Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
384,5 KB
Nội dung
TÂY ÂU I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 1. Về kinh tế: - Sau CTTG II, Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nên sản xuất bị suy giảm . - Từ 1945-1950 Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác –san”, nên kinh tế phục hồi 2. Về chính trị: - Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, - Liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình. - Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành. II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973. 1. Về đối nội. a. Kinh tế. - Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. - Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ KH-KT cao. Nguyên nhân kinh tế phát triển: + Sự nỗ lực của nhân dân lao động. + Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. + Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả. + Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba… b. Chính trị: - 1950 – 1973: là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị 2. Về đối ngoại: - Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ, mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại - 1950 – 1973: nhiều thuộc địa Anh, Pháp, Hà Lan… tuyên bố độc lập, mở ra thời kỳ “phi thực dân hóa” trên thế giới III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991 1. Kinh tế: - Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng), - Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NICs) -> Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu gặp nhiều khó khăn 2. Về chính trị – xã hội: - Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra. 3. Đối ngoại: - 1/1972: ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu. 1989, Bức tường Berlin bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990) - Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975). IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 1. Về kinh tế: - Từ 1994, phục hồi và phát triển trở lại, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản). 2. Về chính trị và đối ngoại : - Cơ bản là ổn định. - Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực I –an- ta tan rã : Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. - Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG. V. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU). 1. Quá trình thành lập: - Ngày 18-04-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC). - Ngày 25-03-1957, 6 nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC) - 07-12-1991: Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan) được ký kết => 1-1-1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. - 2007: có 27 thành viên 2. Mục tiêu: - Liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị 3. Hoạt động: - Tháng 6-1979: bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. - Tháng 3-1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau. - 01-01-1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng,đồng EURO - Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới. - 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. - Tháng 7-1995 EU và VN ký Hiệp định hợp tác toàn diện. (Sưu tầm) Ôn tập: Nước Mĩ Câu 1: Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mỹ từ 1945-1973? Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mỹ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mỹ nắm 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới; nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Sở dĩ kinh tế Mỹ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau:1.Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo;2.Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh;3.Mỹ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất;4.Các tổ hợp công nghiệp, quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước;5.Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. Câu 2: Trình bày sự phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật của Mỹ 1945-2000 1.Nước Mỹ từ 1945 đến 1973. a, Về kinh tế. -Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. +Công nghiệp: nửa sau những năm 40, sản lượng chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(năm 1948 là hơn 56%). +Nông nghiệp: năm 1949, sản lượng bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. +Nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển. +3/4 dự trữ vàng của thế giới. +Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. -Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. Nguyên nhân phát triển: -Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo. -Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. -Mỹ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất. -Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. -Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. b, Về khoa học-kỹ thuật. -Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. -Mỹ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ, cuộc "Cách mạng xanh " trong nông nghiệp. 2. Nước Mỹ từ năm 1973 đến năm 1991. -Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982. -Từ năm 1983, kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế- tài chính, nhưng tỷ trọng của kinh tế Mỹ so với kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước. 3.Nước Mỹ từ năm 1991-2000. Về kinh tế -Trong suốt thập kỷ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mỹ vẫn đứng hàng đầu thế giới. +Mỹ tạo ra 25% giá trị sản phẩm của toàn thế giới. +Có vai trò chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính thế giới như: WTO, IMF -Khoa học-kỹ thuật vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tính chung, Mỹ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. Câu 3: Trình bày chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1945 đến nay: 1.Nước Mỹ từ 1945 đến 1973. -Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. -Chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu: +Ngăn chặn và tiến tới xoa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. +Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ trên thế giới. +Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. -Tháng 2-1972, Tổng thống Nichsxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc được thiết lập. -Tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. 2. Nước Mỹ từ năm 1973 đến năm 1991. -Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút quân về nước, các chính quyền Mỹ tiếp tục triển khai "Chiến lược toàn cầu", tăng cường chạy đua vũ trang. -Sự đối đầu Xô-Mỹ đã làm suy giảm vị trí của Mỹ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiện vươn lên. Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. -Tháng 12-1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra thời kỳ mới trên trường quốc tế. 3.Nước Mỹ từ năm 1991-2000. -Trong thập kỷ 90, Mỹ theo đuổi 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược "Cam kết và mở rộng" là: +Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. +Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. +Sử dụng khẩu hiệu"Thúc đẩy dân chủ" để công việc vào công việc vào công việc nội bộ của nước khác. -Sau chiến tranh lạnh kết thúc(1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã(1991), Mỹ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. -Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đôi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ trong thế ký XXI. -Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11-7-1995. Câu 4: Những nét cơ bản về chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1945-1973? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành một siêu cường quốc trên thế giới. Với những ưu thế của mình, trong những năm 1945-1973 Mỹ đã đề ra chính sách đối ngoại mới. Với tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tháng 3-1947, tổng thống Tru-man đề ra chủ nghĩa Tru-man, đã công khai nêu "Sứ mạng của Mỹ là lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản". Từ đó, Mỹ đã xúc tiến chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, viện trợ kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh để khống chế các nước đó với tên "Chiến lược toàn cầu". Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như: học thuyết Tru-man và chiến lược"Ngăn chặn", học thuyết Ai-xen-hao và "Chiến lược trả đũa ồ ạt". Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu chủ yếu: Một là: ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới; Hai là: đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh vì hòa bình, vì dân chủ trên thế giới. Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng [...]... Nam và ASEAN vẫn căng thẳng do "vấn đề Campuchia" -Từ năm 1986 đến nay khi"vấn đề Campuchia" được giải quyết và Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với tất cả các nước", thì quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng được cải thi n, từ đối đầu sang đối thoại, thân thi n, hợp tác -Ngày 22/7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên chính thức của ASEAN cùng Lào... thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa để phát triển Nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế -Thách thức: Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế, trong khi trình độ kinh tế, khoa họckỹ thuật của Việt Nam còn thấp nên đây sẽ là một thách thức lớn Nếu Việt Nam... móc hiện đại -Khoa học- kỹ thuật: đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ -Văn hóa-giáo dục: thực hiện cuộc "cách mạng chất xám" và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới -Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới -Ngày 7/1/1972 Ấn Độ thi t lập... xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh *Thành tựu: -Kinh tế: sau 20 năm(1919-1988), nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thi n rõ rệt GDP tăng trung bình hàng năm trên 8% -Khoa học- kỹ thuật, văn hóa, giáo dục đạt những... mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thi n Thêm vào đó, sự thi u dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng -Không bắt kịp bước phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội -Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên... hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội, như V.I.Lê-nin đã nói: "Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm không" Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được... những năm 60 tăng trung bình hằng năm 16% Khoa học- kỹ thuật: Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất; 1961phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quan trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người Xã hội có nhiều biến đổi: tỷ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động, trình độ học vấn của người dân không ngừng nâng cao Đối... nước thành viên -Thành tựu: giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân -Thi u sót: không hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới, chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp *Ý nghĩa: quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước xã hội chủ nghĩa... cách ruộng đất +1953-1957: thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên Kinh tế-văn hóa-giáo dục đều có những bước tiến lớn +Đối ngoại: thi hành chính sách đối ngoại tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới -Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thi t lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao... lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ -Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: ngày 15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo -Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948-1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo . trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. b, Về khoa học- kỹ thuật. -Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn. -Mỹ là một trong những. cầu". Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như: học thuyết Tru-man và chiến lược"Ngăn chặn", học thuyết Ai-xen-hao và "Chiến lược trả đũa ồ ạt". Mặc. khí và phương tiện chiến tranh. -Mỹ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản