10 điều nhân viên muốn Không ngạc nhiên khi biết rằng những doanh nghiệp thành công nhất là những doanh nghiệp cố gắng thật nhiều để làm hài lòng nhân viên. Trách nhiệm của người quản lý là khuyến khích nhân viên phát huy tối đa năng lực để đóng góp cho thành công của công ty. 10 điều nhân viên muốn: 1. Mục đích Đừng vội vã đơn phương cho rằng lương, thưởng nhiều là điều quan trọng nhất đối với nhân viên. Cũng giống như bạn, mọi người đều mong rằng có một mục đích cao đẹp ẩn đằng sau điều mình đang làm hằng ngày. Mọi người muốn có cơ hội để tạo sự khác biệt bằng những hoạt động có ý nghĩa. 2. Mục tiêu Để truyền dẫn cho nhân viên cảm nhận được việc họ đang làm là có mục đích, có ý nghĩa, thì hãy lập ra những mục tiêu rõ ràng. Thông thường, mỗi phòng ban nên có mục tiêu kế hoạch 3 tháng, hữu hạn và hợp lý. Đối với đội ngũ bán hàng, ta có thể đặt mục tiêu doanh số. Một khi xác định được mục tiêu rồi, hãy để nhân viên tự quyết định cách thức hoàn thành. 3. Trách nhiệm Thỉnh thoảng, việc người quản lý khó làm nhất chính là ủy quyền. Nhưng, nhân viên rất khao khát được tin tưởng và trao trách nhiệm. Có nhiều doanh nhân bận rộn vô vàn mà không kịp nhìn lại mình đang quản lý hay đang hùng hục lao lực. Theo chuyên gia, “Hãy hỏi nhân viên liệu họ có thể gánh thêm phần việc và trách nhiệm nào đó? Chỉ cần tin tưởng trao quyền, bạn sẽ có thời gian để thở và để quản lý thực thụ”. 4. Tính tự trị Hãy trao cho nhân viên quyền tự do quyết định cách thức làm phần việc của họ, để họ có thể sáng tạo và làm hiệu quả hơn. Tác giả sách quản trị doanh nghiệp Daniel Pink ghi: “Hãy để mọi người tìm ra con đường tốt nhất hoàn thành mục tiêu, chứ đừng đuổi theo sát nút và thúc họ mọi lúc mọi nơi”. 5. Sự linh hoạt Dĩ nhiên, trao sự linh hoạt trong lịch làm việc của nhân viên có thể không phù hợp với một số doanh nghiệp, ngành nghề. Nhưng, theo các chuyên gia, thế hệ trẻ luôn cần điều phối đời sống việc làm và đời sống cá nhân. Vậy nên, họ sẽ không vui nếu bị bó hẹp từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày qua ngày. Hãy linh hoạt để có hiệu quả tốt hơn. 6. Sự chú ý Bạn cho nhân viên quyền tự kiểm soát và sự linh hoạt không có nghĩa là họ không cần hướng dẫn và phản hồi, phê bình. Cách tốt nhất là một, hai tuần thì gặp nhau một lần, vài phút, hỏi họ mọi việc đang diễn ra thế nào, tiến trình ra sao, có gì khó khăn, cần hỗ trợ? Các chuyên gia cho biết: “Trao trách nhiệm để họ sáng tạo nhiều sản phẩm khác biệt, có ý nghĩa. Nhưng, làm quản lý thì phải luôn coi sóc nhân viên và công việc”. Đừng bỏ xó mọi việc rồi căn cứ vào bản báo cáo hằng năm để khen ngợi hay khiển trách. Phải thường xuyên nắm chừng công việc để điều chỉnh tức thì và hợp lý. Tốt nhất là: hằng năm thì điều chỉnh thăng chức một lần, nhưng hằng quý thì phải họp lập mục tiêu và chỉ ra những vấn đề của từng phòng ban. 7. Cơ hội để sáng tạo Chính sách “20 giờ phát minh của Google” là một trong những điều tuyệt vời nhất nhân viên có thể hưởng. Chính sách này cho phép những nhân viên được dùng 20% thời gian làm việc để lao động sáng tạo những dự án riêng có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Hỏi nhân viên có sáng kiến gì, chẳng bằng cho họ thời gian để tự thực hiện nó. Nếu không thể cho nhân viên nhiều thời gian như vậy, thì ít nhất cũng phải tạo điều kiện để các nhóm có cơ hội phối hợp, trao đổi thành viên, tạo mới lạ. 8. Tư tưởng cởi mở Khi nhân viên đến tìm bạn và khoe ý tưởng mới, họ cần bạn đối xử công bằng và thành thật. Hãy tinh tế và hành xử khôn khéo. Nếu bạn phủ nhận sáng kiến đó một cách phủ phàng thì lần sau họ sẽ không muốn thể hiện gì nữa. Nhưng dĩ nhiên, cũng phải thành thật. Là chủ doanh nghiệp và biết rõ cái gì cần hay không cần cho công ty, nên đừng dại dột chấp nhận mọi ý tưởng. Có thể nói nhẹ nhàng: “Công ty từng áp dụng thử biện pháp đó. Nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi. Anh cứ thoải mái đem về nghiên cứu thêm. Nếu có triển vọng hơn, chúng ta có thể cân nhắc thực hiện”. 9. Sự minh bạch Lực lượng lao động, đặc biệt là những người trẻ, rất cần sự minh bạch. Họ muốn biết điều gì đang diễn ra trong doanh nghiệp. Có một số thông tin không cần công khai vì không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của cá nhân đó, nhưng người lãnh đạo giỏi luôn cởi mở và thẳng thắn với những thắc mắc của nhân viên. 10. Lương và thưởng Mọi người đều phải nuôi chính bản thân mình, và nhiều khi còn gánh vác cả gia đình. Vậy nên, lương, thưởng là quan trọng. Bí quyết của doanh nghiệp là: trả lương cho nhân viên đủ để họ không bận lòng về chuyện cơm áo gạo tiền. Thật sự, không nên trả theo kiểu: lương cứng thật thấp rồi lương mềm nhiều để họ bị ám ảnh thiếu tiền nên lao đầu vào làm để có thêm nhiều. Mà phải tạo sự an tâm Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội phải đầy đủ. Quỳnh Giao (Theo LHDN/DNSG) . khuyến khích nhân viên phát huy tối đa năng lực để đóng góp cho thành công của công ty. 10 điều nhân viên muốn: 1. Mục đích Đừng vội vã đơn phương cho rằng lương, thưởng nhiều là điều quan trọng. 10 điều nhân viên muốn Không ngạc nhiên khi biết rằng những doanh nghiệp thành công nhất là những doanh nghiệp cố gắng thật nhiều để làm hài lòng nhân viên. Trách nhiệm. Chính sách “20 giờ phát minh của Google” là một trong những điều tuyệt vời nhất nhân viên có thể hưởng. Chính sách này cho phép những nhân viên được dùng 20% thời gian làm việc để lao động sáng