì sao ý kiến của bạn bè lại có thể chi phối suy nghĩ và hành động của các em, trong đó có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực - Khi bị áp lực tiêu cực từ bạn bè, các em cần biết ra quyết định đúng, biết kiên định từ chối và tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy như : bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị lớn, bạn bè tốt ,… - Lưu ý với học sinh rằng bài tập này chỉ lưu ý đến ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè. Bên cạnh ảnh hưởng này, thì trong thực tế, cũng có nhiều ảnh hưởng tích cực từ bạn bè, qua đó, các em giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau trong học tập. Cần khuyến khích các ảnh hưởng tích cực này. Phiếu bài tập : TÌM HIỂU VỀ SỰ CĂNG THẲNG 5 . Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan BÀI TẬP: Chủ đề: Đánh giá các thành viên trong nhóm và viết tâm trạng, cảm xúc khi làm bài tập nhóm. BÀI LÀM: I. Đánh giá. trạng, cảm xúc khi làm bài tập nhóm: Chắc có lẽ những bạn học khoa trị đều quen với bài tập nhóm, nhưng không ít ai lại bày tỏ cảm xúc cũng như tâm trạng của mình khi làm bài tập nhóm. Tuy hiện. Riêng trong nhóm em thì mỗi lần làm bài tập nhóm thì các thành viên trong nhóm ai cũng đóng góp ý kiến ai cũng đều làm việc tích 2 Phát triển kĩ năng quản trị GVHD: Nguyễn Thị Loan cực không