Tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 76 - 81)

- Cellusorb có thể được sử dụng ở dạng xơ hoặc ở dạng đã đóng gói thành phao quây gối thấm Có thể dùng máy thổi cao áp để rải chất thấm lên vùng

2. Tại Việt Nam:

a.Máy tách hỗn hợp dầu nước SOW.

Oilcleanser1 là chế phẩm chậm tan có hiệu quả làm sạch dầu không những cho nước thải mà còn cho cả cặn đáy nhiễm dầu.Cặn đáy tàu chứa khoảng 15% dầu đã được phân hủy nhờ các chế phẩm nói trên sau 125 ngày xử lí.

Máy tách nhanh dầu nước SOW cũng được xem là thiết bị mới nhất trong lĩnh vực này.Thiết bị tách dầu nước SOW của kĩ sư Lê Ngọc Khánh đã được Cục sở hữu Công nghiệp cấp bằng độc quyền sáng chế vào năm 1999 và bằng sáng chế của Cục sáng chế Nhật Bản.

Máy tách nhanh dầu nước này có khả năng xử lí nước thải chứa dầu tới độ sạch dưới 1ppm mà ngay cả các nước tiên tiến cũng chưa đạt được hiệu quả như vậy.Chỉ cần dầu pha nước, đổ vào máy, lập tức máy sẽ tách ra nước sạch không gợn chút váng và hoàn toàn có thể dùng trên quy mô công nghiệp. Nguyên lí hoạt động của máy: Trong ruột máy có 1 tấm lưới mỏng,lỗ to cỡ 1-2cm, làm bằng hợp kim đặc biệt.Khi hỗn hợp dầu – nước đổ vào thùng, máy sẽ làm cho tấm lưới rung , tạo ra điện từ trường và chính điện từ trường tác động lên dầu và đẩy dầu lên nửa phía trên của thùng máy và đẩy dầu ra ngoài theo vòi riêng, còn nước chìm xuống nửa dưới chảy theo ống khác.Điều đặc biệt là máy tự hoạt động khi có hỗn hợp dầu nước đổ vào mà không cần dòng điện. Máy này được gắn trên các tàu ứng cứu chuyên dụng, khi đến nơi có dầu tràn chỉ cần thả ống hút dầu –nước xuống và cho chảy qua máy này thì sẽ lọc được dầu riêng ra, còn nước thì cho chảy xuống biển.

Thiết bị này có thể xử lý 200m3 nước thải nhiễm dầu nước và có thể ghép 10 máy lại với nhau, cho tổng công suất xử lý lên đến 2000m3/ngày, nghĩa là gấp đôi khả năng tối đa của hệ thống ly tâm siêu tốc, được dùng phổ biến hiện

Máy tách nhanh hỗn hợp dầu nước SOW.

nay. Ngoài ra diện tích và khối lượng của máy tách SOW cũng chỉ bằng 1/10 hệ thống thiết bị ly tâm siêu tốc.

Kết quả thử nghiệm trong điều kiện tối ưu để xử lý dầu tràn ở quy mô thử nghiệm cho thấy hàm lượng dầu sau 7 ngày xử lý giảm từ 80% đến 90%,nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp(1945-1995).

b.Vật liệu Petro abs.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã sáng chế ra vật liệu Petro-abs có khả năng tách dầu và nước trong thời gian rất ngắn và đã được cục Sáng Chế cấp bằng sáng chế độc quyền từ năm 1999 và bằng sáng chế do cục Sáng Chế Nhật Bản cấp.

• Khu vực sát bờ:

Hiện nay trên Thế giới hoàn toàn bỏ trống khu vưc này mà chỉ làm thủ công. Đó là vì các tàu lớn với hệ thống phao lớn không thể vào được. Thiết bị của nhóm nghiên cứu là thuyền nhỏ chuyên dụng, có thể vào sát bờ, trên thuyền có trang bị hệ thống phao chắn, tấm hút dầu và máy tách dầu-nước tại chỗ. Dầu gom được xử lý ngay tại hiện trường mà không phải chuyển về đất liền, bỏ qua rất nhiều khâu tốn kém như quy trình hiện nay của Thế giới.

• Với tai nạn tràn dầu ở khu vực ven bờ(cách bờ 20-30 hải lí) và ngoài khơi

:

Loại tàu SOW-Skimmer thiết kế từ vật liệu composite, trang bị hệ thống liên hoàn đa năng, có thể hút và tách dầu ngay tại chỗ, đạt 1000m3/ngày, ra nước sạch nhỏ hơn 5ppm dầu.Giá thành tàu lớn SOW-Skimmer khoảng 3 tỷ đồng và thuyền nhỏ là 300 triệu đồng.

Khi có sóng cấp lớn, hệ thông thu hút này có thể được ghép vào hệ thống ứng cứu tai nạn dầu của thế giới hiện nay, giúp tăng hiệu quả xử lý lên 5-7 lần. Người ta sẽ thả vật liệu hút dầu của nhóm nghiên cứu vào giữa chặng đầu thông thường để hút sạch dầu, rồi đưa lên thuyền xử lý. Với mỗi kg vật liệu có thể hút được từ 30-60kg dầu ( tuỳ loại dầu nổi hay dầu đặc như dầu FO) lại có khả năng tái sử dụng từ 400-600 lần, các tấm dầu này được xem là hiệu quả hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Với sự cố tràn dầu hiện nay chỉ cần dùng máy bay trực thăng hoặc tàu ứng cứu tràn dầu chở vật liệu hút dầu ra khu vực có dầu (đã phong tỏa bằng phao) thả xuống để hút dầu. Một tấn vật liệu hút dầu có thể hút được 40.000 - 50.000 tấn dầu. Giá thành mỗi tấn vật liệu hút dầu của Việt Nam “cực rẻ” so với vật liệu hút dầu của nước ngoài.

c.Phương pháp thu hồi dầu bằng cách xâu bao rơm.

Đây là một sáng chế rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, phương pháp này được áp dụng nhờ những đặc tính của rơm rạ, rơm rạ có các ống rỗng, khi thả nổi trong môi trường bị ô nhiễm dầu loang thì dầu sẽ chui vào các lỗ này, nhờ đặc tính này mà ta có thể thu hồi được dầu loang cũng như ngăn chặn được dầu loang trên biển.

Rơm rạ được bó và được xiết chặt xung quanh một vật dài cứng hay có thể uốn được. Những bó đó có thể được bọc bởi một túi thấm nước làm bằng bất cứ chất liệu nào.

(Hình xâu bao rơm)

Đặc tính của thiết bị này là có thể nổi trên mặt một chất lỏng và có thể kéo được để di chuyển trên mặt chất lỏng đó mà không bị hư hại. Khi một mặt nước bị ô nhiễm bởi những vật nổi như là thực vật, rác hay dầu, để gom những vật nổi đó thì có thể xâu qua một sợi dây thừng một số bao rơm, thành một xâu bao rơm dài. Một xâu như thế đặt trên mặt nước có tác dụng như một đập nổi ngăn ngừa những vật nổi lan tràn vào những nơi cần phải bảo vệ.

(Xâu bao rơm thành một hệ thống)

Khi muốn vét dầu loang ta có thể nối các hệ thống bao rơm thành 1 hệ thống phao và kéo chúng ra khỏi nơi xảy ra sự cố tràn dầu.

Những xâu có thể dài tới vài trăm mét, tùy sức bền của dây thừng và sức kéo của tầu kéo. Nếu có một bao bị hư hại thì có thể gỡ ra và thay thế bằng một bao khác.

Sáng chế này đặc biệt thích hợp cho việc xử lí tràn dầu, chống ô nhiễm lan rộng của những vết dầu loang ở ngoài khơi.

Nhận xét:

Với điều kiện của Việt Nam là một nước nông nghiệp, nguồn nguyên liệu là rơm rạ sẵn có, nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải có phương án để tập trung một lượng lớn nguyên liệu một lúc để công việc xử lý được chủ động và triệt để hơn.

Các nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải nhiễm xăng dầu theo hướng phân huỷ sinh học tại qui mô phòng thí nghiệm và pilot cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ này tại nơi xảy ra ô nhiễm dầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo đề tài: Vấn đề tràn dầu ở bờ biển miền Trung doc (Trang 76 - 81)