Phương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả GV, qua đó HS lĩnh hội đuợc nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhân thức, người ta phân biệt 3 hình thức vấn đáp sau: - Vấn đáp tái hiện: GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lơì dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học. - Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn. - Vấn đáp gợi mở (hay còn gọi là vấn đáp tìm tòi): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng cả 3 hình thức, tuy nhiên cần khuyến khích GV sử dụng hình thức vấn đáp tìm tòi. 2. Quy trình thực hiện Ở Tiểu học, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp vấn đáp theo các bước sau: Bước 1: GV đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ. Bước 2: GV chỉ định từng HS trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho HS suy nghĩ câu trả lời) Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của HS 3. Ưu điểm - Kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của HS - Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời. - Giúp GV thu thập thông tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học. - Tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học. 4. Hạn chế Nếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau: - Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học. - Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau. 5. Một số lưu ý - Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS cần lần lượt tháo gỡ thì mới được kết quả cuối cùng. - Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp vấn đáp, GV cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: GV " HS, HS "HS; và HS "GV. 6. Ví dụ minh hoạ 6.1. Lớp 1 Để giúp HS nhận biết lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi chế biến – Bài 22 (SGK môn Tự nhiên Xã hội 1) GV có thể tiến hành như sau: Bước 1,2: GV lần luợt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số HS trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là: - Kể tên một số loài rau mà các em thường ăn? - Theo các em, ăn rau có lợi ích gì? - Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì? - Tại sao người ta phải làm như vậy? Bước 3: Tổng kết ý kiến rút ra kết luận: rau là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng…Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều bụi, đất và còn được bón phân, phun thuốc…vì vậy cần phải rửa sạch rau trứoc khi làm thức ăn. 6.2. Lớp 2 Để giúp HS biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông – bài 19 (SGK môn Tự nhiên và Xã hội 2) GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại và tiến hành các bước sau: Bước1, 2: GV lần lượt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số học sinh trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi sẽ có thể sử dụng là: - Các em hãy nhắc lại tên của 4 loại đường giao thông? - Dựa vào các hình trong SGK và vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên những phương tiện giao thông theo các loại đường sau: + Đường sắt + Đường bộ + Đường thủy + Đường hàng không - Ở địa phương em có các loại phương tiện giao thông nào? Chúng đi trên những đường giao thông nào? Bước 3: GV mời 1 HS (hoặc một số HS) nếu ý kiến tổng kết về các phương tiện giao thông. 6.3. lớp 3 Để giúp HS biết được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe – Bài 16 (SGK tự nhiên và Xã hội), GV có thể sử dụng phương pháp vấn đề đáp và tiến hành các bước sau: Bước 1, 2: GV lần lượt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số HS trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là: - Theo em, trong khi ngủ những cơ quan nào có thể được nghỉ ngơi? - Đã có đêm nào em ngủ ít chưa? Nêu cảm giác của em ngay đêm hôm đó. - Theo em, để ngủ ngon giấc chúng ta cần những gì? - Hàng ngày em thức dạy và đi ngủ vào lúc mấy giờ? - Để đảm bảo sức khoẻ, ở tuổi các em cần ngủ một ngày mấy tiếng? Bước 3: GV nêu kết luận về vai trò của giấc ngủ (hoặc mời 1 HS khá nêu) Viện CL và CTGD(Nguồn: Bộ GD và ĐT) . Phương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả GV, qua đó HS lĩnh hội đuợc nội dung bài học. Căn cứ. dạy học, GV có thể sử dụng cả 3 hình thức, tuy nhiên cần khuyến khích GV sử dụng hình thức vấn đáp tìm tòi. 2. Quy trình thực hiện Ở Tiểu học, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp. mỗi câu hỏi mời một số HS trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là: - Kể tên một số loài rau mà các em thường ăn? - Theo các em, ăn rau có lợi ích gì? - Trước