Bỏng chiến tranh (Kỳ 2) pdf

6 178 1
Bỏng chiến tranh (Kỳ 2) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bỏng chiến tranh (Kỳ 2) B. Đặc điểm chung của vết thương bỏng trong chiến tranh thông thường: 1. Vị trí: Phần nhiều ở phần hở: mặt, hai bàn tay (80% trường hợp) ở bàn tay bỏng mu tay nhiều hơn gan tay, nhưng nếu là bỏng Phốtpho trắng thì thường bị bỏng sâu ở gan tay (do thương binh dùng gan tay dập lửa). 2. Diện tích, độ sâu: thường có độ sâu và diện tích lớn. Diện tích và độ sâu phụ thuộc vào cách phòng tránh, cách bố trí phòng ngự hầm hố, công sự và trang bị của bộ đội. Nếu có công sự tốt có phương tiện phòng chống cháy thì thường gặp bỏng nông với diện bỏng không lớn. 3. Thường kèm theo vết thương phối hợp: thường gặp bỏng hỗn hợp với vết thương phầm mềm, gãy xương tứ chi, hội chứng sóng nổ. Về vũ khí thì thường gặp vết thương do mảnh pháo, cối, mìn, B40, B41, bom 4. Sốc nặng và kéo dài. 5. Vết thương bỏng ô nhiễm: xuất tiết nhiều, hôi thối, có thể có dòi, dễ gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong cao, vết thương lâu khỏi và để lại di chứng tàn phế. 6. Suy mòn phát triển nhanh: sút cân nhanh nhất so với các thương binh khác. 7. Những di chứng bỏng để lại gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động, thẩm mỹ và về mặt tâm lý người bị thương. III. BỎNG TRONG CHIẾN TRANH HẠT NHÂN: Trong chiến tranh hạt nhân thường gặp các thương tổn bỏng hỗn hợp với bệnh phóng xạ cấp hoặc các loại chấn thương khác. A. Những nhân tố gây bỏng gồm: 1. Bức xạ ánh sáng của quả cầu lửa 2. Luồng khí nóng truyền đi do sóng chấn động 3. Lửa bốc cháy (nhà, trang thiết bị, xe) 4. Chất phóng xạ (bụi phóng xạ) B. Đặc điểm: 1. Bỏng do bức xạ ánh sáng: chiếm đa số các trường hợp bỏng, có đặc điểm; a. Bỏng ở những phần cơ thể bị bức xạ ánh sáng chiếu thẳng vào (người đứng sau cửa sổ chỉ bỏng phần cơ thể hướng ra cửa sổ vì bứa xạ ánh sáng đi theo đường thẳng). Do đó thường thấy chỉ bỏng ở một phía (hướng về tâm nổ) của cơ thể. Diện tích bỏng thưởng không lớn. b. Bỏng theo màu của quần áo, màu đen hấp thu gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng chiếu vào nó và ngược lại màu trắng phản xạ gần hoàn toàn năng lượng ánh sáng, do đó mặc quần áo đen bỏng nặng hơn. Nếu mặc quần áo hoa, kẻ ô có màu hình thể tổn thương sẽ theo hình quần áo. c. Nếu đứng xa trung tâm nổ quần áo có tác dụng che chở, chỉ bỏng ở phần da bị hở. d. Mức độ bỏng sâu do bức xạ ánh sáng tuỳ thuộc vào: - Cỡ của vũ khí hạt nhân - Cách nổ trong khí quyển, cao cách mặt đất, tại mặt đất, trong nước - Thời tiết, địa hình. - Vị trí của nạn nhân: khoảng cách so với tâm nổ, trong ngoài công sự. 2. Bỏng do lửa cháy: - Quần áo có thể bốc cháy nếu ở gần tâm nổ - Cháy nhà trang bị (bỏng lửa đơn thuần) 3. Bỏng do bụi phóng xạ - Do các bụi phóng xạ rơi trên da (có phát tia bêta, gama) và có các triệu chứng: Da đỏ trong vài giờ đầu, vài ngày tiếp theo là giai đoạn tiềm vài giờ đến vài tuần tuỳ theo liều phóng xạ rồi xuất hiện da đỏ lần thứ 2 nếu nặng thì xuất hiện các nốt phỏng trên nền da đỏ, những nốt phỏng tụ lại với nhau thành đám, tự nó vỡ đi để lộ ra nền đỏ rất đau, rồi chuyển dần thành nốt loét, đáy ghồ ghề, xuất tiết, nhiều mủ, loét dai dẳng từ vài tuần đến vài tháng rồi tự khỏi nhưng có thể bị tái phát. - Da quanh đám loét bị rối loạn dinh dưỡng (teo, rụng lômg, sẹo xấu). Toàn thân có thể bị sốt kèm theo tăng bạch cầu, viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết vùng bị bỏng. 4. Bỏng hỗn hợp với bệnh phóng xạ cấp: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của bỏng do vũ khí hạt nhân. Bệnh phóng xạ cấp ảnh hưởng xấu đến bệnh bỏng và ngược lại. bệnh lý của thương tổn hỗn hợp có đặc điểm sau: - Tỷ lệ tử vong cao hơn. - Sốc bỏng gặp nhiều hơn, sốc cương kéo dài, sốc nhược ngắn lại. - Hay chảy máu. - Rối loạn Protit máu nặng. - Vết thương mưng mủ dễ bị nhiễm khuẩn kỵ khí. - Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân cao. Diễn biến tại vết bỏng: - Bỏng độ II có thể tự liền da được nếu liều bị chiếu xạ hoặc nhiễm xạ dưới 100-150R và thời kỳ tiềm của bệnh phóng xạ cấp dài. - Bỏng độ III (trung bì) sẽ liền lâu hơn, sự tiến triển của bệnh bỏng do mức độ nặng nhẹ của bệnh phóng xạ cấp quyết định. - Bỏng độ IV, V từ ngày thứ 4 trở đi đến ngaỳ thứ 6, có đường viền gianh giới phần lành và phần chết nhưng số lượng bạch ít và bị tan rã nhiều nên sự hình thành của đường viền gianh giới chậm, do đó mô hoại tử rụng chậm, mô hạt hình thành chậm, quanh mô hạt nhiều mao mạch tân tạo hình thành do đó mô hạt dễ chảy máu. Do tại vết bỏng quá trình tái tạo chậm, dễ chảy máu, dễ nhiễm khuẩn nên làm bệnh phóng xạ cấp thêm trầm trọng, ngược lại hội chứng thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu trong bệnh phóng xạ cấp làm cho bệnh bỏng đã nặng lại càng nặng thêm. . Bỏng chiến tranh (Kỳ 2) B. Đặc điểm chung của vết thương bỏng trong chiến tranh thông thường: 1. Vị trí: Phần nhiều ở phần hở: mặt, hai bàn tay (80% trường hợp) ở bàn tay bỏng mu. 7. Những di chứng bỏng để lại gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động, thẩm mỹ và về mặt tâm lý người bị thương. III. BỎNG TRONG CHIẾN TRANH HẠT NHÂN: Trong chiến tranh hạt nhân thường. Đặc điểm: 1. Bỏng do bức xạ ánh sáng: chiếm đa số các trường hợp bỏng, có đặc điểm; a. Bỏng ở những phần cơ thể bị bức xạ ánh sáng chiếu thẳng vào (người đứng sau cửa sổ chỉ bỏng phần cơ

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan