Nguồn gốc: Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam…
Trang 1KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÙNG CÁT
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
I Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng:
1 Nguồn gốc:
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam…
2 Tập tính sống:
- Có thể sống trong môi trường: Độ mặn :5- 50 ‰ , thích hợp:25-32 ‰pH nước: 7,7 - 8,3; Nhiệt độ thích hợp 25 - 320C
- Hình thái cấu tạo:Vỏ mỏng, màu trắng đục, bình thường màu xanh lam, chân
bò màu trắng ngà
3 Đặc điểm sinh trưởng – dinh dưỡng:
- Lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g ( mật độ khoảng 80con/m2),
- Khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần
- Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực
- Không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm Sú
II Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát:
1 Điều kiện ao nuôi:
- Nguồn nước cung cấp từ nguồn nước biển, không bị ô nhiễm
- Đáy ao được trải tấm nhựa HDPE Bờ ao được phủ tấm nhựa HDPE hoặc bằng những tấm xi-măng
- Ao nên xây dựng cống xả ở phía cuối gió và hệ thống thoát nước phải được xây dựng bằng cống ngầm
Trang 2- Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh bên ngoài như: cua, còng, rắn…
- Diện tích ao nuôi từ 0,3 – 0,5ha, mức nước đạt 1,4 – 1,6m
- Phải có ao chứa lắng diện tích chiếm 15 -20 % tổng diện tích ao
- Gần đường giao thông, có hệ thống điện để thuận lợi trong quá trình sản xuất
2 Chuẩn bị ao nuôi:
2.1 Cải tạo ao: Theo phương pháp cải tạo khô.
- Phơi khô đáy ao 3-4 ngày Thu gom bùn đến nơi qui định, tránh xa vùng nuôi
- Xịt rửa đáy sạch sẽ, tiến hành phơi đáy để diệt trùng đáy ao
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức 1,4 -1,6m
2.2 Xử lý nước:
- Khử trùng nước: Có thể sử dụng một trong các loại sau: BKC, hợp chất của Iod, thuốc Tím với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Trường hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trước, nên khử trùng nước bằng Chlorine nồng độ 20-30 ppm
2 3 Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước:
- Sau 2-3 ngày, phải cấy vi sinh và gây màu với liều lượng cao hơn thông thường để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm giống
- Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm Thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3 trong 2-3 ngày Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3
-Thời gian gây màu khoảng 4-5 ngày, khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống Màu nước tốt là màu nâu hoặc màu xanh lá chuối non, độ trong
từ 30 cm đến 40 cm
- Cần kiểm tra pH, độ kiềm để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi
2.4 Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi cần đạt trước khi thả giống:
Ôxy hoà tan trên 4 mg/l; pH 7,5- 8,5; Nhiệt độ nước 28 - 30oC; Ðộ kiềm:
80-120 mg/l; NH3: < 0,1mg/l; H2S: < 0,03mg/l; Ðộ trong 30 – 40 cm; Ðộ mặn 5 – 35‰ thích hợp nhất 10 - 25‰
3 Thả giống:
3.1 Chọn tôm giống:
Trang 3a Nguồn gốc:
- Tôm giống chân trắng PL12 phải được sản xuất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo Quy định
- Nếu tôm chân trắng giống được nhập khẩu thì cỡ phải từ PL12 trở lệ, có xuất
xứ rõ ràng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền
b Chỉ tiêu cảm quan:
- Trạng thái hoạt động: tôm bơi thành đàn ngược dòng liên tục quanh thành bể ương hoặc chậu, có phản xạ tốt khi có tác động đột ngột của tiếng động mạnh hoặc ánh sáng
- Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, các đốt bụng hình chữ nhật; đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi
- Màu sắc: màu tự nhiên của loài
- Chiều dài thân: chiều dài thân lớn hơn 9 mm, tôm đồng đều về kích cỡ, tỉ lệ chênh lệch đàn không lớn hơn 10%
c Mức độ nhiễm bệnh:
- Bệnh do vi khuẩn: không có mầm bệnh
- Bệnh do nấm: không có mầm bệnh
- Bệnh nguyên sinh động vật: dưới 10% số cá thể trong mẫu nhiễm
- Bệnh virus: không có mầm bệnh virus (TSV, WSSV, YHV, IHHNV, BP,
…)
3.2 Thả giống:
- Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên cho tôm Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn giữa trại giống và ao nuôi Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp
để tránh sốc cho đàn giống
- Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10 -15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi
- Mật độ thả từ 80 - 100 con/m2
4 Chăm sóc quản lý :
4.1 Quản lý thức ăn:
- Thời gian đầu rất khó ổn định màu nước, nguồn thức ăn tự nhiên rất ít Nên sau khi thả giống phải cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ ngày Bổ sung thêm khoáng, men, vitamin C, E, dầu mực là cần thiết
- Cho ăn 0,6 - 0,8 kg thức ăn/10 vạn post/ ngày, sau đó 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2-0,3kg/10 vạn Nếu thức ăn tự nhiên ít ( độ trong của nước cao), có thể tăng lên 10-20 %
- Đến ngày thứ 30 nên có sàn thức ăn (nhá) và dùng các biện pháp kỹ thuật khác (định kỳ chài tôm để theo dõi quá trình tăng trưởng, trọng lượng trung bình,
Trang 4lượng thức ăn trong ruột; quan sát diễn biến màu nước ) và kinh nghiệm (ví dụ: diễn biến thời tiết; vỏ tôm lột, cát xuất hiện trong nhá, tôm nhảy lên khỏi mặt nước khi có tiếng động hoặc ánh ánh sáng vào ban đêm,…là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe của tôm nuôi tốt) để kiểm tra tình hình sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn
mà điều chỉnh theo từng lần cho ăn phù hợp Nên tham khảo bảng sau:
Tuổi
(ngày)
Trọng lượng (gam)
Tỷ lệ TA ngày so với khối lượng thân (%)
TA trong nhá (g/1kgTA)
T.gian K.tra nhá (giờ)
4.2 Quản lý môi trường ao nuôi:
Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường, sức khỏe tôm nuôi mà có biện pháp xử lý kịp thời
Một số lưu ý:
- Định kỳ bổ sung men vi sinh để hạn chế ô nhiểm môi trường
- Nâng cao mực nước đạt tối đa để ổn định nhiệt độ
- Thức ăn tự nhiên ít nên màu nước ít ổn định trong thời gian đầu, cần theo dõi để xử lý kịp thời
- Khi lấy nước cần tham khảo thông tin quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thủy Sản Bình Định Hạn chế lấy nước từ giếng đóng (nước ngầm), nên kiểm tra hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe, và các loại khí độc H2S, NH3, SO2
- Đặc điểm của loại tôm này là phát triển đồng đều và được thả với mật độ cao nên lột xác đồng loạt, dẫn đến độ kiềm dễ bị dao động cần thường xuyên bổ sung vôi nông nghiệp để ổn định độ kiềm
5 Thu hoạch:
Khi tôm đạt ích cỡ 70 - 100 con/ kg, nên tiến hành thu hoạch Trước khi tiến hành thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác, hạn chế tình trạng tôm mềm vỏ vào thời điểm trên