Vài nét về đặc điểm và cấu tạo của dầu mỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 53 - 55)

- Cellusorb có thể được sử dụng ở dạng xơ hoặc ở dạng đã đóng gói thành phao quây gối thấm Có thể dùng máy thổi cao áp để rải chất thấm lên vùng

Vài nét về đặc điểm và cấu tạo của dầu mỏ.

Dầu mỏ là khoáng vật lỏng sánh, màu nâu sáng đến nâu đen hoặc xanh thẫm, có mùi đặc trưng, khối lượng riêng từ 0,65 đến 1,05 g/cm3, tan trong các dung môi hữu cơ, không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn 2500C

• Đặc điểm vật lí: Khi dầu tràn trên biển chúng có xu hướng lan rộng tạo thành lớp bao phủ mặt nước hình thành một lớp dầu bóng và dễ bị bay hơi. Dưới sự tác động của sóng, gió làm nước và dầu lẫn vào nhau tạo thành nhũ dầu. Nhũ dầu có chứa nhiều nước biển nên rất nhớt, làm tăng diện tích bề mặt do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật tấn công và phân huỷ dầu một cách dễ dàng.

• Đặc điểm hóa học: Mỗi loại dầu mỏ được đặc trưng bởi thành phần riêng song về bản chất, chúng đều có thành phần chính là hydrocacbon, chiếm 60 đến 90% trọng lượng dầu; còn lại là các chất chứa oxy, lưu huỳnh, nitơ, các phức cơ kim, các chất nhựa, asphaten .. Ngoài các nguyên tố chính là hydro và cacbon, trong dầu còn có mặt các nguyên tố khác như lưu huỳnh chiếm 0,1 đến 0,7%; nitơ chiếm 0,001 đến 1,8%; oxy chiếm 0,05 đến 1%.

Hydrocarbon là thành phần chính của dầu mỏ, hầu như tất cả các loại hydrocarbon (loại trừ olefin) đều có mặt trong dầu mỏ. Bằng các phương pháp hoá lý, người ta đã xác định được hơn 400 loại hydrocarbon khác nhau.

(Thành phần các hợp chất hữu cơ có trong dầu mỏ)

Thành phần phi hidrocacbon:

• Các chất chứa lưu huỳnh: Là loại hợp chất phổ biến nhất, người ta đã xác định được khoảng 380 hợp chất chứa lưu huỳnh trong khoảng 450 hợp chất có trong dầu.

• Hợp chất chứa nitơ: thường có mặt rất ít trong dầu mỏ (0,01 đến 1% trọng lượng) như pyridin, pyrol...

• Ngoài ra còn có các hợp chất chứa oxy (phenol); kim loại nặng (có trong cấu trúc của các phức cơ kim như V, N, Fe, Cu, Zn...) và nước có lẫn trong dầu mỏ.

Cấu tạo hydrocarbon trong thành phần dầu cũng ảnh hưởng đến sự phân huỷ dầu của vi sinh vật. Các n-ankan mạch thẳng bị phân huỷ mạnh nhất, sau đó đến n-ankan mạch nhánh, hydrocarbon thơm có trọng lượng phân tử thấp, hydrocarbon có trọng lượng phân tử cao, cuối cùng là đến các hợp chất phân cực.

Các n-ankan có độ dài từ C10-C19 thường bị phân huỷ nhanh nhất tuy nhiên trong môi trường chúng bay hơi rất nhanh. Các chuỗi n-ankan dài (C>19) thường tồn tại ở dạng rắn, độ hoà tan trong nước rất thấp do đó khó bị phân huỷ bằng con đường sinh học.

phân huỷ và là các chất gây ô nhiễm nước ngầm. Các hợp chất hydrocarbon thơm đơn nhân có nhóm chức gắn với nhân benzen khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân huỷ của vi sinh vật .

Việc áp dụng các phương pháp xử lí dầu tràn phụ thuộc vào số lượng, tính chất của dầu,vùng nước, điều kiện thời tiết nơi xảy ra sự cố tràn dầu.

Hiện nay trên Thế giới đã áp dụng 1 số phương pháp xử lí dầu tràn sau:

• Phương pháp đốt tại chỗ.

• Công nghệ sử dụng chất phân tán hóa học.

• Phân hủy sinh học( phương pháp sinh học).

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 53 - 55)