0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

nghĩa thực tiễn

Một phần của tài liệu THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM PH ĂNGGHEN VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 50 -72 )

Tác phẩm ““Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.Ăngghen không chỉ có một ý nghĩa lý luận mà còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Tác phẩm đã đề cập tới một số nội dung quan trọng, đặc biệt trong vấn đề nhà nước khi chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước thì Ph.Ăngghen cũng đồng thời chỉ rõ tiền đề xuất hiện nhà nước là sự ra đời của chế độ tư hữu và lý giải theo tinh thần duy vật - biến chuyển hợp quy luật của nhân loại từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất, yếu tố đã trở thành cơ sở chế độ người áp bức bóc lột người. Điều này đã làm cho tác phẩm càng có thêm ý nghĩa thực tiễn rất to lớn. Bởi thông qua tác phẩm này đã giúp chúng ta hiểu một phần lý luận về nguồn gốc cũng như bản chất chế độ tư hữu. Qua đó, nó cung cấp cho giai cấp công nhân lý luận để phấn đấu xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ tư hữu thiết lập chế độ công hữu.

Thật vây, khi tìm hiểu về nguồn gốc xuất hiện nhà nước thì cũng đồng thời hiểu rõ về nguồn gốc xuất hiện chế độ tư hữu. Nếu sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xuất hiện giai cấp, thì sự xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp chính là nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi người trong thị tộc đều làm chung hưởng chung, họ sống nhờ săn bắt hái lượm. Công cụ lao động thô sơ chủ yếu là tre, đá và đùi gỗ. Vì thế năng suất lao động thấp, trong xã hội chưa xuất hiện chế độ tư hữu tài sản. Mọi người vẫn sống với nhau trong hòa bình, không có tình trạng người bóc lột người. Đó là một xã hội lý tưởng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, con người cũng được phát triển về thể lực và trí lực, họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Năng suất lao động đã tạo tiền đề làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao động tự nhiên được thay thế bằng phân công lao động xã hội. Sản phẩm lao động dồi dào, của dư thừa xuất hiện làm phát sinh khả năng chiếm đoạt của cải dư thừa và chế độ tư hữu hình thành.

Ph.Ăngghen đã chỉ ra một cách thuyết phục tính quy định về mặt kinh tế và tính tất yếu lịch sử của sự tồn tại và sự phân rã của chế độ sở hữu tập thể trong xã hội nguyên thủy. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, vào thời đại văn minh với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn tới sự phân công lao động trong xã hội của nông nghiệp, thủ công nghiệp. Vì thế, nghề chăn nuôi đã có bước phát triển rất lớn “Nghề chăn nuôi đã có vai trò quyết định đối với sự xuất hiện chế độ sở hữu riêng, sở hữu tư nhân trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành chế độ tư hữu”.[15;241] Trong quá trình lao động thì trình độ con người có sự phát sự phát triển. Con người đã biết thuần dưỡng súc vật. Điều đó chứng tỏ, vai trò ý nghĩa của lao động không những làm cho xã hội có những biến đổi mà con người cũng được phát triển và hoàn thiện “Việc thuần dưỡng ra súc vật và việc chăn nuôi các bầy gia

súc đã tạo ra những nguồn của cải chưa từng thấy, và đã tạo ra những quan hệ mới”.[15;88 – 89] Những đàn gia thúc được thuần dưỡng đã trở thành nguồn tài sản tích lũy quan trọng, là mầm móng phát triển chế độ tư hữu: Vai trò quyết định của ngành chăn nuôi đối với sự xuất hiện các mối quan hệ của chế độ sở hữu riêng, chế độ sở hữu trong điều kiện thích hợp, đã phát triển thành chế độ tư hữu.

Khi xã hội đã tiến sang giai đoạn của chế độ giã man, thời đại của những cây kiếm sắt, đồng thời cũng là thời đại của cái cày và cái rìu sắt. Khi sắt ra đời, chiếc cày sắt đã mở rộng diện tích canh tác, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm lao động ngày càng nhiều con người đã tạo ra nhiều của cải đến mức cần thiết để duy trì cuộc sống của họ. Điều đó xuất hiện những sản phẩm dư thừa ổn định đã mở đường cho việc trao đổi thường xuyên như một khâu ngày càng cần thiết của chu trình sản xuất – tiêu dùng đang ngày càng trở nên phức tạp. Việc trao đổi đã thúc đẩy việc biến những lượng dư thừa của một ngành sản xuất thuần nhất thành những sản phẩm được tạo ra trong các ngành kinh tế khác, cũng như biến lượng dự trữ tư liệu và sản phẩm mang tính chất xã hội cổ truyền thành quỹ trao đổi. Ph.Ăngghen đã xác nhận: “Lúc đó, sự trao đổi được tiến hành giữa các bộ lạc thông qua những tù trưởng thị tộc của mỗi bên; nhưng khi những đàn gia súc bắt đầu chuyển thành sở hữu tư nhân thì sự trao đổi cá nhân với nhau ngày càng thắng thế và cuối cùng hình thức trao đổi duy nhất. Nhưng vật phẩm chủ yếu mà các bộ lạc du mục trao đổi với nhau những bộ lạc lân cận là gia súc; gia súc trở thành hàng hóa dùng để đánh giá tất cả các hàng hóa khác và ở đâu đâu cũng được người ta vui lòng nhận đối với các hàng hóa khác - tóm lại, gia súc đã nhận được chức năng tiền tệ và nó được dùng làm tiền tệ ngay từ giai đoạn đó”.[16;171]

Như vậy, chế độ tư hữu đã ra đời cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trao đổi của hàng hóa, nền sản xuất phát triển với nhiều

nghành nghề chuyên môn làm xuất hiện nhu cầu trao đổi và nền sản xuất hàng hóa ra đời. Chế độ tư hữu xuất hiện.

Cùng với việc chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước có tiền đề từ chế độ tư hữu Ph.Ăngghen đã chỉ rõ bản chất của chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu là sự chiếm hữu tư liệu sản xuất của một giai cấp trong xã hội cùng với sự sản xuất. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ trong xã hội, ai giai cấp nào nắm giữ toàn bộ tư liệu sản xuất, thì thống trị quá trình sản xuất thống trị xã hội. Sự xuất hiện một thiết chế như chế độ tư hữu trong đời sống con người được quy định một cách hợp quy luật bởi mức độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Vì vậy, sự xuất hiện chế độ tư hữu không phải là thành quả hoạt động của trí tuệ, không phải là sự thực hiện của các nhóm xã hội nhất định. Nó được lý giải bằng nhu cầu chín muồi về một phương thức điều hành mới về nguyên tắc của toàn xã hội đối với sản xuất và tiêu dùng, phương thức này đã mở ra cho con người phát triển sản xuất và văn hóa. Bản chất của chế độ tư hữu được thể hiện ở phương diện tự nhiên đối với tư liệu sản xuất và phương tiện đối với tư liệu sản xuất.

Chế độ tư hữu được hình thành từ sự tiến hóa của sự phát triển của chế độ sở hữu tập thể và trong quá trình biến đổi hợp quy luật của chế độ sở hữu tập thể thành chế độ sở hữu trên cơ sở kinh tế của các đối kháng giai cấp trong thời đại văn minh. Nó hình thành trong quan hệ sản xuất “con người - thiên nhiên và công cụ lao động” - những quan hệ giữ vai trò là văn minh là cơ sở của lực lượng sản xuất, với các bước nhảy vọt trong sự phát triển của quan hệ sản xuất, liên quan đến hệ thống “một người và nhiều người khác” mà hạt nhân hệ thống này là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Về chế độ công hữu với tư liệu sản xuất trong xã hội công xã nguyên thủy ở trình độ tự phát. Đặc trưng chủ chế độ nguyên thủy là tính cố kết chặt chẽ, mà thực chất là tính không thể tách rời giữa sở hữu với lao động, giữa mối quan hệ tương hỗ con người với quan hệ của họ, với các sản phẩm tự nhiên và với công cụ lao động, tức là các tiền đề nền sản xuất xã hội.

Ph.Ăngghen viết: “Sự phân công lao động hoàn toàn tính chất; nó chỉ tồn tại giữa nam và nữ. Đàn ông đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho công việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc: họ làm bếp, dệt, may vá. Mỗi bên làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình: đàn ông làm chủ trong rừng, đàn bà làm chủ ở nhà. Mỗi bên đều sở hữu những công cụ do mình chế tạo và sử dụng: đàn ông làm vũ khí, dụng cụ săn bắn và đánh cá; đàn bà làm chủ những dụng cụ gia đinh. Kinh tế gia đình là kinh tế cộng sản chủ nghĩa chung cho nhiều gia đình, thường là chung cho một số lớn gia đình. Cái gì cùng chung nhau làm ra và dùng chung, cái đó là tài sản chung, như nhà cửa, vườn tược và thuyền độc mộc”.[16;243 – 244] Nền sản xuất ngay lúc đầu là sản xuất chung; tiêu dùng cũng vậy, được tổ chức thông qua sự phân phối trực tiếp những sản phẩm trong nội bộ các cộng đồng cộng sản chủ nghĩa lớn hay nhỏ, những người sản xuất làm chủ quá trình sản xuất và sản phẩm của họ. Tuy nhiên, do sự phát triển sản xuất, sở hữu công cộng của giai đoạn đầu đó nó không còn tồn tại. Ph.Ăngghen đã dành riêng tên gọi các quan hệ sản xuất trong thời đại giã man đó là chế độ sở hữu “tách riêng”.[16;91 – 245]

Giai cấp thống trị đã chiếm đoạt tư liệu sản xuất. Lúc đầu, chế độ tư hữu bắt đầu với việc chiếm hữu về súc vật. Và chính tình trạng sản phẩm dư thừa ổn định đã mở đường cho việc trao đổi thường xuyên: Khi những đàn gia súc bắt đầu chuyển thành sở hữu tư nhân thì sự trao đổi giữa cá nhân với nhau ngày càng thắng thế. Những vật phẩm chủ yếu mà các bộ lạc du mục trao đổi với những bộ lạc lân cạnh, là gia súc. Gia súc được xem là đối tượng nhất của trao đổi của chế độ cở hữu tách riêng. Với sự hình thành và tiến hóa nhanh chóng của chế độ sở hữu tách riêng đã trở thành tiền đề kinh tế cho sự thanh thế hợp quy luật của thị tộc mẫu hệ thành gia đình phụ hệ. Các mối liên hệ dòng họ về đằng mẹ đã bị rạn nứt dưới sức ép của các mầm

móng của chế độ tư hữu đang bứt ra khỏi các công xã. Sự trao đổi làm tách biệt người sản xuất và người tiêu dùng đã thúc đẩy quá trình tư hữu.

Như vậy, chế độ tư hữu gắn liền với sự phát triển của công xã với tính cách là trung tâm địa phương, là điểm tập trung, là tế bào cơ sở của đời sống kinh tế trong xã hội nguyên thủy. Điều này đã làm xuất hiện những quan hệ sản xuất đối kháng đã chín muồi làm lung lay và phá hủy các truyền thống của công xã và đặc biệt với sự ra đời của tư hữu đã mở ra sự khác biệt về tài sản và đối kháng giai cấp.

Ngoài chế độ sở hữu riêng về súc vật trong tác phẩm của mình Ph.Ăngghen còn phân tích về sự biến đổi từ chế độ sở hữu tách riêng về ruộng đất thành chế độ tư hữu. Ph.Ăngghen viết: “Mảnh đất đầu tiên chuyển thành quyền sở hữu tư nhân của một cá nhân riêng lẻ là mảnh đất có ngôi nhà xây trên đó. Tính bất khả xâm phạm của chổ ở - đó là cở sở của bất kỳ sự tự do cá nhân nào đã được chuyển từ chiếc lều cơ động của người du mục sang ngôi nhà gỗ của người nông dân định canh và dần dần biến thành quyền sở hữu hoàn toàn đối với trang trại. Điều đó đã xảy ra thời Ta - xit. Trang trại của người Giéc - manh tự do, chắc chắn lúc đó đã được tách ra khỏi mac - cơ và như vậy đã trở thành nơi “không thể vào” được đối với các chức sắc của mac – cơ là nơi trú ẩn chắc chắn những kẻ chạy trốn… Vì rằng tính chất thiêng liêng của nhà ở không phải là hệ quả mà là nguyên nhân của viêc nó trở thành tài sản tư hữu” [14;88 – 89].

Các giai đoạn phát sinh của chế độ tư hữu đối với ruộng đất gắn bó chặt chẽ, về thực chất, và đồng thời với các giai đoạn phát triển của công xã đi tới thị tộc cũ gia đình, sau đó tới thôn xóm và sự tan rã của hình thức sau cùng thành các hộ giàu có và những người bần cùng không có ruộng. Chế độ tư hữu là phương tiện làm tan rã công xã.

Bản chất của chế độ tư hữu là khả năng chi phối các tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Việc chi phối này ngày càng thể hiện trong việc trao đổi đó là: chuyển nhượng, chiếm hữu bán và mua. Đặc biệt là khi tiền kim loại,

tiền đúc ra đời đã xem là một thủ đoạn thống trị mới của kẻ thống trị, của kẻ không sản xuất đối với người sản xuất và đối với sản xuất của người này. Tức là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất: ruộng đất và tiền thì có vai trò chi phối các giai cấp không nắm tư liệu sản xuất.

Ph.Ăngghen đã phân tích các mặt của chế độ tư hữu đó là quan hệ sử dụng, chiếm hữu và chi phối đã hình thành trong quá trình hình thành các thiết chế của chế độ tư hữu. Chiếm hữu với tính cách là khả năng sử dụng lâu dài (hoặc khả năng dài hạn, hoặc khả năng biến đổi trong quá trình trao đổi), các thuộc tính của sở hữu tách riêng là trung tâm điểm của các quan hệ sở hữu ấy. Tức quan hệ chiếm hữu này việc giành được với tính chất là chiếm đoạt của những người có tư liệu sản xuất. Trong ba quyền của chế độ tư hữu thì trong ba quyền đó chi phối được xem là quyền với tính chất là đỉnh cao của quan hệ sở hữu tư nhân đã đạt tới cực điểm đặc biệt, khi xuất hiện quy chế di chúc lại tài sản, ruộng đất, gia súc, nô lệ, xa xỉ phẩm, nhà cửa, tiền nông,… của những người chủ sở hữu cho người thừa kế nhất định mà anh ta có ý lựa chọn từ khi còn sống. Còn quyền sử dụng - là sự tiêu dùng những tiền đề của sản xuất. Chiếm hữu là đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt xã hội cho quyền sử dụng của một chủ thể nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Phân phối hay sở hữu toàn bộ là mối liên hệ liên quan tới việc giải quyết số phận của đối tượng sở hữu, cho đến lúc nó được chuyển nhượng.

Như thế, chế độ tư hữu phát triển lên từ quỹ xã hội (bảo hiểm, thờ phụng…) và các chiến lợi phẩm nằm trong nó, cùng với sự phát triển của trao đổi và buôn bán. Đối tượng đầu tiên của hình thức sở hữu mới là động sản (tài sản dễ chuyên chở và chuyển nhượng đầu tiên là gia súc sau đó là vũ khí và công cụ lao động, đồ vật xa xỉ và nô lệ. Sau đó, đối tượng của chế độ tư hữu là nhà cửa, trang tại, vườn tược). Tính chất hai mặt của sở hữu của giai đoạn quá độ là ở chổ động sản đã trở thành tài sản tư hữu, song bất động sản (trước hết là đất đai) vấn còn là tài sản của tập thể, của xã hội.

Việc đất đai chuyển thành tài sản tư hữu đã mở ra một thời kỳ cho vai trò quyết định của nó trong đời sống xã hội. Và cuối cùng, việc xuất hiện lưu

Một phần của tài liệu THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM PH ĂNGGHEN VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC (Trang 50 -72 )

×