Với vị trí thống lĩnh thị trường viễn thông, VNPT, Viettel đang “làm khó” các mạng nhỏ, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, theo đó, kể từ 10/12/2012, VNPT đã tự ý cắt giảm các kênh kết nối của Hanoi Telecom mà không dựa trên bất cứ văn bản đồng thuận nào giữa hai bên. Số lượng kết nối từ 53E1 bị cắt còn 22E1, giảm 60% so với ban đầu. Việc này vi phạm các thỏa thuận kết nối hai bên đã ký, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Hanoi Telecom, Vietnamobile.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, cộng thêm hàng loạt “cơ hội vàng” đang được mở ra trước mắt đã buộc các nhà mạng phải tập trung nâng cấp chất lượng, phát triển các gói dịch vụ mới, rẻ và tiện ích hơn để thu hút khách hàng. Viettel “châm ngòi” cuộc đua tăng dung lượng cho mạng internet cố định. Cụ thể, từ ngày 1-6-2019, nhà mạng này áp dụng chính sách nâng gấp hai lần băng thông cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ in-tơ-nét cố định với giá cước không đổi. Động thái này ngay lập tức tác động mạnh đến thị trường cung cấp dịch vụ in-tơ-nét cố định bởi nếu không phản ứng nhanh, rất có thể các nhà mạng khác sẽ mất lượng lớn khách hàng. Chỉ vài ngày sau, VNPT cũng tung
ra các gói cước Home mới với tốc độ in-tơ-nét tăng gấp hai lần và hỗ trợ thêm cả truyền hình 4K. Các nhà mạng còn lại cũng đang nỗ lực tìm đối sách để ứng phó lại động thái này. Các chuyên gia nhận định, đây có thể là các chương trình khuyến mãi hoặc là chương trình dài hạn của các nhà mạng, tuy nhiên cũng cần xem xét khả năng có hay không việc bán dịch vụ dưới giá thành.
Cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
Với một ngành đòi hỏi sự phát triển liên tục như ngành viễn thông vấn đề phản cạnh tranh càng được quan tâm, việc các doanh nghiệp những ông trùm lớn bành trướng thế lực, cá lớn nuốt cá bé hay có những hành vi thiếu trung thực như hành động của Viettel hay Vinaphone ở trên trong thời gian dài sẽ làm suy yếu sự phát triển ngành. Thiếu tính cạnh tranh, ngành sẽ thiếu động lực phát triển nhưng ở đây phải nhấn mạnh lại nó là cạnh tranh lành mạnh, chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thức sự thúc đẩy ngành đi lên.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
1. Về rào cản gia nhập thị trường
Kỹ thuật công nghệ của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, bên cạnh những nỗ lực, thành công ban đầu trong việc phát triển mạng lưới viễn thông phủ sóng toàn quốc, ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài để hoàn thiện chất lượng dịch vụ và cơ sở, hạ tầng của viễn thông cùng với đó là liên tục thay đổi và phát triển để theo kịp với tốc độ công nghệ 4.0 của thế giới.
Cùng với sự phát triển của ngành viễn thông, một số chính sách để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh hoặc thúc đẩy ngành cũng được Chính Phủ đưa ra. Chính sách chuyển mạng giữ số (MNP) được cho là sẽ tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DN, chất lượng dịch vụ sẽ tăng, các sản phẩm giá trị gia tăng sẽ phong phú và sáng tạo nhằm thu hút người dùng, trong khi đó giá cước dịch vụ sẽ giảm. Tuy nhiên, chính sách này đặt ra nhiều thách thức do tính phức tạp trong hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý.
Nguồn vốn luôn là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong ngành viễn thông. Cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ cáp và không dây đòi hỏi phải đầu tư chi phí vốn cực kỳ cao, ở mức độ khó quản lý cho bất kỳ công ty mới nào. Bên cạnh đó, ngành viễn thông cũng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao qua đào tạo chuyên sâu, điều này gây ra thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành với số vốn mới còn hạn hẹp. Cùng với đó ngành viễn thông luôn phát triển đổi mới công nghệ liên tục, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đầu tư phát triển R&D và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
2. Về cấu trúc thị trường
Do đặc thù của ngành nên ban đầu Viễn thông là thị trường độc quyền, đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT, là công ty 100% vốn nhà nước (với 36 công ty con vào cuối năm 2018) nắm giữ thị phần lớn nhất trong một số dịch vụ viễn thông và bưu chính. Độ phủ và mức độ tin dùng của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam năm 2018 được thể hiện qua biểu đồ 16 dưới đây.
Biểu đồ 16: Độ phủ và mức độ tin dùng của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam năm 2018
3. Về dấu hiệu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh
Hiện nay, ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trên thị trường dịch vụ viễn thông đã và đang cạnh tranh rất mạnh bởi sự tham gia của nhiều nhà khai thác viễn thông khác như SPT, Viettel, Vishipel, EVN Telecom, Hanoi Telecom... Chính sách tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông đang đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam những thách thức to lớn - đó là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và tin học cho phép các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào khai thác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó làm cho yếu tố cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông càng thêm sôi động. Vấn đề cạnh tranh cần được các doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông coi trọng và hiểu rõ trong chiến lược phát triển của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của ngành, các quy định pháp lý của Nhà nước về vấn đề này còn rất tản mạn, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều đó dễ tạo ra một cách nhìn nhận không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về cạnh tranh, độc quyền và chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông.
Với một ngành đòi hỏi sự phát triển liên tục như ngành viễn thông vấn đề phải cạnh tranh càng được quan tâm, việc các doanh nghiệp những ông trùm lớn bành trướng thế lực, cá lớn nuốt cá bé hay có những hành vi thiếu trung thực như hành động của Viettel hay Vinaphone ở trên trong thời gian dài sẽ làm suy yếu sự phát triển ngành. Thiếu tính cạnh tranh, ngành sẽ thiếu động lực phát triển nhưng ở đây phải nhấn mạnh lại nó là cạnh tranh lành mạnh, chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thức sự thúc đẩy ngành đi lên.
II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ1. Giải pháp phát triển ngành 1. Giải pháp phát triển ngành
Định hướng phát triển của ngành viễn thông từ nay đến năm 2020 là lấy công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt để giúp Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan điểm phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính sau: Thứ nhất, viễn thông là một ngành hạ tầng thông tin của xã hội, vì thế phải ưu tiên đầu tư để ngành viễn thông phát triển đi trước các ngành kinh tế khác; Thứ hai, viễn thông là một ngành kinh tế lớn, vì thế ngoài vai trò là ngành hạ tầng phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội, ngành viễn thông cũng phải tiếp tục duy trì vai trò hàng đầu về đóng góp doanh thu cho sự tăng trưởng GDP của đất nước; Thứ ba, sự phát triển của ngành viễn thông phải đảm bảo về an ninh trật tự xã hội, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia; Thứ tư, viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của người dân thông qua các dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 là phải: (1). Có trình độ và mức độ phát triển theo kịp các nước trong khu vực (đứng trong nhóm 03 nước đầu khu vực ASEAN), tức là tương đương với các nước phát triển trên thế giới; (2). Giữ vững vị trí là một trong 03 ngành kinh tế có đóng góp vào GDP nhiều nhất trong cả nước; (3). Thực hiện phát triển ra thị trường nước ngoài (ít nhất là trong khu vực ASEAN); (4). Các dịch vụ viễn thông phải đáp ứng được tiêu chí phục vụ cho hầu hết mọi người dân; (5). Mạng viễn thông phải đảm bảo tính dự phòng, đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý của nhà nước và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Các nhóm giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 gồm:
- Cơ chế chính sách: Đẩy nhanh tiến độ làm luật để sửa đổi và ban hành các quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu rõ và vận dụng chính xác trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể gồm: (1). Thành lập ban soạn thảo luật trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông và (2). Lập các tổ tư vấn luật, chính sách về viễn thông tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.
- Thị trường viễn thông: Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chú trọng khai thác thị trường trong nước, xem thị trường trong nước là ưu tiên hàng đầu. Sau khi đã tạo được thế đứng vững chắc ở trong nước, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để các doanh
nghiệp đầu tư ra thị trường khu vực và thế giới. Tạo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, kiểm soát số lượng các doanh nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ cố định và di động trong phạm vi cả nước. Các biện pháp thực hiện gồm: Một là, duy trì thế độc quyền của VNPT trong giai đoạn đầu cho đến khi ngành viễn thông Việt Nam đạt mức từ 30-40 máy điện thoại/100 dân; Hai là, chú trọng phát triển số lượng thuê bao; Ba là, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển dịch vụ tại các địa phương; Bốn là, phát triển hình thức bán lưu lượng để phát triển dịch vụ; Năm là, đẩy mạnh hợp tác cấp chính phủ để đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là các nước Lào, Cambodia, Myanmar.
- Sản phẩm và dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, tạo ra nhiều công dụng cho các máy điện thoại. Ngoài chức năng thực hiện và nhận các cuộc gọi, chiếc máy điện thoại phải tích hợp được các tiện ích khác như mua hàng hoá và dịch vụ, lưu trữ thông tin cá nhân (số bảo hiểm, mã số chứng minh thư,…), công cụ làm việc, truy cập internet, công cụ giải trí (xem phim, nghe nhạc, xem truyền hình,…). Để hiện thực hoá định hướng này, các chính sách phát triển của Nhà nước cần: Tạo được môi trường để tư nhân và các công ty nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ, khuyến khích được các doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển các sản phẩm phần mềm viễn thông để nâng cao khả năng làm chủ được các hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông, cho phép các doanh nghiệp thực hiện chính sách đa dạng hoá cước dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng để thu hút người sử dụng, hoàn thiện hơn nữa luật giao dịch điện tử và các văn bản dưới luật để đẩy mạnh thương mại điện tử trên cơ sở sử dụng các hạ tầng viễn thông, kêu gọi nước ngoài liên doanh để sản xuất thiết bị đầu cuối, tạo ra thiết bị giá rẻ để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ viễn thông.
- Huy động vốn đầu tư cho viễn thông: Phát huy nội lực đồng thời tận dụng các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển, trong đó nội lực là chủ yếu. Các biện pháp để huy động vốn gồm: (1). Phát hành trái phiếu trả lãi theo hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông: Nhà nước cho phép các doanh nghiệp viễn thông lớn (VNPT, Viettel) phát hành trái phiếu với hình thức trả lãi gồm 02 phần: Phần cơ bản có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng, phần lãi còn lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông. Như thế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông sẽ được cả xã hội quan tâm giám sát, từ đó buộc các doanh nghiệp viễn thông phải tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn. Mặt khác, với hình thức trả lãi này, những người mua trái phiếu của các doanh nghiệp viễn thông nào thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đây cũng là biện pháp giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm lợi thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài ở thị trường trong
nước; (2). Đa dạng hoá thành phần kinh tế tham gia đầu tư; (3). Nhà nước bảo lãnh cho các công ty viễn thông lớn vay vốn hoặc mua hàng trả chậm của nước ngoài để đầu tư vào các công nghệ hiện đại, phát triển hạ tầng viễn thông. (4). Thực hiện từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông sau khi mạng viễn thông Việt Nam đạt mức trên 30 máy/100 dân (5). Mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ nội dung và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
- Nhân lực: Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành thông qua hình thức tái đào tạo và sát hạch nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đề ra chính sách chuyển những người không đủ năng lực làm việc trong ngành viễn thông ra làm việc ở những ngành khác. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngành viễn thông có thể triển khai các chương trình thực hiện cụ thể như: Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành viễn thông, thành lập 02 trường Đại học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường hợp tác và trao đổi chuyên gia làm việc với các nước có ngành viễn thông phát triển.
- Hạ tầng mạng lưới: Phát triển mạng lưới viễn thông phủ khắp cả nước, quang hoá tất cả các đường truyền dẫn trong nước. Đối với đường truyền quốc tế thì sử dụng vệ tinh riêng để kết nối. Xây dựng bộ chuẩn quy định về các tuyến truyền dẫn, cho phép tư nhân xây dựng mạng hạ tầng ở các địa phương vùng xa, xúc tiến nhanh việc phóng vệ tinh viễn thông riêng, giai đoạn từ 2015 đến 2020 cần phóng thêm từ 01 đến 02 vệ tinh viễn thông nữa, tận dụng các mạng thông tin liên lạc của quân đội và công an để phát triển nhưng không để các đơn vị chủ quản những mạng này đứng ra kinh doanh mà giao lại cho VNPT chủ động khai thác.
- Khoa học công nghệ: Luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư nghiên cứu và phát triển mạng lưới theo hướng IP, đón đầu xu hướng hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin. Các công việc cần thực hiện gồm: Lập một nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ viễn thông trực thuộc sự quản lý của Chính phủ để tiến hành nghiên cứu; Đề ra chính sách hạn chế các công ty viễn thông Việt Nam nhập khẩu sản phẩm công nghệ viễn thông thành phẩm của