1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngân hàng đề kt văn 9

38 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Sở GD – ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 34, 35 ( theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 2: Văn bản tự sự Nội dung đề: I.Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. 1.Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản Truyện Kiều là gì? A. Biểu cảm C. Tự sự B. Nghị luận D. Miêu tả 2. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn. D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình. E. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. 3. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương? A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm. C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm. D. Cả A, B, C đều đúng. 4. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào? A. Miêu tả C. Thuyết minh B. Biểu cảm D. Nghị luận II. Tự luận (8 điểm) Dựa vào hai đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích, hãy vào vai nhân vật Thuý Kiều, kể lại câu chuyện từ khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha cho đến khi Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Đáp án: I.Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm. C âu 1 2 3 4 Đ áp án C B D A II. Tự luận 1. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự, đặc biệt có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, có bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: -Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhân vật Thuý Kiều. -Thực chất là kể chuyện sáng tạo trên cơ sở “Truyện Kiều”. -Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a)Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc. (1 đ) b)Thân bài: (6 đ) -Mã Giám Sinh mua Kiều, làm Kiều thất thân và đưa nàng vào lầu xanh của Tú Bà. -Kiều tự vẫn nhưng không chết, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. c)Kết bài: Những suy tư của nhân vật. (1 đ) Sở GD – ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 14, 15 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 1: Văn bản thuyết minh Nội dung đề: Cây lúa Việt Nam. Đáp án: 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách xây dựng một văn bản thuyết minh đúng phương pháp, có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả, có bố cục đầy đủ, rõ ràng, hành văn lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phảI đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a) Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa. (1,5 đ) b) Thân bài: Thuyết minh những nội dung sau: (7 đ) - Nguồn gốc, lịch sử cây lúa - Đặc điểm: hình dáng, màu sắc, cấu tạo, sinh trưởng, phát triển, môi trường sống - Quy trình trồng lúa - Công dụng, giá trị, ý nghĩa của cây lúa trong đời sống Việt Nam c) Kết bài: Đánh giá chung, suy nghĩ về vai trò của cây lúa. (1,5 đ) Sở GD – ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 48 ( theo PPCT) Kiểm tra truyện trung đại Nội dung đề: I.Trắc nghiệm (5 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. 1.Tác phẩm nào được mệnh danh là thiên cổ kì bút? A.Lục Vân Tiên C.Truyện Kiều B.Hoàng Lê nhất thống chí D.Chuyện người con gái Nam Xương 2.Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào? A.XIV C.XVI B.XV D.XVII 3.Nhận định nào nói đúng về truyện truyền kì? A.Là truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật. B.Là truyện kể đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường. C.Là truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra. D.Là truyện kể về các nhân vật lịch sử. 4.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào? A.Tiểu thuyết chương hồi C.Truyền kì B.Tuỳ bút D.Truyện ngắn 5.Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong câu văn sau? Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. A.Phép so sánh C.Phép liệt kê B.Phép lặp từ ngữ D.Phép đối 6.Cụm từ triệu bất tường trong câu văn trên có nghĩa là gì? A.Dấu hiệu không lành, điềm gở B.Không biết gì C.Điềm lành, tin vui D.Sự biến đổi của tự nhiên 7.Ý nào nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí)? A.Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. B.Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. C. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. D. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. 8.Câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A.Vẻ đẹp của đôi mắt C.Vẻ đẹp của mái tóc B.Vẻ đẹp của làn da D.Vẻ đẹp của dáng đi 9.Nhận định nào nói đầy đủ nhất nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều? A.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật. B.Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố và biện pháp đòn bẩy. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ , biện pháp lí tưởng hoá nhân vật, sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố và biện pháp đòn bẩy. D.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ ,biện pháp lí tưởng hoá nhân vật, các hình ảnh ước lệ, tượng trưng. 10.Hai câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh – Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều? A.Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. B.Buồn nhớ người yêu. C.Xót xa cho duyên phận lỡ làng. D.Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình. II.Tự luận (5 điểm) Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều. Đáp án: I.Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C B B D A D A C D II.Tự luận 1.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20 dòng, có bố cục đầy đủ, hành văn lưu loát, ít lỗi các loại. 2.Yêu cầu về nội dung: a)Mở bài: Giới thiệu vấn đề số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều. (1 đ) b)Thân bài: (4 đ) - Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều là những người phụ nữ vẹn toàn. - Số phận của họ đau khổ bất hạnh, bị đẩy vào bi kịch. - Từ đó khái quát về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. c)Kết bài: Đánh giá vấn đề. (1 đ) Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 64, 65 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 3: Văn bản tự sự Nội dung đề: Đề: Tưởng tưởng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Đáp án: 1.Yêu cầu về kỹ năng Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận, chọn lọc nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà, bài viết đảm bảo bố cục, văn phong trong sáng, ít lỗi các loại. 2.Yêu cầu về nội dung a.Mở bài (1,5 đ) Hoàn cảnh, tình huống cuộc gặp gỡ. b.Thân bài (7 đ) -Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động… -Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện: +Nội dung nói về những vấn đề gì: chiến tranh, hi sinh, ước mơ hoà bình, lời nhắn nhủ… +Suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về chiến tranh, về tương lai… c.Kết bài (1,5 đ) Kết thúc câu chuyện, bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương, đất nước… Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 73 (theo PPCT) Kiểm tra Tiếng Việt Nội dung đề: I. Trắc nghiệm (5 đ) 1. Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại? A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, tránh nói mơ hồ. B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác. D. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, không thiếu, không thừa. 2. Những câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh. c) Ngựa là một loài thú bốn chân. A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức 3. Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp? A. Nói với ai? B. Nói khi nào? C. Có nên nói quá không? D. Nói ở đâu? 4. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. ông, bà, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ B. chúng tôi, chúng em, chúng ta, chúng nó C. anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh D. thầy, con, em, trẫm, ngài 5. Nhận định nào nói đầy đủ dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi? A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn. B. Có thêm dấu gạch ngang đầu dòng lời nói. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. 6. Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? A. Nặng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang. 7. Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ? A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. 8. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? A. Cháy nhà ra mặt chuột. B. Ech ngồi đáy giếng. C. Mỡ để miệng mèo. D. Nuôi ong tay áo. 9. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. A. So sánh và nhân hoá B. Nói quá và liệt kê C. An dụ và nhân hoá D. Chơi chữ và điệp từ 10. Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào? A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm; không chủ định, không cố ý. B. Không có tình nghĩa, không có tình cảm; không có tội tình gì. C. Không chủ định, không cố ý; không có tội tình gì. D. Cả A, B, C đều chưa đầy đủ. II.Tự luận 1. Phân tích giá trị tu từ trong hai câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. 2. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn rằng: - Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu có nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lậy một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. Đáp án: I.Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A C C C B C D A A II.Tự luận 1 Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ đúng. (1 đ) -Chỉ ra được giá trị của biện pháp nghệ thuật tu từ đó. (2 đ) 2.Dẫn gián tiếp đúng. (2 đ) Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 75 (theo PPCT) Kiểm tra văn học hiện đại Nội dung đề: I. Trắc nghiệm (5 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì? A. Tình đồng đội B. Tình quân dân C. Tình anh em D. Tình bạn bè 2. Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu? A. Cảm hững lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ. B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường. C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước. D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu. 3. Phạm Tiến Duật đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung. B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong kháng chiến. C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe. 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá là gì? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Kết hợp cả A, B 5. Nhận định nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? A. Khoẻ khoắn, sôi nổi. B. Sôi nổi, bay bổng, phơi phới. C. Khoẻ khoắn, sôi nổi, bay bổng, phơi phới. D. Khoẻ khoắn, sôi nổi, phơi phới. 6. Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) là gì? A. Vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai. B. Tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà và tình bà cháu. C.Nói về tình cảm thương yêu của người bà dành cho con cháu. D.Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. 7. Câu thơ: “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và có tác dụng gì? A. Hoán dụ, cho thấy đứa con có vai trò to lớn đối với buôn làng, đối với cuộc kháng chiến. B. An dụ, cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ. C. Hoán dụ, cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ. D. An dụ, cho thấy đứa con có vai trò to lớn đối với buôn làng, đối với cuộc kháng chiến. 8. Câu thơ nào chứa từ tượng thanh? A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long C. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi 9. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. thình lình B. rưng rưng C. vành vạnh D. đèn điện 10. Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ “Anh trăng” là gì? A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn. C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người. D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt. II. Tự luận Trong ba truyện ngắn đã học: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) đều có những tình huống bất ngờ, đặc sắc. Đó là những tình huống nào? Phát biểu chủ đề của những truyện ngắn trên. Đáp án: I.Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án a A C C C B C D A A II.Tự luận: Yêu cầu có đủ các nội dung và hành văn lưu loát. -Nêu các tình huống truyện. (2 đ) -Phát biểu được chủ đề. (3 đ) Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 104, 105 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 5: Văn bản nghị luận xã hội Nội dung đề: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Đáp án: 1.Yêu cầu về kỹ năng: học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, ít lỗi các loại. 1.Yêu cầu về nội dung: a)Mở bài 1,5 đ) -Vấn đề ô nhiễm môi trường. -Hiện tượng vứt rác bừa bãi. b)Thân bài(7đ) -Phân tích hiện tượng. -Chỉ ra nguyên nhân. -Hậu quả của hiện tượng vứt rác bừa bãi. -Đánh giá, thái độ đối với hiện tượng. -Đề ra giải pháp. 3.Kết luận (1,5đ) -Khẳng định tính chất nghiêm trọng của vấn đề. -Bài học rút ra. Sự tuỳ tiện, bừa bãi không chỉ phản ánh một nền văn hoá công cộng thấp kém mà còn là dấu ấn một cuộc sống hoang dã, một nền sản xuất nhỏ lạc hậu. Trong xu thế hội nhập, khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ đều có thể nhập khẩu. Duy chỉ có con người với những tác phong vốn có là không thể thay thế. Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên lịch sự hồn nhiên ném những bọc ny lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh Còn đường lên Nam thiên Đệ nhất động không ít cảnh chen lấn, xô đẩy, và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền bà Chúa Kho, Hội Lim, cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến. Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quà rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường hoặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lặp lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khi dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế? [...]... 2.Trong đoạn 2 của bài thơ, hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nào? A.Nhân hoá B.Hoán dụ C.So sánh D.Điệp ngữ 3.Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? A. 193 0- 194 5 B. 194 5- 195 4 C. 195 4- 197 5 D.Sau 197 5 4.Nhà thơ thể hiện tình cảm gì trong bài thơ trên? A.Tình yêu thiên nhiên đất nước B.Tình yêu cuộc sống C.Khát vọng cống hiến cho đời D.Cả 3 ý trên 5.Phẩm chất nổi bật nào của cây... Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 120 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 6 (ở nhà) Nội dung đề: Đề: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 1.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện, văn phong trong sáng, có cảm xúc, bố cục... vê` đo' bạn tham khảo nha'! Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 134, 135 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 7 Nội dung đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Đáp án: 1.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, bố cục hoàn chỉnh, hành văn lưu loát, có cảm xúc, ít lỗi các loại 2.Yêu cầu cụ thể: a.MB:... ra ý thức cho bản thân (Bạn có thể tham khảo dàn bài này, nó không được hoàn chỉnh lắm, nhưng có thể tìm thêm ý!) Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 1 29 (theo PPCT) Kiểm tra Văn (phần thơ) Nội dung đề: I.Trắc nghiệm 1.Nhận xét nào nói đúng nội dung của bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên? A.Cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó thiêng... thơ là tình cảm tôn kính, thiết tha của tác giả và cũng là của nhân dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 1 49 (theo PPCT) Kiểm tra Văn (phần truyện) Nội dung đề: I Trắc nghiệm (5 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất 1.Truyện “Bến quê” được kể bằng ngôi thứ ba, đúng... 3.Viết đúng câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, mỗi câu được 1đ Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão 9 A 10 A ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9 Tiết 21 (theo PPCT) Tóm tắt tác phẩm tự sự Nội dung đề: Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” Đáp án: Học sinh tóm tắt tác phẩm thành văn bản có độ dài khoảng từ 15 đến 20 dòng, cơ bản đảm bảo những sự việc chính sau: -Trương Sinh cưới... giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9 Tiết 28 (theo PPCT) Nội dung đề: 1 Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả “Truyện Kiều”? A.Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học B.Từng trảI, có vốn sống phong phú C.Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn D.Cả A, B, C đều đúng 2.Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của... lời đúng được 1 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D B D C C C B A D Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9 Tiết 51,52 (theo PPCT) Nội dung đề: Cảm nhận của em về hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Đáp án: Học sinh trình bày cảm nhận của mình thành một văn bản ngắn khoảng 15 đến 20 dòng, nêu... Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9 Tiết 106, 107 (theo PPCT) Nội dung đề: Học xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu,và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu Đáp án: Học sinh hình thành một văn bản có độ dài khoảng 10... Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9 Tiết 58 (theo PPCT) Nội dung đề: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Đáp án: Học sinh viết thành một văn bản ngắn khoảng 10 đến . Đánh giá vấn đề. (1 đ) Sở GD - ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 64, 65 (theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 3: Văn bản tự sự Nội dung đề: Đề: Tưởng. sánh D.Điệp ngữ 3.Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? A. 193 0- 194 5 B. 194 5- 195 4 C. 195 4- 197 5 D.Sau 197 5 4.Nhà thơ thể hiện tình cảm gì trong bài thơ trên? A.Tình yêu thiên nhiên. GD – ĐT Bình Định Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Môn: Ngữ văn, Lớp: 9 Tiết số 34, 35 ( theo PPCT) Viết bài tập làm văn số 2: Văn bản tự sự Nội dung đề: I.Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w