1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bỏng chiến tranh (Kỳ 1) pptx

5 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,38 KB

Nội dung

Bỏng chiến tranh (Kỳ 1) I. TÌNH HÌNH BỎNG TRONG LỊCH SỬ CHIẾN TRANH: Trong lịch sử ngoại khoa dã chiến trước đại chiến thế giới thứ nhất tỷ lệ thương binh bỏng rất ít. - Trong chiến tranh Đức - Pháp 1870-1871 có 29 thương binh bỏng. - Trong chiến tranh Nga - Nhật tỷ lệ bỏng 0,9-1,1% tổng số thương binh. - Chiến tranh thế giới lần thứ I tỷ lệ bỏng 0,04-0,6% tổng số thương binh, ở nước Pháp và nước Anh đã tổ chức một số bệnh viện chuyên điều trị về bỏng. - Trong chiến tranh thế giới lần thứ II tỷ lệ bỏng tăng hơn, ở Liên Xô: 0,5-1,5%; ở Đức 0,24; ở Anh 1,5%. - Trong từng trận đánh có trận tỷ lệ bỏng lên rất cao như: Trận đánh giữa các hạm đội tầu chiến nổi tỷ lệ bỏng tới 16,6%- 39,5% trong số thương binh. Trận đánh giữa các chiến xa tỷ lệ đó tới 25-27% (quân đội Anh ở Bắc Phi), trận ném bom cháy ở Luân Đôn 10-5-1942, tỷ lệ bỏng tới 10% số người bị thương. Ngày 6 và 9-8-1945 đế quốc Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagazaki làm chết 10 vạn 6 nghìn và bị thương 97.000 người so với tổng số dân 42 vạn người. Trong số nạn nhân này tỷ lệ bỏng 65% (bỏng đơn thuần hay hỗn hợp với vết htương và bệnh phóng xạ cấp). - Trong chiến tranh ở Triều Tiên: Mỹ dùng bom Napan, tỷ lệ bỏng ở Bắc Triều Tiên là 8% trong số người bị thương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở nước ta, thực dân pháp dùng súng phun lửa dận, pháo có chất Phốt pho trắng, bom Napan, tỷ lệ bỏng trong một số các chiến dịch là 3-7%. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, đế quốc Mỹ tăng cường sử dụng nhiều loại vũ khí gây cháy: Napan, Phốtpho trắng, Tecmít, Magiê. II. BỎNG DO CÁC LOẠI VŨ KHÍ CHÁY THÔNG THƯỜNG: A/ Một số loại vũ khí cháy thông dụng: Các loại vũ khí gây sát thương bằng sức nhiệt có các đặc điểm sau đây: - Khi cháy tạo ra sức nóng cao, cháy lâu, có chất khi cháy tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể, có chất gây bỏng đồng thời là chất độc cho cơ thể. 1. Napan: (NP) a. Thành phần: Xăng 92-96%. Xà phòng nhôm 8-4% Xà phòng nhôm gồm napthénat và palmitat nhôm dùng để làm đặc vón xăng từ dạng lỏng sang dạng keo. Có thể thay thế xà phòng nhôm bằng IM (Isobutyl Methyl metacrylate) để ngưng kết xăng. b. Đặc điểm: Dễ cháy, cháy thành đám lớn với nhiệt độ 800-1300 0 C nếu được trộn lẫn Magiê và Nitrat thì gọi là Napan pyrogen (super napan) do nhiệt cao hơn 1500-2000 0 C. Hiện nay có loại napan B còn gọi là napan polystyrol. Chất keo napan đẽ dính vào mục tiêu. Cháy dai dẳng 5-10 phút Cho nhiều khói đen chức CO gây nhiễm độc Tỷ trọng 0,7-0,85 nổi trên mặt nước vẫn cháy. 2. Phốtpho trắng (W-P) a. Hình thức sử dụng: - Đạn pháo, đạn cối, lựu đạn, mìn. - Bom, rốc két (có ký hiệu W-P) b. Đặc điểm: Tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy và bốc khói trắng, mùi tỏi, trong bỏng tối phát ra ánh sáng xanh. - Gây bỏng bởi 2 yếu tố: Nhiệt và axit, theo cơ chế : 4P + 5O 2 - 2P 2 O 5 sinh nhiệt 900-1200 0 C P 2 O 5 + H 2 O HPO 3 , H 2 PO 3 , H 3 PO 3 gây bỏng do axit. 3. Tecmit (thermite) (T.H) a. Thành phần: là hỗn hợp bột nhôm và oxyt sắt: Al + Fe 2 O 3 trộn với dầu sơn và dùng bari nitrat Ba(NO 3 ) 2 để làm điểm hoả (tạo ra nhiệt độ cao 2000-3000 0 C làm cháy bột Al + Fe 2 O 3. khi cháy không cần oxy của không khí vì lấy oxy trong Fe 2 O 3. b. Sử dụng: thả thành bom chùm 4. Magiê: (mg): dùng để làm bom Magiê WWII có nhiệt năng phát sinh tới 3000-3500 0 C. Cần chú ý các loại bom đạn cối, pháo, mìn thông thường nếu ở gần tâm nổ có thể bị thương kết hợp với bỏng do lửa của sản phẩm nổ bom đạn hoặc trong những vụ nổ bom cỡ lớn do máy bay B52 ném cũng có tỷ lệ bị bỏng. Nhưng thường gây ra bỏng nông, nhưng vẫn nặng vì có kèm hội chứng sóng nổ, vùi lấp hoặc vết thương phối hợp. . Bỏng chiến tranh (Kỳ 1) I. TÌNH HÌNH BỎNG TRONG LỊCH SỬ CHIẾN TRANH: Trong lịch sử ngoại khoa dã chiến trước đại chiến thế giới thứ nhất tỷ lệ thương binh bỏng rất ít. - Trong chiến tranh. Pháp 1870-1871 có 29 thương binh bỏng. - Trong chiến tranh Nga - Nhật tỷ lệ bỏng 0,9-1,1% tổng số thương binh. - Chiến tranh thế giới lần thứ I tỷ lệ bỏng 0,04-0,6% tổng số thương binh,. chuyên điều trị về bỏng. - Trong chiến tranh thế giới lần thứ II tỷ lệ bỏng tăng hơn, ở Liên Xô: 0,5-1,5%; ở Đức 0,24; ở Anh 1,5%. - Trong từng trận đánh có trận tỷ lệ bỏng lên rất cao như:

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w