ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN (Kỳ 3) + Chụp động mạch phế quản: Luồn ống thông (thường từ động mạch đùi) lên quai động mạch chủ và vào động mạch phế quản,bơm thuốc cản quang và chụp động mạch phế quản.Phương pháp này cho phép xác định được các hình phình giãn và các chỗ nối thông giữa động mạch phế quản và động mạch phổi tại các nơi có giãn phế quản (đây chính là nguyên nhân gây biến chứng ho ra máu trong bệnh giãn phế quản).Đồng thời,bằng phương pháp này có thể gây tắc động mạch phế quản nơi bị phình giãn và thông với động mạch phổi để điều trị ho ra máu. + Soi phế quản: Có thể thấy được chỗ chít hẹp trong trường hợp giãn phế quản do bị chít hẹp phế quản.Cho phép tìm được nơi dịch mủ và máu từ các phế quản giãn chảy ra,nhờ đó có thể tiến hành sinh thiết niêm mạc phế quản và lấy dịch mủ đi cấy khuẩn và làm kháng sinh đồ. + Đo khí máu: Trong giãn phế quản,đo khí máu có thể thấy độ bão hoà Oxy máu giảm và pCO 2 máu tăng. VII. Biến chứng: 1. Tại phổi: + Viêm phổi tái diễn ở vùng phế quản giãn. + Apxe phổi,nhất là khi giãn phế quản ở thuỳ lưỡi vì mủ trong các phế quản giãn ở vùng này khó được dẫn lưu ra ngoài. + Mủ màng phổi. + Khí thũng phổi. 2. Toàn thân: + Thoái hoá dạng tinh bột ở thận,gan và các cơ quan nội tạng khác. + Suy hô hấp mãn và tâm phế mãn. VIII. Tiến triển: Các ổ giãn phế quản có thể không phát triển gì thêm trong một thời gian dài, nhưng nhiều khi có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm. Trong các trường hợp giãn phế quản lan rộng và lan tràn thì sớm hay muộn cũng sẽ phát triển tình trạng xơ phổi,nhiễm khuẩn mủ phế quản-phổi, suy hô hấp, suy tim và bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm. IX. Dự phòng và điều trị: 1. Dự phòng: + Không được để viêm phế quản,viêm phổi kéo dài hoặc tái diễn,nhất là ở trẻ em. + Cần chú ý tiêm phòng bệnh Ho gà, Cúm + Điều trị tốt bệnh lao phổi,lấy bỏ sớm các dị vật ở phế quản. 2. Điều trị giãn phế quản lan tràn: Chủ yếu là điều trị nội khoa để giải quyết triệu chứng bằng cách: + Dẫn lưu tư thế để mủ và các chất xuất tiết trong phế quản giãn dễ dàng thoát ra ngoài. + Dùng các thuốc long đờm,thuốc làm loãng đờm,khí dung có kháng sinh Uống nhiều nước để làm loãng đờm. + Khi có đợt bội nhiễm phải dùng kháng sinh tích cực theo kháng sinh đồ. + Chú ý tập thở tốt. 3. Điều trị giãn phế quản khư trú: + Muốn điều trị triệt để thì phải mổ cắt bỏ thuỳ phổi hoặc cả lá phổi có giãn phế quản.Chỉ mổ khi đã hết đợt bội nhiễm và phải mổ dưới gây mê nội khí quản có sử dụng ống nội khí quản Carlens. + Nếu bị cả hai phổi nhưng ở mỗi phổi giãn phế quản chỉ khư trú tại một thuỳ thì vẫn có thể chỉ định mổ: mổ lần lượt,mỗi lần chỉ cắt thuỳ phổi có giãn phế quản ở một bên. + Nếu giãn phế quản có ho ra máu nặng thì có thể mổ cắt thuỳ phổi nơi có giãn phế quản hoặc tiến hành gây tắc động mạch phế quản ở vùng có giãn phế quản thông qua thủ thuật chụp động mạch phế quản. + Các biến chứng phẫu thuật có thể gặp là: - Chảy máu. - Suy hô hấp. - Xẹp phổi. - Rò phế quản,thường là do nhiễm trùng mỏm phế quản. - Mủ màng phổi. - Tỉ lệ tử vong phẫu thuật là khoảng 2-10%. . ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN (Kỳ 3) + Chụp động mạch phế quản: Luồn ống thông (thường từ động mạch đùi) lên quai động mạch chủ và vào động mạch phế quản, bơm thuốc. vật ở phế quản. 2. Điều trị giãn phế quản lan tràn: Chủ yếu là điều trị nội khoa để giải quyết triệu chứng bằng cách: + Dẫn lưu tư thế để mủ và các chất xuất tiết trong phế quản giãn dễ. Nếu giãn phế quản có ho ra máu nặng thì có thể mổ cắt thuỳ phổi nơi có giãn phế quản hoặc tiến hành gây tắc động mạch phế quản ở vùng có giãn phế quản thông qua thủ thuật chụp động mạch phế quản.