Khả năng áp dụng của phương pháp vào Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 73 - 74)

- Cellusorb có thể được sử dụng ở dạng xơ hoặc ở dạng đã đóng gói thành phao quây gối thấm Có thể dùng máy thổi cao áp để rải chất thấm lên vùng

3.Xử lí dầu tràn bằng công nghệ sinh học.

3.1.8. Khả năng áp dụng của phương pháp vào Việt Nam:

Nam:

Công nghệ xử lý dầu tràn bằng phương pháp sinh học hiên nay ngày càng phát triển và đang được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên Thế Giới.Tuy nhiên mỗi loại hình ô nhiễm và các vùng sinh thái khác nhau thì công nghệ phân hủy sinh học để xử lý cũng có đặc thù khác nhau. Thiết kế công nghệ và chế phẩm vì vậy cũng khác nhau do vậy không thể áp dụng một cách máy móc công nghệ này của Thế Giới vào Việt Nam hoặc từ một địa điểm ô nhiễm này sang địa điểm khác mà phải có nghiên cứu cơ bản đi trước để phục vụ việc thiết kế và chế tạo chế phẩm cho phù hợp.

Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật .

Điều kiện khí hậu và thuỷ văn của Việt Nam rất thuận lợi cho áp dụng phương pháp xử lý sinh học.

b.Khó khăn:

Tuy nhiên hiện nay phương pháp xử lý dầu tràn bằng phương pháp sinh học ngày càng phát triển nhưng chi phí của nó đang còn khá cao, khi dầu tràn xảy ra ở ngoài khơi thì khả năng áp dụng phương pháp xử lý sinh học là rất khó khăn và không khả thi do chi phí lớn, chỉ áp dụng cho các vụ tràn dầu nhỏ và điều kiện thuỷ văn ổn định.

Thời gian để phân huỷ dầu khi xảy ra sự cố là tương đối lâu, do vậy vùng khi xảy ra sự cố phải chịu một thời gian ô nhiễm tương đối lâu dài . Ở Việt Nam khả năng áp dụng của phương pháp còn chưa cao .

Để xử lý dầu tràn hiệu quả, ở việt Nam cần lựa chọn phương pháp khác để xử lý sao cho đạt hiệu quả về kinh tế cũng như hiệu quả xử lý.

Nhận xét:

Điểm khác biệt của công nghệ phân hủy sinh học với các phương pháp sinh học khác khi người ta dùng sinh khối vi sinh vật để thả vào môi trường bị ô nhiễm. Khó có thể thành công khi sử dụng sinh khối vì sẽ quá tốn kém đề sản xuất sinh khối đủ để thả vào môi trường lớn và hơn nữa chưa chắc các chủng được cho vào môi trường có thể cạnh tranh được với các chủng có sẵn trong môi trường đó để phát triển và hoạt động.

Sản phẩm cuối cùng của phân hủy sinh học được tạo ra là các axit hữu cơ, nước, CO2 và sinh khối vi sinh vật. Các sản phẩm này không gây ô nhiễm tiếp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho môi trường. Hydrocacbon thơm tác nhân gây ung thư là thành phần độc của dầu hoàn toàn được loại bỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w