LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 3) pptx

5 234 0
LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 3) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 3) VI- ĐIỀU TRỊ Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng. 1. Điều trị bằng thuốc: a. Thể Phong hàn phạm kinh lạc: - Phép trị: * Khu phong, tán hàn, hoạt lạc. * Hoạt huyết, hành khí. - Bài thuốc sử dụng: gồm Ké đầu ngựa 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Kê huyết đằng 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 8g, Trần bì 8g, Hương phụ 8g. b. Thể Phong nhiệt phạm kinh lạc: - Phép trị: * Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). * Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). - Bài thuốc sử dụng: gồm Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 16g, Thổ phục linh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g. c. Thể Huyết ứ kinh lạc: - Phép trị: Hoạt huyết hành khí. - Bài thuốc sử dụng: gồm Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 12g, Uất kim 8g, Chỉ xác 6g, Trần bì 6g, Hương phụ 6g. 2. Điều trị bằng châm cứu: Có thể nói phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã đạt kết quả cao. - Công thức huyệt gồm: + Toản trúc, Ấn đường, Thái dương, Dương bạch, Nghinh hương, Giáp xa, Hạ quan, Địa thương. Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (thay đổi theo ngày). + Ế phong, Phong trì. + Hợp cốc. - Kỹ thuật: + Phần lớn là ôn châm (vì đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh). Ôn châm cũng đồng thời được chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch, kỹ thuật sử dụng là châm tả. + Tránh sử dụng điện châm do nguy cơ gây co thắt phối hợp ở mặt và co cứng mặt về sau. Nếu sử dụng điện trị liệu, chỉ dùng dòng điện galvanic ngắt đoạn. 3. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: - Bao gồm những nội dung: + Bảo vệ mắt trong lúc ngủ. + Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt vùng liệt + Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng. - Kỹ thuật: + Xoa bóp: - Người bệnh nằm ngữa, đầu kê trên gối mỏng. - Thầy thuốc đứng ở phía đầu người bệnh. - Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai. - Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ. - Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay. + Tập luyện cơ: Người bệnh cố gắng thực hiện các động tác: - Nhắm 2 mắt lại. - Mỉm cười. - Huýt sáo và thổi. - Ngậm chặt miệng. - Cười thấy răng và nhếch môi trên. - Nhăn trán và nhíu mày. - Hỉnh 2 cánh mũi. - Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i … (Bài giảng Bệnh học và điều trị - Tập 2. Bộ môn YHCT. Trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh) . LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 3) VI- ĐIỀU TRỊ Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết. Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (thay đổi theo ngày). + Ế phong, Phong trì. + Hợp cốc. - Kỹ thuật: + Phần lớn là ôn châm (vì đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh). Ôn châm cũng đồng. Trần bì 6g, Hương phụ 6g. 2. Điều trị bằng châm cứu: Có thể nói phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan