1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện thi đại học Sử Thế Giới

28 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 447 KB

Nội dung

Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể Luyện thi đại học LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945-2000  (Học kỷ nội dung-chắc nội dung) BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1945. Câu 1: Hoàn cảnh, những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta ? * Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh cần phải giải quyết đó là: + Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh + Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận - Để giải quyết các vấn đề trên, từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của ba nguyên thủ đại diện cho ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh. - Hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt, vì đây là sự phân chia quyền lợi không chỉ giữa các quốc gia mà còn là giữa hai chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng các nước cũng đã đi đến những quyết định quan trọng. * Những quyết định của Hội nghị: - Các nước tham dự Hội nghị thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. - Các nước tham dự Hội nghị quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. + Tại châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập. + Ở châu Á: hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên… + Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Nam Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; ở Trung Quốc sẽ tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp bao gồm Quốc dân đảng và Đảng cộng sản, Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc. + Các khu vực còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. + Theo thỏa thuận của các nước tại Hội nghị Pôtxđam (7/1945) quân đội Anh sẽ vào phía Nam vĩ tuyến 16 của Việt Nam, quân đội Trung hoa dân quốc vào miền Bắc để giải giáp quân đội phát xít Nhật - 1 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể - Những quyết định của Hội nghị Ianta và những quyết định của các cường quốc sau đó đã trở thành khuôn khổ trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ian ta. Câu 2: Tổ chức Liên Hợp Quốc ? * Sự thành lập: - Thực hiện những quyết định của Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại thành phố Xan – Phranxco (Mĩ) để thông qua Hiến chương, thành lập Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực, ngày này trở thành ngày Liên hợp quốc. * Mục đích hoạt động: - Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. * Nguyên tác hoạt động: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). * Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc: Gồm có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế, Ban thư kí. Ngoài ra Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác nhau (UNDP – chương trình phát triển LHQ, UNICEF – quỹ nhi đồng LHQ, UNESCO – tổ chức văn hóa, giáo dục khoa học…) * Vai trò của Liên hợp quốc: - Là tổ chức quốc tế lớn nhất Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế và các vấn đề toàn cầu khác. - Tuy nhiên, trên thực tế do tương quan lực lượng, cơ chế tổ chức mà nhiều vấn đề do Liên hợp quốc quyết định trong thời gian dài (quyền phủ quyết của các thành viên Hội đồng bảo an) bị Mĩ chi phối. Liên hợp quốc đã thông qua những quyết định sai trái như tham chiến ở Triều Tiên, chống Việt Nam, vấn đề Irắc… - Việt Nam là thành viên 149 của LHQ (9/1977). BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 1945-1991. LIÊN BANG NGA 1991-2000 Câu 3: Trình bày thành tựu Liên Xô 1945-1970 ? * Thành tựu trong khôi phục kinh tế: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải gánh chịu nhiều khó khăn Hy sinh tổn thất nặng nề: trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70 ngàn làng mạc bị tàn phá và tiêu huỷ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Hơn 5 năm chiến tranh chống phát xít làm đất nước này bị chậm lại khoảng 10 năm trong công cuộc phát triển kinh tế. - Các nước phương Tây (do Mĩ cầm đầu) đã thực hiện chính sách thù địch với - 2 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể Liên Xô bao vây kinh tế, phát động “chiến tranh lạnh” chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội. - Trong bối cảnh đó, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh,. Với tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ nhân dân Liên Xô đã thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. + Về công nghiệp: nền công nghiệp Liên Xô nhanh chóng được phục hồi, năm 1947 đạt mức trước chiến tranh. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động. + Về nông nghiệp: cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940. + Về khoa học – kĩ thuật: năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH – KT của Liên Xô, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. * Thành tựu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ 1950 – nửa đầu những năm 70): - Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liễn Xô đã thực hiệndựng bằng nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng thành công cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. - Thành tựu: + Về công nghiệp: Đến nữa đầu thập kỉ 70, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân là 9,6%; đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân… + Về nông nghiệp: Năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng xuất cao với 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình là 15,6 tạ/ha. Năm 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần. + Về khoa học – kĩ thuật: Đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao trong các lĩnh vực vật lý, hoá học, khoa học vũ trụ đi đầu trong các ngành công nghiệp mới bằng công nghiệp vũ trụ, điện nguyên tử, chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phóng vệ tinh nhân tạo (1957) du hành vũ trụ (1961) đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất mở đầu kĩ nguyên chinh phục vũ trụ của con người. + Về xã hội: Liên Xô có những thay đổi rõ rệt. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% số người lao động cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao. * Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại: - Về chính trị: từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70, nhìn chung ổn định. Đảng Cộng sản và Nhà nước hoạt động có hiệu quả, gây niềm tin trong nhân dân, trong xã hội có sự nhất trí về chính trị và tinh thần giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc - Về đối ngoại: Liên Xô luôn thi hành chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: + Luôn đấu tranh cho hòa bình, chống chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc; + Giúp đỡ tích cực về mọi mặt cho các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; + Đi đầu trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; + Trở thành trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chỗ dựa cho hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Câu 4: Nguyên nhân chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tan rã ? - 3 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể Gồm các nguyên nhân cơ bản sau: Trong những năm 1989 – 1991 chế độ chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Liên Xô và Đông Âu, chế độ mới được dựng lên với những nét chung nổi bật là: tuyên bố từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội , thực hiện đa nguyên về chính trị và chế độ đa đảng; chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền đại nghị và nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều hình thức sở hữu; hầu hết các Đảng của giai cấp công nhân ở các nước Đông Âu đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái, nhiều tổ chức với tên gọi khác nhau; tên nước quốc kì, quốc huy và ngày Quốc khánh đều thay đổi theo hướng gọi chung là các nuớc Cộng hoà. * N g u y ê n nh â n : - Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót. Như không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt phát triển kinh tế xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung - quan liêu về chính trị, bao cấp về kinh tế, làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động và thiếu mềm dẻo trong phát triển, do đó dẫn đến tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế chủ nghĩa xã hội Tình trạng đó kéo dài đã làm tăng sự bất mãn trong quần chúng, sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Mặt khác, các nước Đông Âu áp dụng mô hình cuả Liên Xô một cách máy móc, không phù hợp với đặc điểm dân tộc làm cho quần chúng phản ứng. - Hai là, tách rời với những tiến bộ văn minh thế giới nhất là khoa học – kĩ thuật. - Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại xa rời nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin. - Bốn là, về văn hoá – tư tưởng, những sai lầm cùng sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo đảng và nhà nước ở một số nước chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, không thường xuyên giáo dục những lí tưởng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội khoa học cho nhân dân, đặc biệt cho thanh thiếu niên, đã làm cho nhân dân mất phương hướng và niềm tin. - Năm là, Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển * N h ận x é t: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội. Tuy đây là một thất bại nặng nề cuả chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa nhưng đây chỉ là thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời. Bởi vì trong lịch sử xã hội loài người việc xác lập một phương thức sản xuất tiên tiến chưa bao giờ diễn ra nhanh chóng dễ dàng theo một con đường thẳng tắp mà luôn gặp những khó khăn, trắc trở (Ví dụ: Cách mạng pháp 1789 phải trải qua 5 chế độ cộng hoà sau đó chủ nghĩa tư bản mới được xác lập). Vì vậy Lê-nin nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất vấn đề thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới được xác lập lại đứng vững được mà không liên tiếp trải qua nhiều thất bại và những sai lầm tái phạm”. * T ừ c ô n g c u ộc c ả i t ổ t h ất bại c ủ a L i ê n Xô, m ột s ố bài h ọc k i n h n g h i ệ m đ ượ c rú t r a c h o c ô n g c u ộc đổi m ớ i đất n ướ c V i ệ t N a m t ừ n ă m 1986 – 19 9 1 l à : - Cần phải xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể; luôn luôn cảnh giác với mọi âm - 4 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể mưu của các nước đế quốc; phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đ ảng Cộng sản - Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng chế độ một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân tộc. - Ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội đã từng tung bay trên những khoảng trời rộng lớn, từ bờ sông Enbơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cuba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu nhưng rồi đây lại sẽ tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mĩ Latinh và cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của chủ nghĩa tư bản phương Tây Đ ó là mơ ước của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người. Câu 5: Trình bày Liên Bang Nga 1991-2000 ? Liên Bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” trong quan hệ quốc tế. * Về kinh tế: - Từ năm 1992, Chính phủ Nga đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế, cố gắng đưa đất nước đi vào nền kinh tế thị trường. Nhưng việc tư nhân hóa ồ ạt càng làm cho nền kinh tế thêm rối loạn hơn. Từ năm 1990 đến 1995, tốc độ tăng trưởng GDP luôn là số âm, năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là - 4,1%. - Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần phục hồi. Đến năm 1997, tốc độ tăng trưởng đạt 0,5%, năm 2000 là 9%. * Về chính trị: tháng 12/1993, bản Hiến pháp của Liên Bang Nga được ban hành, theo đó Tổng thống do dân bầu trực tiếp là người đứng đầu nhà nước, người điều hành chung mọi hoạt động các cơ quan. Về đối nội, nước Nga đứng trước hai thách thức lớn: một là tình trạng không ổn định về chính trị do sự tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – kinh tế và đòi hỏi dân chủ hóa của nhan dân; hai là những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai của vùng Trécxnia. * Về đối ngoại: Trong những năm 1992 - 1993, Liên bang Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”, ngả về các cường quốc phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế nhưng không đạt kết quả. Từ năm 1994, Nga chuyển sang chính sách “định hướng Âu - Á”, khôi phục phát triển quan hệ với các nước trong khu vực châu Á. * Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu * Vai trò của Liên bang Nga từ sau năm 1991 trong việc xác lập quan hệ quốc tế mới : Liên bang Nga kế thừa những thành tựu của Liên Xô trước đây và quá trình điều chỉnh trong đường lối đối ngoại nên từ năm 1991 đến nay, Liên bang Nga dần dần có tiếng nói tích cực trong mối quan hệ quốc tế mới BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á Câu 6: Tình hình Đông Bắc Á sau chiến tranh ? - Đông Bắc Á là một khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới, trước năm 1945 bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Bắc Á đã diễn ra nhiều chuyển biến quan trọng: - 5 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể +. Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. +. Cuối những năm 90, Hồng Công, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc. +. Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia thành hai miền theo vĩ tuyến 38 với sự thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8/1948) và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9/1948). Quan hệ giữa hai nhà nước này là đối đầu căng thẳng, từ năm 2000 đã có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tiếp xúc hoà hợp dân tộc. +. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân như ở Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, đặc biệt là những thành tựu to lớn của Nhật Bản và Trung Quốc từ cuối những năm 70. Câu 7: Sự thành lập nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của nó ? - Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946 - 1949): + Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy (113 lữ đoàn, khoảng 160 vạn quân) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính thức phát động cuộc nội chiến chống Đảng Cộng sản. + Do tương quan lực lượng nên từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữa đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng. + Từ tháng 6 - 1947, quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải phóng các vùng do Quốc dân Đảng kiểm soát. + Bằng ba chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình - Tân) từ 9 -1948 đến 1 - 1949, quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.540.000 tên địch (gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoàn quân địa phương) làm cho lực lượng chủ lực của địch bị tổn thất nghiêm trọng. + Tháng 4 - 1949, quân giải phóng vượt sông Trường Giang; ngày 23 - 4 - 1949, Nam Kinh được giải phóng. Cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy sang Đài Loan. - Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. -Ý nghĩa: + Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. +Làm tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, làm cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á + Ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là Đông Nam Á. Câu 8: Đường lối cải cách ở Trung Quốc 1978 ? * Bối cảnh lịch sử: Từ năm 1959 đến 1978, Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội: - 6 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể - Về kinh tế: Với việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hông” gồm “đường lối chung” của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, “đại nhảy vọt” và “công xã nhân dân” kinh tế của Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất ngưng trệ, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. - Về chính trị: Những khó khăn về kinh tế đã dẫn tới những biến động về chính trị. Năm 1959, Lưu Thiếu Kì được cử làm chủ tịch nước, Mao Trạch Đông giữ cương vị chủ tịch Đảng. Trong nội bộ Ban lãnh đạo Trung Quốc đã bộc lộ sự bất đồng gay gắt về đường lối và tranh chấp về quyền lực hết sức quyết liệt. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực là cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản” trong những năm 1966 – 1968. Từ năm 1968 đến 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng lật đổ, tình hình kinh tế, xã hội ngày càng đen tối, hỗn loạn. - Về đối ngoại: thực hiện đường lối đối ngoại không có lợi cho cách mạng Trung Quốc và thế giới như xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ năm 1962, Liên Xô năm 1969, bắt tay với Mĩ tháng 2/1972. * Đường lối đổi mới: - Tháng 12 - 1978, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII (9 - 1982), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng (10 - 1987): + Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. + Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản: Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa; Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân; Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc; Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. - Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. * Thành tựu: - Sau 20 năm (1979 - 1998), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới. + Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ đôla Mĩ (USD), tức là đạt 1.072 tỉ USD (tương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ). + Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD (gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới. + Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %. + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2 090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3 nhân dân tệ - Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: + Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. + Từ năm 1992, chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu và ngày 15 - 10 - 2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã bay vào - 7 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga và Mĩ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ. - Đối ngoại: + Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê- xi-a; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nươc trên thế giới, có nhiều đóng góp trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. + Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. * Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: - Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực, trên nền tảng tình hữu nghị và ổn định lâu dào. Từ năm 1999 đến nay, hai nước phát triển quan hệ hợp tác theo phương châm“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. - Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: Cải cách đi liền giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội (4 nguyên tắc). Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đ ảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ Câu 9: Vài nét chung quá trình giành độc lập ở Đông Nam Á ? - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ, sau đó là Nhật Bản. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình tình thế giới có nhiều biến chuyển có lợi cho phong trào cách mạng thế giới như chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn, chủ nghĩa đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới dâng cao…điều đó có tác động mạnh mẽ tới phong trào đấu tranh giành độc lập của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. + Ngày 17/8/1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. + Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, nước VNDCCH ra đời (2/9/1945). + Tháng 8 - 1945, nhân dân các nước bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập. + Những nước giải phóng được một số vùng lãnh thổ: Miến Điện, Mã Lai, Phi-lip- pin. - Các nước thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục đấu tranh chống thực dân Âu – Mĩ. + Vào giữa những năm 50, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia lần lượt đánh đuổi thực dân ra khỏi đất nước. + Các nước đế quốc Âu – Mĩ phải công nhận độc lập của Phi-lip-pin (4/7/1946), Miến Điện tuyên bố độc lập (1/1948), Mã Lai tuyên bố độc lập (31/8/1957), Anh trao trả quyền tự trị cho Xingapo (1959). - 8 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể + Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Nhân dân Đông Dương phải trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn; còn Brunây tuyên bố độc lập (1/1984); Đông Timo sau cuộc trưng cầu dân ý (8/1999) tách In-đô-nê-xi-a và đến 5/2002 trở thành quốc gia độc lập. Câu 10: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Lào và Cam-pu-chia ? * Quá trình đấu tranh giành độc lập ở Campuchia (1945 – 1993): * Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): - Tháng 10 - 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Cam-pu-chia. Triều đình phong kiến nhanh chóng quy thuận Pháp, và ngày 7 - 4 - 1946, kí với Pháp hiệp ước chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Cam-pu-chia. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ năm 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia đã anh dũng đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Từ ngày 17 đến ngày 19 - 4 - 1950, những người kháng chiến Cam-pu-chia đã tiến hành đại hội quốc dân, thành lập ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Khơ - me) và Chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh đứng đầu. - Ngày 19 - 6 - 1951, trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang trong cả nước, quân đội cách mạng chính thức thành lập lấy tên là Quân đội It-xa-rắc. - Tháng 7 - 1951, Hội nghị đại biểu các đảng viên cộng sản toàn Cam-pu-chia đã chính thức thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Cam-pu-chia theo quyết định của Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951). - Bước vào những năm 1953 - 1954, phong trào kháng chiến của nhân dân Cam-pu- chia phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi và thu được những thắng lợi to lớn: vùng giải phóng được mở rộng, chiếm khoảng 1/4 lãnh thổ Cam-pu-chia với số dân ước chừng 2 triệu người. - Cuối năm 1952, tình thế quân sự, chính trị và tài chính của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đã trở nên hết sức nguy kịch. Trong bối cảnh đó, ngày 9 - 11 - 1953, Xi-ha-núc tiến hành cuộc vận động ngoại giao (thường được gọi là cuộc thập tự chinh của Quốc vương vì nền độc lập của Cam-pu-chia) gây sức ép buộc chính phủ Pháp phải kí hiệp ước trao trả độc lập cho Cam-pu-chia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Cam-pu-chia và Pháp vẫn nắm mọi quyền hành ở Cam-pu-chia. - Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp phải kí hiệp ước Giơ-ne-vơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Hiệp định cũng quy định tất cả các đơn vị quân đội Pháp rút ra khỏi lãnh thổ Cam-pu-chia, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị thực dân của Pháp ở Cam-pu-chia. * Giai đoạn hòa bình trung lập (1954 - 1970): - Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, chính phủ Xi-ha-núc thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía miễn là không có điều kiện rằng buộc. Nhờ vào đường lối này, Cam-pu-chia đã trải qua một thời kì phát triển hòa bình và có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. - Sau cuộc đảo chính lật đổ Xi-ha-núc ngày 18 - 3 - 1970 của thế lực tay sai Mĩ nhằm phá hoại nền hòa bình, trung lập và đưa Cam-pu-chia vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ trên bán đảo Đông Dương. * Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970 - 197 5): - 9 - Tư liệu học tập Gửi tặng toàn thể - Ngay sau cuộc đảo chính, với sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân Cam-pu-chia vẫn có những bước phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh và vùng giải phóng được mở rộng ở khắp mọi miền đất nước. - Từ tháng 9 - 1973, lực lượng vũ trang Cam-pu-chia đã chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố khác. - Mùa xuân năm 1975, quân dân Cam-pu-chia mở cuộc tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch. - Ngày 17 - 4 - 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi. * Giai đoạn thống trị của tập đoàn Khơ-me đỏ (1975 – 1979): - Liền ngay sau khi Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari đứng đầu là Pôn Pốt đã quay lại phản bội cách mạng, chúng thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội: • Chúng xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc về lao động và sinh sống trong những trang trại tập trung ở nông thôn. • Chúng tán phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa và tàn sát dã man hàng triệu người dân Cam-pu-chia vô tội. • Về đối ngoại: chúng gây ra cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam, kích động sự thù hằn dân tộc chống Việt Nam. - Trước thảm họa diệt chủng, nhân dân Cam-pu-chia sôi sục căm thù, nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ Khơ-me đỏ. - Tháng 12 - 1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Cam- pu-chia nổi dậy ở nhiều nơi. - Ngày 7 - 1 - 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơ-me đỏ diệt chủng, Cam-pu-chia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước. * Giai đoạn diễn ra cuộc nội chiến ở Cam-pu-chia (1979 - 1991): - Từ năm 1979 ở Cam-pu-chia đã diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân cách mạng với phe phải đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơ-me đỏ. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ, gây nhiều tổn thất cho đất nước. - Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Cam-pu-chia đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23 - 10 - 1991, Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được kí kết tại Pa-ri. * Giai đoạn xây dựng đất nước (1993 - 2000): - Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9 - 1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Cam-pu-chia do N.Xi-ha-núc làm Quốc Vương. Từ đó, Cam-pu-chia bước sang một thời kì mới. - Tháng 10 - 2004, vua Xi-ha-núc tuyên bố thoái vị. Hoàng tử Xi-ha-mô-ni lên kế ngôi, trở thành quốc vương của Cam-pu-chia. * Quá trình đấu tranh giành độc lập ở Lào (1945 – 1975): * Tuyên bố độc lập: - Giữa tháng 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Nắm thời cơ thuận lợi, ngày 23 - 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. - Ngày 12 - 10 - 1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của nước Lào. * Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954): - 10 - . liệu học tập Gửi tặng toàn thể Luyện thi đại học LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945-2000  (Học kỷ nội dung-chắc nội dung) BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI. học - kĩ thuật: - Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại: + Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới. tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu – Mĩ, sau đó là Nhật Bản. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình tình thế giới có

Ngày đăng: 31/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w