MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu: 2 1. Cơ sở lý luận: 2 2. Cơ sở thực tiễn 2 II. Mục đích SKKN 3 III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3 IV. Kế hoạch nghiên cứu 4 Phần II: Nội dung SKKN 4 Phần III: Kết luận và khuyến nghị 7 Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 Trang: 1 CÁCH VẼ HÌNH CHO HỌC SINH MỚI HỌC MÔN HÌNH HỌC THCS Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận: Ta đã biết hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do vậy “phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thông qua giờ học cung cấp cho học sinh tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người tích luỹ được và góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Vì vậy trong giờ học, học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Học sinh tự tin, năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện tại. Trong giờ học học sinh càng bộc lộ hết khả năng tiếp thu kiến thức của mình, càng giúp cho giáo viên đánh giá chính xác hơn và có kế hoạch bổ sung kiến thức cho học sinh kịp thời. Đối với môn toán thì cơ sở hình học có nhiều ứng dụng rất quan trọng đối với bộ môn hình học. Hoạt động hình học là tình huống gợi động cơ học tập hình học, thường gồm nhiều hoạt động thành phần với những mục đích riêng, khi thưch hiện, khi thực hiện xong các hoạt động thành phần thì mục đích chung của cả hoạt động cũng được thực hiện. Sau đây tôi xin trình bày một phương pháp khi dạy môn hình học ở THCS: "cách vẽ hình cho học sinh mới học môn hình học THCS" 2. Cơ sở thực tiễn Những giáo viên dạy học toán có hiệu quả chính là những người có thể khuyến khích học sinh học toán được nhiều nhất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học toán, làm cho quá trình này không đạt được hiệu quả cao, trong đó có hai yếu tố quan trọng sau: - Giáo viên không quan tâm đến mức độ chín chắn về nhận thức của học sinh. Không thấy được có những vấn đề là rõ ràng đối với thầy nhưng lại xa lạ đối với trò. - Giáo viên thường bỏ qua tầm quan trọng về nhu cầu của học sinh trong việc sáng tạo kiến thức theo cách hiểu riêng của mình. Trang: 2 Vì thế phần lớn giáo viên sa vào quan điểm “dạy học toán chính là việc truyền thụ các kiến thức toán học một cách có hệ thống và chặt chẽ cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán”. Trong thời đại khoa học hiện nay quan điểm dạy học toán hoàn toàn trái ngược với quan điểm trên. Nó được miêu tả như sau: - Học sinh được phát triển các cấu trúc toán học phức tạp hơn, trừu tượng hơn và toàn diện hơn những cấu trúc mà họ đang có để có thể giải được nhiều bài toán có ý nghĩa. - Học sinh được độc lập và chủ động trong các hoạt động toán học. Những học sinh này tin rằng toán học là một cách để hiểu các vấn đề. Học sinh được nhận kiến thức nhiều từ sự khám phá tư duy và tham gia thảo luận chứ không phải từ giáo viên. - Trong giờ học trách nhiệm của học sinh được nâng cao, họ không chỉ là hoàn thành các bài tập, các yêu cầu của giáo viên mà là hiểu nghĩa và trao đổi về những vấn đề toán học. Qua trên cho thấy trong dạy học toán hiện nay vai trò của giáo viên không phải là đọc bài giảng, giảng giải và nỗ lực chuyển tải các kiến thức mà phải là người chủ động tạo ra các tình huống qua đó giúp học sinh tự thiết lập ra các cấu trúc nhận thức cần thiết. Do vậy tôi chọn đề tài này nhằm mục đích tổ chức các hoạt động hình học tạo ra tình huống học tập trong tiết học. II. Mục đích SKKN . Chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học tập bộ môn hình học là tạo hứng thú cho học sinh trong học toán nhằm nhận dạng, thể hiện và trên cơ sở đó thao tác với các hình hình học được học, rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng vận dụng như hình vẽ, dựng hình, biến đổi hình, so sánh các hình Kỹ năng vận dụng kiến thức hình học trong lao động sản xuất và trong đời sống. Đo đạc, ước lượng, tính toán phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian cho học sinh. Bộ môn hình học ở trường THCS được xây dựng theo từng chủ đề, mỗi chủ đề được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp. III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Học khối 6, khối 7 Sử dụng đối tất cả các học sinh khi học về môn hình học Nghiên cứu từ năm 2006 – 2007; 2007 – 2008 Trang: 3 IV. Kế hoạch nghiên cứu. Thực hiện qua các tiết học hình học. Khi học môn hình học giáo viên phải giới thiệu các dụng cụ học tập để học sinh hiểu được các dụng cụ học tập. Biết khi nào thì sử dụng thước thẳng, khi nào thì sử dụng êke, khi nào thì sử dụng compa Phần II: Nội dung SKKN Môn hình học là khó tiếp thu đối với học sinh mới làm quen, để đạt được những điều mình mong muốn ở học sinh, học vẽ được hình, diễn đạt bằng lời bài toán hình làm được theo ý muốn của Giáo viên, theo ý kiến chủ quan của tôi như sau: Khi dạy các bài toán về hình học Giáo viên phải giới thiệu các dụng cụ vẽ hình như : Thước thẳng; êke; compa; thước đo độ … 1> Thước thẳng: Giúp học sinh biết thế nào là đường thẳng, vẽ đường thẳng phải dùng thước thẳng, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không ? . D A B A B C 2> Êke : Dùng êke để vẽ góc vuông, dự đoán và kiểm tra tam giác có phải là tam giác vuông không, kiểm tra hai đường thẳng có vông góc không ? . y ' y x' x A C B 3> Compa: Dùng để vẽ đường tròn, cung tròn, đường tròn đi qua ba điểm, kiểm tra xem ba điểm có nằm trên một đường tròn không, xác định tâm đường tròn . Trang: 4 4> Thước đo độ: Dùng để đo góc, vẽ góc khi biết số đo của góc, tính và dự đoán số đo góc, vẽ tia phân giác của góc … y x 60 0 O Trong thực tế khi có dụng cụ vẽ hình nhưng học sinh vẫn chưa sử dụng triệt để được các dụng cụ vẽ hình mà phải yêu cầu học sinh kết hợp rất nhiều kỹ năng để vẽ hình, nhưng khi học sinh vẽ hình thì học sinh lại chủ quan, chẳng hạn như vẽ tam giác thì đa số học sinh vẽ tam giác cân, vẽ góc thì đa số vẽ góc vuông, vẽ hình bình hành thì vẽ hình chữ nhật nghĩa là học sinh đã dùng đặc biệt hoá vấn đề để vẽ hình. Qua kinh nghiệm dạy và học tôi có một số ý kiến góp ý như sau: – Phải yêu cầu học sinh học thuộc các khái niệm về hình đã học, ví dụ như : Điểm, Đường thẳng, Đoạn thẳng, Góc, Tam giác, … – Phải đưa hình đó vào trong thực tế ở xung quanh chúng ta, ví dụ: Khi nêu khái niệm điểm ta nói địa danh của một huyện coi như là một điểm trên một bản đồ lớn của cả nước, khái niệm tam giác là hình gồm ba điểm điểm A, B, C và ba cạnh AB, AC, BC trong đó ba điểm A, B, C không thẳng hàng thì khi vẽ hình phải yêu cầu học sinh lấy ba điểm bất kỳ rồi nối lại thì được tam giác. – Phải cắt ghép nhiều hình để ghép lại được một hình mô phỏng trong thực tế. Ví dụ1: Yêu cầu vẽ ABC ∆ , vẽ trung tuyến AM, phân giác AD. Nhưng khi học sinh vẽ thì lại vẽ ABC ∆ cân tại A dẫn đến hai đường AM ≡ AD nên bài toán dẫn đến đặc biệt, dẫn đến chứng minh bài toán không tổng quát được. Giáo viên phải yêu cầu học sinh không vẽ tam giác có hai cạnh bằng nhau vì vẽ hai cạnh bằng nhau dẫn đến hình sau: H D A B C Ví dụ 2: Cho ABC ∆ . Các phân giác BM, CN cắt nhau tại I. Vẽ ID ⊥ AB ( D ∈ AB) ; IE ⊥ BC ( E ∈ BC) ; IF ⊥ AC( F ∈ AC). Chứng minh: ID = IE = IF. E F C D I B A Trang: 5 Nếu học sinh vẽ ABC ∆ cân thì dẫn đến hình đặc biệt và dễ chứng minh, còn học sinh vẽ hình tam giác thường thì lại vô cùng khó đối với học sinh mà bài toán thì phải chứng minh tổng quát, do đó khi vẽ hình phải vẽ hình một cách tổng quát. Ví dụ 3: Vẽ góc xOy có số đo bằng 120 0 nhưng khi học sinh vẽ hình thì học sinh vẽ góc bằng 60 0 vì nhìn vào thước là 60 0 ≡ 120 0 dẫn đến bài toán vẽ hình sai, sai này là do học sinh không biết xác định vạch 0 0 ở bên nào của thước. Ví dụ 4: (Bài tập 13 hình học7 tập 2 trang 60) Cho hình vẽ bên : Chứng minh: a) BE < BC. b) DE < BC A C B E D Hãy diễn đạt bằng lời bài toán trên : Học sinh rất khó diễn đạt có em thì diễn đạt thế này, em thì diễn đạt thế khác. Phải làm sao cũng một bài toán đó thì phải vẽ được hình như vậy mà phải ít đường nhất là tốt nhất. Tôi có một số ý kiến như sau: Cách 1:Vẽ ABC ∆ vuông tại A, E ∈ AC nối BE, D ∈ AB nối DE. Chứng minh : a) BE < BC. b) DE < BE c) DE < BC. Cách 2: Vẽ ∆ ADE vuông tại A, kéo dài AE lấy điểm C, kéo dài AD lấy diểm B, nối BE, BC. Chứng minh: a) BE < BC. b) DE < BE c) DE < BC Cách 3: Vẽ ∆ ABE , kéo dài AE lấy diểm C, nối BC, D ∈ AB nối DE. Chứng minh : a) BE < BC. b) DE < BE c) DE < BC. … Khi vẽ đường tròn đi qua ba điểm thì để xác định tâm và bán kính rất khó, do đó nên hướng dẫn nếu tam giác bất kỳ thì vẽ đường tròn trước sau đó xác định ba điểm thuộc đường tròn O C B A Trang: 6 Thông qua cắt ghép ta cỏ thể dự đoán được hình học như bài tổng ba góc của một tam giác bằng 180 0 như sau: Trang: 7 Hoặc khi dạy bài định lí Py – ta – go ta có thể cho học sinh cắt 8 hình tam giác vuông bằng nhau như SGK toán 7 tập 1 trang 129. a b c a b c a b c a b a b a b c c b a c b a Vậy để dạy được một tiết hình học đạt hiệu quả cao thì giáo viên và học sinh phải hoạt động vẽ hình là quan trọng vì qua hình vẽ thì mới giải được. Kết quả thực hiện khi dạy các Năm học Lớp dạy Tổng số HS HS hiểu bài Tỉ lệ 2006 – 2007 7A, 7B, 7C 112 90 80% 2007 – 2008 7A3; 7A4; 7A5 114 96 84% Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi dạy học sinh học môn hình học. Phần III: Kết luận và khuyến nghị. Trên đây là suy nghĩ của tôi về việc "phương pháp vẽ hình cho học sinh mới học môn hình học ở trường THCS". Khi thực hiện bước đầu thu được một số kết quả như nêu trên. Tuy vậy đề tài này của tôi chắc chắn sẽ còn những thiếu sót cần bổ sung. Tôi kính mong các đồng chí chuyên viên giúp đỡ, góp ý kiến thêm cho tôi hoàn thiện thêm về chuyên môn. Khuyến nghị: Khi dạy môn hình học THCS cần có thêm hình ảnh minh học về hình học cũng như máy chiếu để vẽ hình minh học cho học sinh. Trang: 8 Gia Nghĩa, ngày 15 tháng 01 năm 2010 Người viết Nguyễn Đình Tú Trang: 9 Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Vũ Hữu Bình – Nâng cao và phát triển Toán 7- NXB Giáo Dục – 2003 2) Bùi Văn Tuyên - Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 7- NXB Giáo dục – 2004 3) Sách giáo khoa Toán 7 – NXB Giáo dục – 2007 4) Vũ Hữu Bình – Toán bồi dưỡng học sinh lớp 7- NXB Giáo dục – 2004. Trang: 10 . năng để vẽ hình, nhưng khi học sinh vẽ hình thì học sinh lại chủ quan, chẳng hạn như vẽ tam giác thì đa số học sinh vẽ tam giác cân, vẽ góc thì đa số vẽ góc vuông, vẽ hình bình hành thì vẽ hình. môn hình học ở THCS: " ;cách vẽ hình cho học sinh mới học môn hình học THCS" 2. Cơ sở thực tiễn Những giáo viên dạy học toán có hiệu quả chính là những người có thể khuyến khích học sinh. đích của việc học tập bộ môn hình học là tạo hứng thú cho học sinh trong học toán nhằm nhận dạng, thể hiện và trên cơ sở đó thao tác với các hình hình học được học, rèn luyện cho học sinh một số