I. KẾT LUẬN
3. Về dấu hiệu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh
Hiện nay, ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trên thị trường dịch vụ viễn thông đã và đang cạnh tranh rất mạnh bởi sự tham gia của nhiều nhà khai thác viễn thông khác như SPT, Viettel, Vishipel, EVN Telecom, Hanoi Telecom... Chính sách tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông đang đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam những thách thức to lớn - đó là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và tin học cho phép các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào khai thác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó làm cho yếu tố cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông càng thêm sôi động. Vấn đề cạnh tranh cần được các doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông coi trọng và hiểu rõ trong chiến lược phát triển của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của ngành, các quy định pháp lý của Nhà nước về vấn đề này còn rất tản mạn, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí đôi khi còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều đó dễ tạo ra một cách nhìn nhận không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về cạnh tranh, độc quyền và chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông.
Với một ngành đòi hỏi sự phát triển liên tục như ngành viễn thông vấn đề phải cạnh tranh càng được quan tâm, việc các doanh nghiệp những ông trùm lớn bành trướng thế lực, cá lớn nuốt cá bé hay có những hành vi thiếu trung thực như hành động của Viettel hay Vinaphone ở trên trong thời gian dài sẽ làm suy yếu sự phát triển ngành. Thiếu tính cạnh tranh, ngành sẽ thiếu động lực phát triển nhưng ở đây phải nhấn mạnh lại nó là cạnh tranh lành mạnh, chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thức sự thúc đẩy ngành đi lên.