kế toán lương và kế toán gtgt

8 276 0
kế toán lương và kế toán gtgt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tài khoản sử dụng TK 334 - Phải trả cho công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của DN) về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN. TK 334 “Phải trả cho công nhân viên” TK 338 “Phải trả phải nộp khác” Định khoản nghiệp vụ phát sinh - Khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ số tiền thực chi phản ánh số tiền chi tạm ứng, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan: Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả. Khi thực trả: Nợ TK 334 Có TK 111. 112 - Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK 622 : Nợ TK 627 : 23% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ và QLPX. Nợ TK 641 :. Nợ TK 642 : Nợ TK 334 : 7% BHXH + 1,5% BHYT + 1% BHTN (nếu có) trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng.(Số phải nộp của công nhân viên được trừ vào lương) Có TK 3382 : 2% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng (nếu DN có thành lập tổ chức công đoàn) Có TK 3383 : 24% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng Có TK 3384 : 4,5% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng Có TK 3389 : 2% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng (nếu có) ( Dựa theo bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương 2012-2013 cô đã cho: Các khoảng trích theo lương DN chịu Ng lao động chịu ( trừ trực tiếp trên lương của ng lđ) Tổng cộng ( trừ trên tổng quỹ lương) BHXH 17 7 24 BHYT 3 1.5 4.5 BH thất nghiệp 1 1 2 Kinh phí công đoàn 2 2 Tổng cộng 23 9.5 32.5 - Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 353 (3531) Có TK 3341 Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng Nợ TK 3341 Có TK 111, 112 - Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động) Nợ TK 3383 Có TK 334 - Khi thanh toán BHXH cho CNV Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (như tiền tạm ứng còn thừa, tiền bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, …) : Nợ TK 334 Có TK 141 : Tiền tạm ứng Có TK 1388 : Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác - Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước theo quy định : Nợ TK 334 Có TK 3335 - Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389) Có TK 111, 112 - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù Nợ TK 111,112 Có TK 338 (3382,3383) KẾ TOÁN THUẾ GTGT 1. Những vấn đề chung. Khái niệm. Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng nộp thuế. Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Đối tượng chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng quy định tại điểm d dưới đây. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. a. Đối tượng áp dụng. - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quí, ngoại tệ. b. Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp. Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp xác định thuế GTGT phải nộp theo công thức sau.( theo định nghĩa) Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hh,dvụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hh dịch vụ đó Trong đó: Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ = Giá thanh toán của - Giá thanh toán của chịu thuế hàng hoá dịch vụ hàng hoá, dịch vụ mua bán ra vào tương ứng (1). Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. (2). Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. HAY: ( cách cô ghi) Cách 1: VAT phải nộp = ( Dthu – Chi phí ) x Thuế suất Cách 2: VAT phải nộp = Dthu x thuế suất đầu ra - Chi Phí x thuế suất đầu vào 3. Phương pháp khấu trừ. a. Đối tượng áp dụng: Tất cả các CSKD đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ, đủ căn cứ để xác định nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. b. Cách tính: Thuế phải nộp = thuế đầu ra – thuế đầu vào Rõ hơn: - Trong kì: VAT đầu vào là TK133 VAT đầu ra là TK 333 - Cuối kì: khấu trừ thuế VAT đẩu ra/ đầu vào, từ đó xác đinh VAT phải nộp theo: Nợ TK 333 Có TK 133 ( nếu VAT đầu ra < đầu vào thì định khoản khấu trừ theo VAT đầu ra và ngược lại ) Một số lưu ý: - Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. - Hoàn thuế GTGT: Việc hoàn thuế chỉ áp dụng cho CSKD nộp thuế khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của tháng trước chuyển qua. - Đối với cơ sở đầu tư mới đăng kí nộp thuế, nhưng chưa có phát sinh hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. - Giá chưa có = Giá thanh toán/ (1 + Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó) thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Thuế phải nộp > thuế được khấu trừ: Còn phải nộp cho nhà nước số chênh lệch. Thuế phải nộp < Thuế được khấu trừ: được khấu trừ số c.lệch này.Nếu được khấu trừ 3 tháng liên tiếp có quyền “đòi” nhà nước hoàn lại số thuế này ( hoàn thuế) Đối với phương pháp khấu trừ thì hiểu theo nghĩa Tổng giá thanh toán = Doanh thu chưa thuế + Thuế, hai khoản này được tách ra riêng biệt và theo dõi riêng phục vụ cho mục đích quản lý: + Tổng giá thanh toán là theo dõi tổng số tiền còn phải thu ( Nếu bán hàng) hoặc tổng số tiền phải trả ( nếu mua hàng); + doanh thu chưa thuế theo dõi giá trị hợp lý hợp lệ trong việc tính toán doanh thu ( nếu bán hàng) và chi phí ( nếu mua hàng) để tính ra lãi, lỗ thực sự cuối kỳ. + Thuế được theo dõi riêng để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. ưu điểm của nó là có thể tính được tổng thuế phải nộp ( khi phát sinh doanh thu) và tổng thuế được khấu trừ ( khi phát sinh chi phí) một cách rõ ràng và nhanh chóng. Nếu: Thuế phải nộp > thuế được khấu trừ: Còn phải nộp cho nhà nước số chênh lệch. Thuế phải nộp < Thuế được khấu trừ: được khấu trừ số c.lệch này.Nếu được khấu trừ 3 tháng liên tiếp có quyền “đòi” nhà nước hoàn lại số thuế này ( hoàn thuế) >> một số điểm khác nhau giữa 2 pp tính thuế: - Thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp không phải thuế gián thu (mà là dạng thuế khoán ), số thuế phải nộp sẽ trừ vào doanh thu thuần cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. - Thuế phải nộp theo pp khấu trừ được theo dõi riêng nên không ảnh hưởng đến doanh thu thuần cuối kỳ. - Tính thuế theo pp trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế ( tức là đánh nhiều lần thuế trên cùng một mức doanh thu), thuế khấu trừ khắc phục được hạn chế này. - Tính thuế GTGT theo pp trực tiếp thường được áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh không có tư cách pháp nhân, những cơ sở kinh doanh hộ gia đình,….và sử dụng hoà đơn bán hàng thông thường ( không tính thuế ) để hạch toán. - tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng cho tất cả các cơ sở kd có tư cách pháp nhân, sử dụng hoá đơn GTGT ( Ghi rõ doanh thu chưa thuế, thuế và tổng giá thanh toán). . tạm ứng, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tài khoản sử dụng TK 334 - Phải trả cho công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của DN) về tiền lương, tiền. hoàn thuế đầu vào theo từng năm. - Giá chưa có = Giá thanh toán/ (1 + Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó) thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Thuế phải

Ngày đăng: 06/07/2014, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan