CHƯƠNG 6 : KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO I. Hàng tồn kho - Hàng tồn kho gồm (slide) - Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc: giá gốc = giá mua + chi phí hợp lý có liên quan. (tương tự tài sản cố định) - Trong trường hợp giá trị thuần (giá thị trường) thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, đồng thời phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (dùng tk159) Ví dụ : trong kho có 1 lô hàng với giá gốc là 30 triệu. Đến 1 thời gian sau, do 1 vài lý do, (giá thị trường) của lô hàng chỉ còn 20 triệu. Khi đó, chúng ta ghi nhận giá gốc của lô hàng đó là 20 triệu. Vậy thì 10 triệu kia đã biến đi đâu ??? 10 triệu kia đã được đưa vào tài khoản 159 (dự phòng giảm giá htk) và được xem như là 1 khoản chi phí. Chúng ta định khoản như sau: Nợ tk 632 10 triệu Có tk 159 10 triệu Trong trường hợp ngược lại, thì phải hoàn lập dự phòng. Giả sử sau 1 thời gian, giá thị trường của lô hàng đó tăng lên 25 triệu (vẫn thấp hơn 30 triệu) thì chúng ta ghi nhận giá gốc của lô hàng đó là 25 triệu. Ở trên chúng ta đã ghi nhận giá gốc là 20 triệu đồng thời lập dự phòng 10 triệu nên giờ chúng ta phải hoàn lập dự phòng (để giá gốc ghi nhận được là 25 triệu) Nợ tk 159 5 triệu Có tk 632 5 triệu II. Phương pháp tính giá hàng tồn kho - PP tính theo giá đích danh (slide) - PP bình quân gia quyền (dạng như tính giá trung bình vậy :D) giá trị lô hàng = đơn giá X số lượng hàng trong lô hàng. - PP FIFO (slide) Giá trị của hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. - PP LIFO (slide) Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng. Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Ví dụ : Tính giá xuất kho cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. • Vật liệu tồn kho đầu tháng là 200kg, đơn giá 2.000đ/kg • Tình hình nhập xuất trong tháng như sau: – Ngày 01: nhập kho 500kg, đơn giá nhập 2.100đ/kg – Ngày 05: Xuất sử dụng 300kg – Ngày 10: Nhập kho 300kg, đơn giá nhập 2.050đ/kg – Ngày 15: Xuất sử dụng 600kg • Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo 2 PP FIFO và LIFO Giải: GIÁ XUẤT KHO = GIÁ VỐN HÀNG BÁN → PP FIFO: nhập trước xuất trước - Ngày 05 300 kg xuất kho sẽ lấy từ 200 kg tồn kho đầu tháng và 100 kg nhập kho ngày 01 Giá trị xuất kho = (200 kg x 2000/kg) + (100 kg x 2100/kg) - Ngày 15 600 kg xuất kho này sẽ lấy từ 400 kg nhập kho ngày 01 còn lại (do 100 kg đã xuất kho ở ngày 05) và 200 kg nhập kho nhập kho ngày 10 Giá trị xuất kho = (400kg x 2100/kg) + (200kg x 2050/kg) → PP LIFO: nhập sau xuất trước - Ngày 05 300 kg xuất kho sẽ lấy từ 300kg nhập kho ngày 01, không đụng gì đến hàng tồn kho đầu kì (do nhập sau xuất trước mà =)) ) Giá trị xuất kho = 300 kg x 2100/kg - Ngày 10 600 kg xuất kho này sẽ lấy từ 300 kg nhập ngày 10, 200 kg còn lại của lô hàng nhập ngày 01 và thêm 100kg hàng tồn kho đầu kì. Giá trị xuất kho = 300kg x 2050 + 200kg x 2100 + 100kg x 2000 III. PP kế toán hàng tồn kho 1. PP kê khai thường xuyên (slide) - Xác định ngay giá xuất kho cho từng lần xuất - Sử dụng tài khoản 156 - Xác định giá trị xuất trong kì, sau đó mới xác định số dư cuối kì hàng tồn kho Số dư cuối kì = số dư đầu kì + giá trị nhập – giá trị xuất 2. PP kiểm kê định kì (slide) - Cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. - Sử dụng TK 611 Ví dụ : • 1/8 mua 5 sp giá 20k/sp • 5/8 mua 4 sp giá 25k/sp • 15/8 mua 4 sp giá 30k/sp • 20/8 bán 7 sp giá 40k/sp Yêu cầu : xđ giá trị hàng tồn kho, giá trị hàng xuất kho nếu tính giá theo pp FIFO (nhập trước xuất trước) Giải: T.h 1: PP kê khai thường xuyên (tính giá trị xuất rồi mới suy ra sdck) Xuất kho 7 sp Giá trị hàng xuất kho = 5sp x 20k/sp + 2 sp x 25k/sp = … Giá trị htk = sdđk + giá trị nhập – giá trị xuất = 5sp x 20k/sp + 4sp x 25k/sp + 4sp x 30k/sp – giá trị hàng xuất kho T.h 2: PP kiểm kê định kì (xác định sdck rồi mới suy ra giá trị xuất kho) Xuất kho 7 sp tức là còn tồn kho 6 sp (gồm 4 sp nhập ngày 15 và 2 sp nhập ngày 05) Giá trị htk = 4sp x 30k + 2sp x 25k = … Giá trị hàng xuất kho = sdđk + giá trị nhập – sdck(giá trị htk) = 5sp x 20k/sp + 4sp x 25k/sp + 4sp x 30k/sp – giá trị htk IV. Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại …. - Chiết khấu thanh toán là số tiền khoản mà người mua được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận. Nghiệp vụ dẫn đến chiết khấu thanh toán được tính là hoạt động tài chính, nên không làm ảnh hưởng thuế gtgt tương ứng. Chiết khấu thanh toán được hạch toán vào tk 515 or 635 (tuỳ thuộc ta là bên chiết khấu hay bên được hưởng chiết khấu) - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại : là các khoản giảm trừ doanh thu. Khi phát sinh sẽ được hạch toán vào tk 521, 531, 532 đồng thời ảnh hưởng thuế gtgt tương ứng. Ví dụ: Doanh nghiệp A bán 1 lô hàng vs giá 50 triệu (thuế gtgt 10%) cho khách hàng. Khách hàng thanh toán = tiền gửi ngân hàng. Sau đó doanh nghiệp A cho khách hàng đó hưởng chiết khấu 10% bằng tiền mặt. Định khoản nghiệp vụ trên. T.h 1: chiết khấu trên là chiết khấu thanh toán. Nợ tk 112 55 triệu Có tk 333 5 triệu (khách hàng thanh toán) Có tk 156 50 triệu Nợ tk 635 5 triệu (doanh nghiệp chiết khấu) Có tk 111 5 triệu T.h 2: chiết khấu trên là chiết khấu thương mại Nợ tk 112 55triệu Có tk 333 5 triệu (khách hàng thanh toán) Có tk 156 50 triệu Nợ tk 333 0,5 triệu (doanh nghiệp chiết khấu) Nợ tk 521 5 triệu Có tk 111 5,5 triệu . CHƯƠNG 6 : KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO I. Hàng tồn kho - Hàng tồn kho gồm (slide) - Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc: giá gốc = giá mua + chi phí. cuối kỳ còn tồn kho. - PP LIFO (slide) Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng. Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc. 10, 200 kg còn lại của lô hàng nhập ngày 01 và thêm 100kg hàng tồn kho đầu kì. Giá trị xuất kho = 300kg x 2050 + 200kg x 2100 + 100kg x 2000 III. PP kế toán hàng tồn kho 1. PP kê khai thường