- Cellusorb có thể được sử dụng ở dạng xơ hoặc ở dạng đã đóng gói thành phao quây gối thấm Có thể dùng máy thổi cao áp để rải chất thấm lên vùng
PHẦN 3 KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
Một số ý kiến đề xuất:
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3 ngàn km bờ biển và thềm lục địa có nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi như khai thác tài nguyên, vận tải biển nên thường xuyên phải đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực của sự cố tràn dầu.Ô nhiễm tràn dầu là nguyên nhân thường trực và nguy hại nhất đến hệ sinh thái biển nếu không có các giải pháp đồng bộ, tích cực kịp thời can thiệp.đây là vấn đề bức xúc cả ở quy mô quốc gia lẫn quốc tế,cần được quan tâm đặc biệt.Việc ngăn chặn,hạn chế ô nhiễm như thế nào không chỉ có bộ máy quản lý nhà nước phát huy hiệu quả ngăn chặn,mà đây phải được coi là nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài cho các cơ quan chức năng ngoài việc tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho mọi người thì việc xây dựng hệ thống quản lý biển không thể xem nhẹ,đùn đẩy trách nhiệm.
Thời gian tới,cần phân vùng quản lý,tăng cường công tác kiểm tra,giám sát và xử phạt đối với các hành động đổ chất thải phi pháp trên tuyến hàng hải quốc tế qua lãnh hải quốc tế và các vùng nước cảnh nhằm mục đích giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng như đang xảy ra,từ đó hạn chế ảnh hưởng xấu của dầu loang đến môi trường,đặc biệt đến các nguồn nước,các hệ sinh thái thuỷ sinh,các hệ sinh thái biển và ven biển,giảm các thiệt hại kinh tế trước mắt và lâu dài.
Cần thiết lập các khu vực xử lý chất thải dầu khí trên bờ,có các giải pháp kĩ thuật để quản lý kiểm soát các loại chất thải dầu khí.Lựa chọn các công nghệ tiên tiên về khoan dầu,xử lý chất thải khoan dầu trong quá trình khai thác dầu để gỉam thiểu khối lượng và độc tính của các loại chất thải trong công nghiệp dầu khí.
Tìm giải pháp thích hợp để giảm thiểu tác động của chất thải dầu đến môi trường biển và con người,nhất là ngư dân trên biển.
- Chủ động công tác phòng chống ô nhiễm và sự cố tràn dầu trên biển.
Khi sự cố dầu tràn xảy ra ở bất kì địa điểm nào trên đất liền,ven biển hoặc trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,thì những tổ chức cá nhân phát hiện xảy ra sự cố tràn dầu cần phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan,cấp chính quyền,Sở Khoa Học,Công nghệ và Môi trường,….Đồng thời tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn khỏi vùng nguy hiểm,ngăn chặn quay không cho dầu đã tràn ra tiếp tục tràn lan rộng thêm.Tổ chức làm sạch bờ biển khi đã vớt dầu.
- Cần có biện pháp phòng ngừa,với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”,tất cả các địa phương,các tổ chức có những hoạt động có nhiều khả năng gây sự cố tràn dầu,cần:
a. Xây dựng các kế hoạch, các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu trong phạm vi hoạt động của mình, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tại những nơi có khả năng rủi ro về sự cố cao nhất, như tại các khu vực cảng, các luồng tàu, các khu thăm dò, khai thác và tàng trữ dầu khí, bể xăng v.v ... nhằm chủ động đối phó với các tình huống sự cố có thể xảy ra. Hàng năm, các kế hoạch này cần được các bộ chủ quản hoặc các tỉnh, thành phố phê duyệt và cần gửi những kế hoạch này cho Bộ KHCN&MT để phối hợp, huy động trong các trường hợp cần thiết.
b. Xây dựng tổ chức với các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để đối phó tràn dầu xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình. Các tổ chức, trang bị kỹ thuật này được xây dựng tương ứng với kế hoạch đã được phê chuẩn, qua đây đặt cơ sở ban dầu tại địa bàn để có thể hoà nhập vào tổ chức ứng phó chung của cả nước.
c. Hàng năm, cần tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. d. Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính an toàn trong các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu.
Bên cạnh việc đưa ra các quy định về công tác bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm dầu,công tác xử lý sự cố tràn dầu thì nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường,nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường,đưa ra những quy định đối với những doanh nghiệp cơ sở sản xuất gây ô nhiễm dầu môi trường biển phải bồi thường thiệt hại.
Trong những năm vừa qua công tác bảo vệ môi trường của nước ta đã có những chuyển biến đáng kể,công tác phòng ngừa ô nhiễm,suy thoái môi trường được chú ý nghiên cứu và trỉên khai.Một số những kế hoạch,quyết định của chính phủ,quốc gia đã được đề ra để bảo vệ an ninh cuộc sống.
Nhưng thực tế triển khai các quyết định của Chính phủ nhà nhà nước còn gặp nhiều khó khăn bởi liên quan đến nhiều bộ ngành,địa phương.Cơ chế phối hợp thống nhất trên các lĩnh vực cung cấp thông tin,hỗ trợ,huy động cung cấp các nguồn lực ứng cứu sự cố,…còn rất hạn chế.Bởi vậy,hiệu quả ngăn ngừa và ứng cứu sự cố trên thực tế còn rất thấp.Môi trường biển vẫn đang hàng ngày,hàng giờ bị nhiễm bẩn do dầu và nguồn thải.Các tỉnh,thành phố dọc tuyến biển Việt Nam phải sớm có giải pháp mạnh,dang rộng vòng tay “cứu” biển.
Kết luận:
“Ô nhiễm dầu tràn môi trường biển” đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm,có ảnh hưởng to lớn đến Thế Giới và Việt Nam.Trong cuốn “Vấn đề ô nhiễm dầu tràn bờ biển miền Trung” đã giới thiệu một số nội dung cơ bản sau đây:
1. Toàn cảnh về tình trạng ô nhiễm bờ biển miền Trung do dầu tràn.
2. Khái quát các giả thiết về nguyên nhân gây ra tràn dầu ở bờ biển miền Trung. 3. Ảnh hưởng của dầu tràn tới môi trường, sinh vật, các hoạt động kinh tế cũng
như tác động đến sức khỏe của con người.
4. Nêu lên một vài các biện pháp ngăn chặn, thu gom và xử lí dầu tràn.
5. Một số ý kiến đề cho các cơ quan chức năng nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm dầu trên bờ biển Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề “Ô nhiễm dầu tràn bờ biển miền trung Việt Nam” chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót.Rất mong các bạn cho ý kiến đóng góp để bài làm được hoàn thiện hơn.!!!!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Nghiên cứu và sử dụng vật liệu xốp (Dương Thị Thu Hiền – Viện Dầu Khí).
• Nghiên cứu quy trình sử lí cặn dầu thô ở Việt Nam do súc rửa tàu chở dầu ( Nguyên Ngọc Diễm, Nguyễn Xuân Hải).
• Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học “ Viện dầu khí : 25 năm xây dựng và trưởng thành”.
• Các báo cáo khoa học về vấn đề môi trường tại diễn đàn môi trường năm 1998.