•Hết thế hệ này sang thế hệ khác người Việt phải dồn phần lớn sức mình cho việc đắp đê chống lụt tại các đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, phần còn lại cho cuộc mưu sinh thông q
Trang 1T t ư tưởng ư tưởng ởng ng
Cách nhìn của người nước ngoài về người Việt Nam
Zenith™ sưu tập
Trang 21.Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên
tâm lý hưởng thụ còn nặng.
• Xét trên cái nhìn “ ta tự ngắm chính ta “ thì đánh giá cũng có phần đúng ta làm được thì sài được , nhưng cái cơ bản ở đây là dân ta tiêu nhiều hơn thu nhập Liên tưởng rộng hơn nữa nước Việt Nam cũng là 1 nước nhập siêu ( nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu ) và ngân sách nhà nước “ chi bao giờ cũng nhiều hơn thu “ Chúng ta được biết nước ta xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , đời sống khó khăn cùng cực , các cụ nói “ cái khó
ló cái khôn “ , chúng ta ko cần cù , chăm chỉ lao động thì lấy đâu ra cái ăn cái mặc
• Đa số những người thành đạt từ lao động chân chính họ đều ko có tâm lý hưởng thụ vì họ thấu hiểu được giá trị của sức lao động Cái đánh giá này theo nhóm so với thực tế hiện nay đã không còn phù hợp , có chăng thì chỉ là ở các vùng nông thôn hẻo lánh hay các vùng dân trí thấp
Vì thế cái tâm lý hưởng thụ ở đây được hiểu chính là “ không có việc j để làm “
hoặc “ muốn làm nhưng không biết làm như thế nào ?? nên đánh chịu trận , hay hiểu rộng hơn nữa “ hưởng thụ chính là “ cuộc sống quá đầy đủ , không phải lo nghĩ về vấn đề
j nó tạo cho chúng ta sự bị động Liên hệ với các gia đình giàu có , con cái sống sung túc thì thường sẽ hư hỏng Cái quan trọng là giáo dục gia đình , xã hội , tri thức trang bị cho chúng ta nhìn nhận được “ thói xấu “ và “ quyết tâm tiêu diệt nó
Trang 32.Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động
Chúng ta có nhiêù bằng cấp hơn trước nhưng trí khôn kém đi,biết nhiều hơn nhưng óc phán xét suy giảm
Chúng ta tích góp của cải nhưng đồng thời làm rơi rụng những giá trị của con người Với nhiều kẻ ,thu nhập đi lên , đạo đức đi xuống.
•Xét trên phương diện so với quốc tế ,chúng ta thông minh , đều đó ko phải bãn cãi Ở ĐNA chúng ta có chỉ số IQ cao chỉ xếp sau singapore
•Nhìn từ truyền thống, mục tiêu người đàn ông Việt trải qua bao đời đơn giản vẫn chỉ là: tậu trâu, lấy vợ, làm nhà" Đây là mục tiêu của sự tồn tại mang tính bản năng, thiếu vắng các tư duy phát triển, tư duy cải cách.
•Hết thế hệ này sang thế hệ khác người Việt phải dồn phần lớn sức mình cho việc đắp đê chống lụt tại các đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, phần còn lại cho cuộc mưu sinh thông qua việc trồng lúa rất bấp bênh, năm được năm mất, cuộc sống luôn không ổn định Trong hoàn cảnh quy mô sản xuất quá nhỏ, độc canh cây lúa không ổn định được cuộc sống thì chỉ phát sinh được loại hình tư duy ứng phó và chụp giật trước mắt, không thể có dư địa cho những tư duy phát triển dài hạn, nhất là phát triển bền vững.
•Ở 1 xã hội và môi trường làm việc chưa thực sự coi trọng “ trình độ và chuyên môn “ mà nặng
về bằng cấp cũng như vấn đề tiền lương quá thấp đã khiến cho buộc chúng ta phải làm việc mang tính chất đối phó ,dẫn đến thiếu chủ động là hệ quả tất yếu
Cái quen xấu này có ảnh hướng lớn đến bước tiến cách mạng , làm cách mạng chúng ta cần có những tầm nhìn chiến lược dài để thích nghi và định hướng con đường chúng ta đi
Về điểm này ta phải thực sự đề cao tử tưởng HCM ,bác đã nhìn xa trông rộng tất cả , nhiều điều bác căn dặn đến nay vẫn chưa khắc phục đc triệt để như : bệnh thành tích , tham ô tham nhũng , quan liêu , hành chính , cậy chức quyền …
Trang 43 Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự
hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
• Một bộ phận lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam rất khéo léo làm kinh tế nhỏ song không duy trì phát triển thành những tập đoàn lớn mạnh trong khu vưc cũng như trên thế giới do không có chiến lược phát triển lâu dài đó là do đâu?Người Việt ta cần cù, nhẫn nại? Nhiều người hoài nghi về kết luận này, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay kiểu làm ăn qua quýt, “đánh trống bỏ dùi”, “chuồn chuồn đáp nước”, không làm việc gì cho đến nơi đến chốn đang là một vấn nạn của lớp trẻ Chừng nào chúng ta chưa chữa trị được căn bệnh này từ gốc là thói quen ngại khó, ………còn nhiều vấn đề nữa
Trang 54 Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
• Ước mơ, hoài bão là một tính cách tốt của thanh niên
nhưng đã có không ít người có những suy nghĩ viển vông,
xa rời cuộc sống, xa rời những điều kiện hiện có Ngồi ở cơ quan, ngồi trong nhà mình mà cứ như ngồi trên mây
Nhiều ý kiến, nhiều vấn đề đặt ra không được đa số đồng tình.
• Ngay cả đến văn hóa lâu đời cũng vay mượn , Phật giáo từ
Ấn Độ , Nho giáo từ Trung Quốc , đến chữ quốc ngữ cũng
do người nước ngoài tạo ra Trong cuộc cách mạng hiện nay ý thức lý luận cần được hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp với thời đại và thời kỳ hội nhập chúng ta cần lý luận
đề có tầm nhìn chiến lược về bối cục toàn cầu để định
hướng 1 cách đúng đắn nhất về con đường cách mạng chúng ta đang đi
Trang 65 Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
• Cái này cũng đúng Lúc nào mình cũng hỏi chính mình: Tại sao nước mìh luôn theo sau các nước khác trong khi tiềm lực nước mình có
nhiều????
*Một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về người Việt, đã nói: "Dân tộc các bạn rất thông minh (ông lấy dẫn chứng về những giải thi quốc tế
mà học sinh chúng ta đã đoạt được và đưa ra chỉ số IQ của người Việt), nhưng hình như chỉ thông minh trong việc nhỏ! Khi đứng trước đại sự vẫn tiếp tục cách nghĩ gần, nghĩ ngắn nên thường để tiểu tiết làm hỏng đại cục và hay đánh mất thời cơ”
•
Nhiều du học sinh của ta ở nước ngoài lúc nào cũng tự hào là người Việt Nam mình thông minh , sinh viên mình học các môn KHTN lúc nào cũng xuất sắc hơn nhưng chỉ thấy trong High school va Đại Học Các chương trình sau đại học thì hầu như chả có ai Lâý ví dụ cho bài văn đang thi tốt nghiệp THPT làm chấn động dư luận, học chỉ để lấy được điểm cao nên ít khi có tư duy mới nên khi một học sinh viết hơi "lạ" một tí thì tạo nên một cơn sốc cho ngành GD
Trang 76 Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
• Người VN là vậy , quý khách lắm , rất hiếu khách nhưng tâm lý hay hiếu kỳ ( chỉ cần ra đường
có vụ quẹt xe hay cãi nhau là y như rằng đám đông tụ tập lại dừng xem ) , đam mê cái mới
mẻ lạ mắt nên dễ chán Những vị khách đến nhà thường mang theo những điều mới mẻ , là trung tâm của câu chuyện , họ luôn có những chủ đề sôi nổi , gây hứng thú , tuy nhiên nếu ở
đc 1 thời gian , mọi chuyện hết để nói thì dường như tâm lý chán của chủ xuất hiện , hết
chuyện để nói Còn nước ngoài thì khác họ coi mỗi người khách như những thành viên trong gia đình , họ tâm sự về gia cảnh , chia sẻ những điều nhỏ nhặt , quý khách , khách ở lâu trong nhà có thể như là 1 thành viên , làm việc cùng , ăn cùng , tâm lý rất là thoải mái
• Lịch sử xuất phát từ một nền kinh tế khép kín , khiến con người việt quanh năm chỉ biết có cái ăn , cái mặc , sống khép kín , nói nhiều nhưng ít lắng nghe ,
• Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được
• Thế nên trong cuộc cách mạng này chúng ta rất cần những sự ủng hộ của bạn bè quốc tế , gây thiện cảm tốt về con người việt , mở rộng mình đề hòa nhập quốc tế , cần phát triển
những mối quan hệ bền vững , tôn trọng lẫn nhau qua đó học hỏi và tích lũy những kinh
nghiệm cho mình Thói quen này ko phải là xấu và chân thực mà nói công cuộc cách mạng nước ta cũng ít bị ảnh hưởng bởi thói quen này Chúng ta sẽ sửa và chắc chắn sẽ làm đc ông cha ko làm đc thì thế hệ trẻ năng động sẽ làm đc
Trang 87 Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô
bổ (sĩ diện,khoe khoang, thích hơn đời).
• Để làm rõ đặc điểm này ta xét một số sự kiện gần đây; Trong những năm qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Vận động Ngày Vì người nghèo Trung ương,phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng lập ra quỹ vì người nghèo và cuối mỗi năm tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn” để quyên góp tiền từ những tổ chức,những cá nhân có lòng hảo tâm để giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống Tính từ khi phát động đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được trên 3.000 tỷ đồng; cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, cả nước đã xây dựng và sửa chữa
được trên 900.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, đem lại niềm vui cho hàng triệu người nghèo và niềm vui, niềm tin cho các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Ngược lại với những hoạt động trên thì lại là sự lãng phí vô bổ không cần thiết gần đây nhất là “Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội” đã tiêu tốn hết gần 100,000 tỷ với số tiền này thì ta có thể xây mới hàng triệu ngôi nhà cho dân nghèo, Thích phô trương, khoe
khoang, thậm chí cả khoe khoang những điều mình không hoặc chưa có Không
ít các bạn sinh viên tốt nghiệp chưa kiếm được việc đã vội vàng xin đăng ký học
để lấy bằng thứ hai mà không biết để làm gì, nhiều người Chưa có nhu cầu, đã mua ngay máy tính, máy ảnh
Trang 98 Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong
những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn Còn trong điều kiện sống
tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng“
•Có lẽ câu ca dao này ai cũng biết và nghĩa của nó tất nhiên ai cũng hiểu Người Việt Nam xưa đã nổi tiếng với tinh thần đoàn kết, nổi bật nhất có lẽ là trong cuộc chiến tranh chống Pháp & Mỹ cứu nước Phải công nhận trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới hiểu tinh thần đoàn kết của người Việt Nam là như thế nào Nào là chiến tranh chống Mỹ quân & dân 3 miền như 1, miền bắc hậu phương giúp đỡ cho anh em miền Nam Miền nam thà chết chứ nhất định không theo Mỹ Ngụy để hướng đến con đường của đảng & nhà nước cộng sản.
•Bây giờ cũng đã hơn 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, người Việt Nam vẫn còn nổi tiếng vì tinh thần đoàn kết Nhưng mặt đẹp thì phô ra còn mặt xấu thì người ta che đi Từ trẻ con đến người lớn trong nước đều biết rằng trong hơn 30 năm hòa bình đó, đất nước ít nhiều không còn đoàn kết
nữa.
Lấy ví dụ tiêu biểu là nhân dân 2 miền Bắc & Nam Không khó để tìm Google những topic bình luận, cãi nhau hay thậm chí chửi nhau về sự khác biệt: Văn hóa, cách nói, xưng hô, tính cách…
của mọi người 2 miền.
Thật buồn và thất vọng khi mình, mới chỉ là 1 học sinh được thầy cô giảng về tình đoàn kết của dân ta lại phải chứng kiến những lời lẽ "thô lỗ" mà mọi người 2 miền dành "tặng" cho nhau.
Nói thật mình là người miền Bắc, thật khó khăn cho mình để làm quen với phong cách sống của các bạn miền Nam nên cũng dễ hiểu vì sao ngừoi ta lại có thể tranh luận gay gắt thế.
Những ai cũng biết 2 miền có nền văn hóa khác nhau, phong cách sống khác nhau và cái nào cũng là tốt cả, thế nào mà chả là người VIỆT NAM Không quen lối sống người ta thì mình sống cho mình, cho đất nước mình
đi đã rồi hằng đi phê phán, cái gì cũng cho của mình là nhất.
Sao người miền này phải cố tình bới móc từng cái thói quen của người miền khác rồi phê phán nó ?? như vậy chỉ làm đất nước mình đã cổ hủ lại càng cổ hủ hơn, tạo thành 1 cái vỏ bọc gọi là sự đoàn kết giả tạo Sao không coi trọng văn hóa của nhau để mà biết cùng phấn đấu cho cả đất nước Việt Nam phát triển??
Trang 109 Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu
thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
• Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội Việt Nam là nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hoà Cũng bởi vậy mà chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt Một gia đình có êm ấm, hoà thuận hay không phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định
• Nhưng chữ nhẫn của người Việt ta ngày này đã bị biến tướng đi nhiều rồi, phải chăng là do được sống trong 1 thời đại hòa bình đầy đủ ấm no nên giờ đây lòng tham, sự đố kị trong con người ta đã bộc lộ, phát triển lên 1 mức mới, không còn giữ được cái đầu lạnh, không còn giữ được chữ nhẫn của ngày xưa
• 1 ví dụ điển hình cho sự hiếu chiến hiếu thắng của 1 bộ phận ng việt nam ta bây g chính là trong văn hóa giao thông Khi đi ngoài đường, chỉ cần 1 va chạm nhỏ hay chỉ 1 anh mắt nhìn thôi là cũng đủ dẫn đến 1 vụ ẩu đả đâm chém nhau ngay tại chỗ Có rất nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự việc này, có thể là tại ảnh hưởng từ các bộ phim, truyện, sách của nước ngoài hay là chịu ảnh hưởng của chính những người xung quanh, ngay trong cuộc sống thường ngày Có lẽ rằng bây g nta nghĩ rằng phải như thế thì mới chứng tỏ được rằng mình hơn người
Dù không phải tất cả người Việt ta hiện nay đều như vậy, nhưng mà con sâu làm giàu nồi canh, 1 người sẽ dẫn đến nhiều người, và nhiều người như vậy trong 1 xã hội thì không còn là 1 xã hội văn minh nữa.
Trang 1110 Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức
mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm
thì kém, bảy người làm thì hỏng)
• Thích tụ tập là một thói quen mới hình thành của người Việt Đặc biệt khoảng chục năm trở lại đây Khi cuộc sống trở nên khấm khá hơn trước đây, nhu cầu của người dân không còn chỉ là có
đủ cơm ăn, áo mặc mà người ta còn tìm đến với rất nhiều hình thức để giải trí, tận hưởng cuộc sống Một trong những hình thức đó, có thể nói đến thói quen thích tụ tập
• Ban đầu, tụ tập là để hàn huyên, tâm sự Dù là trong gia đình, họ hang hay bạn bè thì khi gặp gỡ,
ng ta tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự nhưng dần dần, những cuộc gặp gỡ, tụ tập đó trở thành dịp để ng ta họp nhau lại khoe khoang về cuộc sống, về gia đình, sự nghiệp, tiền bạc Ai cũng muốn mình là người may mắn nhất, hạnh phúc nhất, giàu có nhất và không muốn ai hơn mình Vì thế thiết nghĩ, tụ tập không còn mang ý nghĩa vốn có của nó, không chỉ là gặp gỡ, liên hoan mà biến thành một hoạt động gượng ép mà ng ta không tham gia cũng không được
• Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết Khi tụ tập ai cũng muốn thể hiện mình và muốn chứng
tỏ cho đối phương thấy mình là nhất, không muốn ai hơn mình Điều này cũng thể hiện rõ trong các hoạt động làm việc theo nhóm trong các công ty hiện nay
• 1 ví dụ điển hình là khi có 1 giải bóng đá hay thể thao nào đó diễn ra tại Việt Nam, người hâm mộ đến cổ vũ rất đông và thường đi theo thành nhóm thành hội vì tính thích tụ tập của họ Nhưng khi trận đấu kết thúc thì lại mạnh ai người đấy đi, chen lấn xô đẩy đề về mà không biết kết hợp với nhau 1 cách khoa học và thông minh nhất để tất cả có lợi.
Làm việc hay hoạt động theo nhóm sẽ rất có lợi trong cộng việc cũng như trong xã hội Nhưng để làm tốt hoạt động nhóm thì phải biết mình biết ta, phải giảm cái tôi trong mình xuống.