LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 1) pptx

5 240 0
LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ ½ bên mặt, nguyên nhân chưa rõ, có khởi đầu đột ngột và đa phần có tiên lượng tốt. II- DỊCH TỄ HỌC Liệt mặt nguyên phát là thể bệnh thường gặp nhất trong các loại liệt mặt ngoại biên, còn được gọi là liệt Bell’s (Bell’s palsy). Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 23/100.000/năm hay 1/60-70 người trong suốt cuộc đời của họ. III- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH A. THEO YHHĐ: Giải phẫu học: - Nhân dây thần kinh mặt (số 7) bắt đầu từ phần thấp của cầu não. Sau khi vòng qua nhân dây thần kinh vận nhãn ngoài (số 6), dây thần kinh mặt chui ra khỏi thân não (ở rãnh cầu - hành não). - Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg (dây 7 bis, chịu trách nhiệm về cảm giác), động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope (aquedue de Fallope). - Ống xương này có hình của lưỡi lê cắm đầu súng. Vì thế, đoạn dây thần kinh mặt được chia ra làm 3 phần. Hạch gối (đoạn thần kinh nằm giữa đoạn 1 và 2) là nơi nhận những sợi cảm giác của dây phụ Wrisberg, đồng thời cũng là nơi xuất phát sợi thần kinh đá nông lớn. Ở đoạn thứ 3 của dây thần kinh mặt, xuất phát thừng nhĩ (chorda tympani). Sợi này sau khi chạy xuyên qua hộp nhĩ, sẽ nối với dây thần kinh lưỡi. - Dây thần kinh mặt chui ra khỏi xương đá ở lỗ chẫm, tiếp tục đi vào vùng mang tai và phân thành 2 nhánh tận cùng phân bố cho các cơ vùng mặt. Sinh lý học: Chức năng của dây thần kinh mặt bao gồm: - Chức năng vận động: Dây thần kinh mặt phân bố đến tất cả cơ ở mặt (trừ các cơ thái dương, cơ nhai và cơ chân cánh bướm) và có ảnh hưởng đến thính giác với việc tham gia vào vận động cơ của xương đe. - Chức năng cảm giác: Dây thần kinh mặt nhận cảm giác của loa tai và ống tai ngoài, vùng sau tai, vòi Eustache và 2/3 trước lưỡi. - Chức năng giác quan: Dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm vị giác của 2/3 trước của lưỡi (thông qua dây thần kinh lưỡi và thừng nhĩ). - Chức năng vận mạch và bài tiết: Dây thần kinh đá nông lớn phân bố đến các tuyến lệ (thông qua trung gian của hạch Gasser). Thừng nhĩ chịu trách nhiệm việc bài tiết nước bọt của hạch hàm dưới và dưới lưỡi. Cơ chế bệnh sinh của liệt mặt nguyên phát chưa rõ ràng. Trước đây, vai trò của lạnh được đề cập đến qua: - Cơ chế mạch máu: Do co thắt những động mạch chạy theo dây VII trong vòi Fallop dẫn đến phù và viêm phản ứng của dây VII. Phù nề làm dây bị chèn ép trong khung xương của vòi Fallop. - Cơ chế nhiễm trùng: Vì nhận thấy có vẻ trong vài trường hợp liệt mặt nguyên phát có liên quan đến nhiễm virus. Đây là trường hợp tổn thương viêm trực tiếp dây VII và vai trò của lạnh được cho là tạo thuận lợi cho sự phát triển của virus xâm nhập từ vùng họng hầu lên vùng Fallop. Tuy nhiên, những giải phẫu tử thi của những công trình nghiên cứu sau này cho thấy không có những thay đổi đáng ghi nhận, không có những phản ứng viêm như thường giả định trước đây. B. THEO YHCT: Theo YHCT, liệt mặt ngoại biên đã được mô tả trong những bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà”, “Trúng phong”, “Nuy chứng”. Nguyên nhân gây bệnh: - Ngoại nhân: Thường là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt. - Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương ở vùng đầu mặt, gây huyết ứ lại ở các lạc trên. . LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT (Kỳ 1) I- ĐỊNH NGHĨA Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ ½ bên mặt, nguyên nhân chưa rõ, có khởi đầu đột ngột. phần có tiên lượng tốt. II- DỊCH TỄ HỌC Liệt mặt nguyên phát là thể bệnh thường gặp nhất trong các loại liệt mặt ngoại biên, còn được gọi là liệt Bell’s (Bell’s palsy). Tỷ lệ mắc bệnh khoảng. trong vài trường hợp liệt mặt nguyên phát có liên quan đến nhiễm virus. Đây là trường hợp tổn thương viêm trực tiếp dây VII và vai trò của lạnh được cho là tạo thuận lợi cho sự phát triển của virus

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan