LỊCH SỬ XUNG ĐỘT TRUNG ĐÔNG TỪ CỔ SỬ TỚI HIỆN ĐẠI Lịch sử vùng đất thánh Jerusalem được xác định từ khoảng hơn 3000 năm trước và cũng từ ấy, vùng đất này trở thành điểm xuất phát của nhi
Trang 1LỊCH SỬ XUNG ĐỘT TRUNG ĐÔNG TỪ CỔ SỬ TỚI HIỆN ĐẠI Lịch sử vùng đất thánh Jerusalem được xác định từ khoảng hơn 3000 năm trước và cũng từ ấy, vùng đất này trở thành điểm xuất phát của nhiều cuộc chiến tranh kéo dài trong đó có cuộc xung đột chưa hồi kết giữa Israel và Palestine ngày nay
Theo Kinh thánh thì từ năm 1250 trước Công nguyên, tổ tiên của người Do Thái đã đến chiếm đóng
và định cư ở vùng đất Canaan bên bờ đông Địa Trung Hải (vùng lãnh thổ của Israel ngày nay)
Năm 961 đến năm 962 trước công nguyên, vua Solomon cai trị và cho xây dựng đền thờ Do Thái
đầu tiên ở Jerusalem Trong thời kỳ này, miền đất được chia làm 2 vương quốc
Năm 586 trước công nguyên, người Babylon chiếm đóng vương quốc phía Nam Judah, đày ải người
Do Thái và phá huỷ đền thờ linh thiêng của họ Mãi 70 năm sau, người Do Thái mới lại trở về và xây dựng lại Đền thờ lần thứ 2 Đền thờ Do Thái là biểu tương thiêng liêng của Do Thái giáo và người Do Thái
Hình ảnh đền thờ Do Thái được xây dựng lại
Năm 333 trước công nguyên, đế chế La Mã tấn công và chiếm đóng miền đất của người Do Thái Năm 6-7 sau công nguyên, theo truyền thuyết thì Đức Jesus, người sáng lập ra Đạo Cơ Đốc, ra đời ở
Bethlehem ngay cạnh Jerusalem Sau đó, ông bị đóng đinh vào cây thập tự và mất ở Jerusalem Hiện
ở Jerusalem có khu Mộ Thánh (Holy Shepulchre) của Đức Jesus
Hình ảnh đường vào khu mộ thánh
Trang 2Năm 70 sau công nguyên, một cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại đế chế La Mã đã làm cho
Hoàng đế La Mã Titus tức giận Quân La Mã đã phá huỷ đền thờ Do Thái, khủng bố và trục xuất người
Do Thái Sự kiện này đánh dấu một mốc lịch sử cực kỳ quan trọng là việc người Do Thái phải phân tán
đi khắp nơi trên thế giới do bị đàn áp trên ngay chính quê hương của họ Đến năm 133 sau công nguyên, Jerusalem bị người La Mã phá huỷ hoàn toàn và dân Do Thái bị trục xuất ra khỏi miền đất linh thiêng mà cha ông họ đã định cư Đối với người Do Thái, việc phải lang thang khắp thế giới như những người không có tổ quốc và việc phá huỷ đền thờ tôn giáo của họ là một nỗi hổ thẹn và nhục nhã Chính nỗi nhục đó là nền tảng hình thành Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism), dẫn đến sự trở về miền đất Thánh của họ vào cuối Thế kỷ 19
Hình ảnh Titus phá huỷ Jerusalem
Năm 570 sau công nguyên, nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Đạo Hồi, ra đời ở Mecca
Nhưng theo truyền thuyết thì năm 12 tuổi, ông có theo cha đến Jerusalem
Năm 638 sau công nguyên, đến lượt người Hồi Giáo nổi dậy chiếm được miền đất này Quốc vương
Hồi giáo đệ nhị Omar đã cho xây dựng đền thờ Hồi giáo Al - Aqsa tại Jerusalem Trong nhà thờ có một
di vật quan trọng bậc nhất của Đạo Hồi là Vòm Đá (The Doom of Rock) Đây là tảng đá mà theo truyền thuyết thì nhà tiên tri Mohammed đã dẫm chân để bay lên trời nhận những lời chỉ dạy của Chúa
Hình ảnh đền thờ Hồi Giáo Al - Aqsa
Trang 3Năm 1099, các tín đồ Thiên chúa giáo tập hợp lại theo lời kêu gọi của giáo hoàng tiến hành cuộc Thập
Tự Chinh giải phóng miền Đất Thánh khỏi tay Hồi Giáo Quân Thập Tự Chinh đã tàn sát hàng chục nghìn người Hồi giáo một cách thảm khốc Sự tàn sát trong những cuộc Thập tự chinh mãi mãi gây căm thù giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo, hay nói rộng hơn là giữa Hồi giáo với Phương Tây Mối thù
từ thời đó đã nhen nhóm lên tư tưởng thánh chiến (jihad) nơi các tín đồ Hồi giáo, biểu hiện ở những cuộc tấn công khủng bố chống lại phương Tây ngày nay
Quân Thập tự chinh tiến vào Jerusalem
Năm 1187, chiến binh Hồi giáo Saladin đánh bại quân Thập tự chinh trong trận Hattin Tới năm 1260,
chiến binh Hồi giáo Mamekuke mới đuổi hết quân Thập tự chinh ra khỏi vùng đất Thánh
Năm 1517, vùng đất Thánh rơi vào tay đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ và thuộc quyền kiểm soát của
đế chế Hồi giáo này cho tới thế kỷ 20
Năm 1891-1892, sau khi Sa hoàng Alexander II bị ám sát, làn sóng giết hại người Do Thái ở Nga bắt
đầu lan nhanh Chính sự ngược đãi người Do Thái ở Nga và nhiều quốc gia Châu Âu khác đã làm bật dậy ý thức về dân tộc của người dân Do Thái Người Do Thái bắt đầu nghĩ tới việc trở về mảnh đất mà cha ông họ đã đánh mất gần 2000 năm trước Đó chính là nền tảng ý thức hệ của Phong trào Phục quốc Do Thái mà người chủ trương và được coi là cha đẻ của nó là Theodor Herzl Năm 1895, Herzl
xuất bản cuốn Nhà nước Do Thái nổi tiếng, trong đó ông kêu gọi tất cả những người Do Thái di cư
hàng loạt tới một quốc gia mới Kể từ năm 1892 đến cho đến sau thế chiến thứ 2, có hàng loạt những cuộc di cư lên tới hàng chục ngàn người Do Thái như thế về lại miền đất Thánh mà họ luôn nghĩ rằng Chúa đã dành riêng cho họ Những cuộc xung đột giữa những người Do Thái hồi hương và những người Arập Hồi giáo trên vùng đất này bắt đầu xuất hiện và ngày càng lan rộng
Trang 4Theodor Herzl - Cha đẻ của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái
Năm 1918, thế chiến 1 kết thúc, Thổ Nhĩ Kỳ liên minh với Đức bại trận Phe đồng minh thắng trận chia cắt Trung Đông và Anh lấy Palestine Vùng đất Palestine từ đó nằm dưới sự uỷ trị của Anh.
Năm 1947, sau thế chiến thứ 2, trước tình trạng hàng trăm nghìn người Do Thái chạy vào mảnh đất
Palestine do sợ bị đàn áp bởi Đức Quốc Xã và nhận thấy quá nhiều người Do Thái đang phải sống ly hương ở những miền đất khác, Liên Hợp Quốc quyết định phân chia vùng đất Palestine ra thành 2 quốc gia riêng biệt, Arập và Do Thái Người Do Thái được 56,57% lãnh thổ và người Palestine Arập chỉ được 43,53 % Thành phố đặc biệt Jerusalem trở thành thành phố quốc tế
Bản đồ lãnh thổ sau quyết định của UN năm 1947
Năm 1948, ngay sau khi Anh tuyên bố chấm dứt sự cai trị của mình ngày 15 tháng 5, nhà nước Do
Thái tuyên bố độc lập Sau gần 2000 năm lang thang, cuối cùng người Israel cũng tìm lại được tổ quốc của mình Đối với người Arập Palestine thì đó lại là ngày thảm hoạ Nhưng chỉ một ngày sau đó, quân đội 5 quốc gia Arập láng giếng đã tiến công Israel nhằm bóp chết nhà nước Do Thái non trẻ Nhưng kết quả ngược lại, sau 8 tháng chiến tranh, quân đội Israel đã chiến thắng và lãnh thổ quốc gia Do Thái được mở rộng tới 75% toàn bộ vùng lãnh thổ Palestine cũ dưới thời uỷ trị của Anh Đường ranh giới ngừng bắn hình thành nên những đơn vị địa lý độc lập là Dải Gaza và Khu Bờ Tây thuộc quyền kiểm soát của người Arập
Trang 5Bản đồ lãnh thổ sau chiến tranh 1948
Năm 1967, mâu thuẫn giữa nhà nước Do Thái và các quốc gia Arập lại làm nẩy sinh một cuộc chiến
tranh chớp nhoáng thường được lịch sử gọi bằng cái tên Chiến tranh 6 ngày Israel thắng lớn và sau cuộc chiến, Quân đội Israel đã chiếm đóng Gaza và vùng Sinai kéo dài từ miền Nam Ai Cập đến miền Bắc cao nguyên Golan của Syria Ngoài ra, Israel còn đẩy lùi được lực lượng vũ trang Jordan ra khỏi
Bờ Tây và Đông Jerusalem Jerusalem từ đó thuộc về Israel
Bản đồ lãnh thổ sau cuộc chiến 1967
Năm 1979, Ai Cập và Israel ký kết hiệp ước hoà bình và Israel đồng ý trả lại bán đảo Sinai mà họ đã
chiếm đóng từ năm 1967 cho Ai Cập Nhưng quân đội Do Thái vẫn chiếm đóng dải Gaza và Bờ Tây làm cho người Palestine vẫn lâm vào tình trạng không có quốc gia độc lập Từ năm 1967, Israel đã
Trang 6tăng cường củng cố sự chiếm đóng bằng các xây dựng những khu định cư của người Do Thái ở khu
Bờ Tây và Dải Gaza làm cho khu vực này trở nên cực kỳ phức tạp Đan xen giữa những khu của người Palestine Arập là những khu định cư của người Israel Do Thái Tính chất hỗn tạp của dân cư trong hai khu vực này đã khiến cho tình hình an ninh trở nên cực kỳ căng thẳng Liên tục các cuộc xung đột và bạo lực xẩy ra, điển hình là những cuộc ném đá của thanh niên Palestine vào lính Israel nổ
ra đầu tiên vào năm 1987 (còn gọi là phong trào Intifada lần thứ nhất)
Bản đồ khu định cư Israel ở Bờ Tây
Năm 1993, sau rất nhiều máu và nước mắt, cuối cùng thì Israel và lực lượng PLO của ông Arafat cũng
đi đến một hiệp định hoà bình lịch sử Hiệp ước Oslo được ký ở Washinton trong đó Phía Palestine đã đồng ý công nhận Israel Đổi lại, phía nhà nước Do Thái bắt đầu tiến hành rút quân khỏi các khu vực chiếm đóng ở Bờ Tây và Dải Gaza trong vòng 5 năm để tạo điều kiện cho việc thành lập nhà nước Palestine độc lập
Năm 1995, hiệp định Oslo 2 được ký kết theo đó Bờ Tây được chia cắt thành 3 khu vực: Khu vực A
gồm 7% lãnh thổ (Tất cả các thành phố chính của Palestine trừ Hebron và Đông Jerusalem) do Palestine hoàn toàn kiểm soát; Khu vực B gồm 21% lãnh thổ do Palestine và Israel cùng nhau kiểm soát; khu vực C là phần còn lại do Israel kiểm soát
Trang 7Bản đồ phân bố Khu Bờ Tây hiện nay
Năm 2000, Hiệp định Hoà bình bị phá vỡ Các lực lượng cực đoan Palestine đứng đầu là Hamas tiếp
tục đánh bom liều chết và quân đội Israel trả đũa bằng cách giết hại nhiều người Palestine Phong trào ném đá intifada lần thứ hai nổ ra và Israel tái chiếm bờ Tây
Năm 2005, thủ tướng Israel Ariel Sharon quyết định rút khỏi dải Gaza và xây những bức tường ngăn
cách hai lãnh thổ để ngăn chặn những người đánh bom cảm tử từ Palestine Tuy vậy, vùng đất Gaza vẫn chưa bình yên do vẫn có lực lượng Hamas phẫn uất và thực hiện nhiều cuộc tấn công nhỏ lẻ vào Israel
Năm 2010, Israel quyết định xây thêm 1600 ngôi nhà ở vùng Đông Jerusalem nơi họ đã chiếm đóng từ
năm 1967 Quyết định này tạo ra những tranh cãi và bất đồng lớn giữa Israel và ngay cả đồng minh thân cận nhất của mình là Mỹ
Tác giả: KHÁNH DUY (Tổng hợp)